7. Khung lý thuyết:
2.6. Một số nguyên nhân dẫn tới định hướng nghề nghiệp của sinh
viên sau khi ra trường hiện nay.
- Do sự biến đổi cơ chế phân công lao động trong xã hội
Cùng với sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, thị trường sức lao động, thì trường việc làm cũng hình thành với quy mô ngày một lớn, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề mới và phức tạp.
Trước đây, theo quy mô của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, vấn đề việc làm và vấn đề sử dụng sức lao động về cơ bản được nhà nước kế hoạch hoá, dựa vào kế hoạch đó nhà nước giao kế hoạch đào tạo và kế hoạch phân công công tác cho người tốt nghiệp. Ngày nay, trong điều kiện xã hội đang đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc, vấn đề việc làm sử dụng và đào tạo người lao động cũng phải chịu nhiều tác động của các qui luậy thị trường như qui luật cung - cầu, thừa thiếu, biến động giá cả và thị trường... Con người dần dần hiểu ra rằng cần phải chủ động, phải năng động hơn trong sản xuất kinh doanh, trong công tác, trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm, phải biết tính toán hiệu quả kinh tế, biết chấp nhận cạnh tranh, biết lo lắng thường xuyên, tự nâng cao trình độ và năng lực để tồn tại mà không bị đào thải, để tự phát triển mà không bị lạc hậu...
Hơn bao giờ hết, con người phải tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình theo những định hướng mới, đòi hỏi phải biết hài hoà lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân trên cơ sở nỗ lực chủ quan của từng người trong từng gia đình, từng tập thể, từng cộng đồng.
Từng quen với quan niệm bao cấp, quan niệm coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, người lao động đã phải phải thay đổi cách nhìn nhận; lối sống và hoạt động của mình, kết quả là năm 1999, trên toàn quốc có 1.178.122 người thất nghiệp, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chung cả nước là 7.2%, ở nông thôn tình hình này còn cao hơn (dao động khoảng 60- 63 %). Như vậy bình quân từ năm 1996 – 1999 số lao động thất nghiệp tăng 16% và những năm sau có xu hướng tăng cao hơn những năm trước. Thanh niên, sinh viên cũng không nằm ngoài lẽ đó.
Hiện nay hàng năm nước ta có khoảng 10.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đây là một lực lượng quan trọng bổ sung cho nguồn lao động xã hội. Song chỉ một bộ phận nhỏ sinh viên sau khi ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo, tình hình thất nghiệp hoặc làm việc không đúng ngành nghề đang là tình trạng phổ biến và là nỗi trăn trở của sinh viên trong toàn xã hội. Theo báo cáo của Uỷ ban Thanh niên việt nam thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm là rất cao và tỷ lệ này ngày một gia tăng. Hiện nay còn trên dưới 14.000 sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm. Theo số liệu của BLĐTB&XH năm 2000 thì trong số sinh viên thất nghiệp hiện nay có 20% trình độ khá giỏi, 20% học những ngành ít có nhu cầu tuyển dụng, 60% tuy được đào tạo ngành có nhu cầu tuyển dụng song còn thiếu kiến thức về ngoại ngữ, vi tính.
Sinh viên thất nghiệp các trường tìm việc làm ở mọi nơi, mọi chốn trong các thành phố lớn. Trừ một số sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả có điều kiện học thêm bằng đại học thứ 2, 3 hoặc có vốn mở các cửa hàng, cửa hiệu dịch vụ, còn lại số đông sinh viên phải kiếm mọi việc để có
tiền sinh sống và học thêm. Họ làm đủ việc từ gia sư, lao động phổ thông đến các việc làm trái pháp luật... Từ thực trạng trên đã nảy sinh trong họ những biến động phức tạp về tư tưởng, tâm lý bi quan, chán nản, thiếu tin tưởng vào tương lai và nảy sinh các yếu tố tiêu cực khác. Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ tới sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, tới các bậc cha mẹ và tạo sức ép cho xã hội, thúc đẩy sinh viên tích cực hơn trong học tập. Tích luỹ kiến thức và có các kiến thức chuẩn bị việc làm ngay từ khi còn đang học như học thêm và làm thêm để họ không còn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp như đã nêu trên.
Mặt khác, trong thời kỳ bao cấp mọi sinh viên đều được hưởng một khoản học bổng để đủ trang trải trong sinh hoạt và học tập. Sinh viên được bao cấp mọi thứ từ học phí cho các khoản chi phí cho ăn ở, tài liệu, sách vở... thời điểm đó hiếm thấy sinh viên đi làm thêm (sinh viên vừa đi học vừa đi làm). Ngày nay, trong cơ chế thị trường Nhà nước xoá bỏ chế độ bao cấp học bổng chỉ cấp cho những sinh viên học giỏi và trợ cấp cho một số đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Vì vậy phần lớn sinh viên theo học phải tự túc kinh phí, từ tiền điện nước ăn ở mua tài liệu học tập. Sự biến đổi trong thể chế kinh tế - chính trị - xã hội đó đã chi phối rất nhiều tính cách của sinh viên. Ngày nay trong điều kiện xã hội đang đổi mới toàn diện sâu sắc, sinh viên dần hiểu ra rằng họ cần phải chủ động tích cực, phải năng động trong học tập cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh viên phải chủ động, từ tìm việc làm, tạo ra việc làm trong các thành phần kinh tế, không nhất thiết vào biên chế Nhà nước như trước đây thì việc làm mới được coi là có giá trị. Họ phải biết cách học tập, lên kế hoạch, tính toán để tồn tại và phát triển, thích ứng kịp thời với cạnh tranh của thị trường lao động việc làm. Chân dung của sinh viên ngày nay là một lớp trẻ năng động, sáng tạo, có tri thức, có ý thức trách nhiệm với chính bản thân mình và xã hội, với một hành trang được chuẩn bị đã đủ và kỹ lưỡng để sẵn sàng bước
vào đời, xứng đáng là nguồn lực chủ yếu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, quá trình biến đổi xã hội kéo theo sự biến đổi trong cơ chế phân công lao động trong xã hội cùng với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động - việc làm đã tác động rất nhiều đến đặc điểm cá nhân và nhận thức của sinh viên. Sự thay đổi trong nhận thức của sinh viên nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động - việc làm, là một yếu tố quan trọng quyết định những thành công cũng như thất bại của họ trên các lĩnh vực học tập và tìm kiếm việc làm. Nói như Weber thì đó là đặc trưng cá nhân quyết định sự phân tầng của xã hội. Điều đáng chú ý là nhiều đặc điểm của sinh viên hiện nay so với trước đã có sự thay đổi, thậm chí có những đặc điểm dường như trái ngược nhau. Nhưng đó là một sự chuyển đổi cần thiết để thích nghi và phát triển trong một hoàn cảnh đổi mới. Những đặc điểm như năng động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và chuẩn bị tìm việc làm.... luôn là một lợi thế giúp cho sinh viên có ý chí vượt qua những xáo động tâm lý, những trở ngại, tích cực, chủ động, thích nghi với đổi mới, mở cửa để vươn lên trong cuộc sống, trong quá trình học tập, tìm kiếm cơ hội việc làm và giao tiếp tạo lập các mối quan hệ xã hội sau này.
- Do sự chênh lệch cán cân cung - cầu trên thị trƣờng lao động – việc làm
Lao động, việc làm và nghề nghiệp luôn là mối quan tâm của toàn xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng. Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học đều khẳng định nhu cầu có nghề nghiệp, việc làm là một trong những nhu cầu chủ yếu của thanh niên sinh viên hiện nay. Nhu cầu việc làm lớn nhưng thanh niên, sinh viên đang đứng trước rất nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất là khả năng giải quyết việc làm cho thanh niên, sinh viên của thị trường lao động - việc làm còn rất hạn chế. Hay nói cách khác
là nguồn "Cung" về lao động hiện nay quá lớn mà "Cầu" của thị trường lao động lại không nhiều. Mặt khác, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của sinh viên cũng như cơ cấu đào tạo chưa thích ứng được với yêu cầu của xã hội và của thị trường lao động việc làm, hầu như thanh niên không có chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ hay chất lượng đào tạo chưa cao trong khi thị trường sức lao động đòi hỏi tuyển dụng người lao động có nghề nghiệp chuyên môn nhất định phải thông thạo ngoại ngữ vi tính. Chính vì vậy thanh niên, sinh viên phải có một sự chuẩn bị nghề nghiệp nhất định để có thể tham gia thị trường lao động việc làm. Trên thực tế, thị trường lao động đòi hỏi cao như vậy, tuy nhiên sự bất cập giữa đào tạo và sử dụng lao động vẫn còn tồn tại. Khảo sát các khu chế xuất trên địa bàn thành phố cho thấy số lao động được tuyển dụng chỉ đáp ứng được từ 20 - 30% nhu cầu, còn 70 - 80% phải tuyển lao động phổ thông để đào tạo, thậm chí số đã qua đào tạo cũng phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung mới có thể bố trí vào dây chuyền sản xuất.
Qua số liệu thống kê “Tình hình tuyển dụng lao động có trình độ công nghệ” qua đào tạo của 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy chỉ có 31.9% số lao động tham gia thi tuyển đạt được yêu cầu cần tuyển dụng, trong đó có những doanh nghiệp không tuyển được người nào như Hồng Thuận, Thuận Xương, Strongman... Rõ ràng nguồn lao động hiện nay hết sức dồi dào và đang có xu hướng tăng nhanh do tình hình bùng nổ dân số những năm trước, nhưng đang mất cân đối một cách nghiêm trọng, thiếu hẳn đội ngũ lao động có chất lượng cao và đồng bộ.
Vấn đề đào tạo và sử dụng lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong điều kiện kinh tế thị trường khi sức lao động và chất xám được trở thành hàng hoá đòi hỏi nhà trườngp hải đào tạo sinh viên có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực kinh tế xã hội. Mặt khác, từ thực tế
cuộc sống đã tác động trở lại làm cho sinh viên tích cực học tập rèn luyện để khi ra trường có việc làm.
Từ những phân tích trên có thể thấy một sự chênh lệch trong cán cân cung cầu của thị trường lao động hiện nay. Nhu cầu việc làm của sinh viên là rất lớn tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan lại không nhiều. Mặt khác, sự không hợp lý giữa đào tạo và đòi hỏi thị trường lao động vẫn tồn tại. Nhu cầu về các dạng lao động chuyên môn vẫn nhiều. Tuy nhiên trình độ của sinh viên tốt nghiệp lại không đáp ứng được. Do vậy tỷ lệ sinh viên ra trường không có việc làm vẫn tăng lên trong những năm gần đây. Đây là một nguyên nhân dẫn đến hoạt động chuẩn bị việc làm của sinh viên. Rõ ràng chỉ thông qua các hoạt động học tập, đi làm thêm và chuẩn bị việc làm thì sinh viên mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động việc làm, mới có thể được việc làm trong giai đoạn cung nhiều, cầu ít của thị trường lao động hiện nay. Như vậy, nhận thức của sinh viên về yêu cầu của thị trường quy định hành vi chuẩn bị việc làm sau khi tốt nghiệp của họ. Để đạt được mong muốn, mục đích sinh viên phải tích cực chủ động trong quá trình học tập và làm thêm nhằm tích luỹ "vốn kiến thức", "vốn xã hội", "vốn văn hoá" tạo sự tự tin cho quá trình tham gia thị trường lao động việc làm sau này.
- Do nhu cầu của sinh viên về việc làm và nơi làm việc sau khi ra trƣờng ngày càng cao
Sinh viên ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn rất cao đối với công việc trong tương lai. Tuy nhiên thị trường lao động việc làm lại rất hạn hẹp. Trong khi nhu cầu việc làm của sinh viên (cung) quá lớn mà nhu cầu tuyển dụng lao động (cầu) của thị trường lao động thì quá nhỏ. Chính điều này đã bắt buộc mỗi sinh viên phải có sự chuẩn bị kiếm tìm cơ hội việc làm từ trước khi khả năng tiếp cận thị trường lao động việc làm sau khi tốt nghiệp
mới cao. Mới có thể làm được đúng ngành nghề mà mình mong muốn. Vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể ở dưới đây.
Nhận thức của sinh viên về việc làm sau khi ra trường.
Môi trường đại học là một môi trường xã hội hoá toàn diện đối với mỗi sinh viên, trong những năm tháng ở trường Đại học thì những quan niệm cũng như những định hướng giá trị của sinh viên đã biễn đổi so với thời kỳ trước. Sự biến đổi này còn diễn ra giữa các năm học của sinh viên, những giá trị hạt nhân như nghề nghiệp, cuộc sống tự lập, tính chủ động, sáng tạo đã được tính tới. Sinh viên ngày nay càng có xu hướng thiên về cá nhân chủ nghĩa và thực tế, lý tưởng của họ vẫn bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường. Trong sự biến đổi đó không thể không nhắc tới sự biến đổi về xu hướng chọn việc làm của sinh viên.
Trong suốt quá trình học tập và làm thêm khi còn học ở đại học, mỗi sinh viên đã luôn định hình sẵn cho mình loại hình thị trường lao động mà họ sẽ tham gia cũng như loại hình và tính chất công việc mà họ dự định làm sau khi ra trường. Có những sinh viên thì những việc làm thêm hiện tại có thể sẽ là những công việc của họ sẽ làm trong tương lai. Ngược lại có những sinh viên thì công việc làm thêm chỉ là những bước tạo đà và chuẩn bị tích luỹ kinh nghiệm, khoa học.... nhằm phục vụ cho việc làm "lý tưởng" mà họ đã chọn lựa sau khi ra trường.
Tiếp cận trên khái niệm thị trường lao động "kép" của Richard Edwords có thể phân chia thị trường lao động gồm hai khu vực.
1. Khu vực trung tâm - thị trường lao động hạng nhất, gồm những loại công việc được trả công cao và có uy tín xã hội. Những lao động nghề nghiệp "cổ trắng" tức là những lao động chuyên môn gồm bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, luật sư... thuộc thị trường lao động hạng nhất.
2. Khu vực ngoại vi - thị trường hạng hai gồm những việc làm nặng nhọc và tiền công thấp, chế độ bảo hiểm xã hội và phúc lợi kém, uy tín xã hội không cao... lao động cổ xanh, lao động cổ hồng thuộc thị trường lao động thứ hai này.
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cơ cấu thị trường lao động xã hội có thể phát hiện được xu hướng phân hoá và chuyên môn hoá lao động trong xã hội hiện đại. Một số tác giả dự báo rằng, khoảng cách giữa 2 thị trường lao động ngày một tăng lên. Một số nghề được trả công ngày càng cao, được nhiều người hâm mộ, coi trọng trong khi một số nghề khác bị coi rẻ, trả công thấp. Tuy nhiên với sự bùng nổ thông tin và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ ứng dụng trong sản xuất, biến đổi ngành nghề theo xu hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá, đòi hỏi các cá nhân phải năng động, sáng tạo và không ngừng trau dồi năng lực phẩm chất và các kỹ năng lao động.
Dưới tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường thì nhu cầu của sinh viên ngày càng cao hơn, họ ngày càng thực tế hơn. Đa phần sinh viên