Những yếu tố tác động đến định hƣớng nghề nghiệp của sinh viên

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 54)

7. Khung lý thuyết:

2.2Những yếu tố tác động đến định hƣớng nghề nghiệp của sinh viên

sau này ra trường có thu nhập cao là ngành Y, kế toán, ...nhưng đối với trường Nhân văn thì để ra trường có thu nhập cao so với những ngành khác là khó hơn mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố qua nghiên cứu như sau:

Để có một nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao các bạn sinh viên ngành văn học cho rằng yếu tố học giỏi và bố mẹ có chức quyền, có điều kiện kinh tế rất quan trọng. Các bạn ngành xã hội học và ngành du lịch đều cho rằng yếu tố quan trọng ở đây là phải có quan hệ xã hội tốt (18,7%). Các bạn khoa lưu trữ thì cho rằng anh em họ hàng có chức quyền (20,3%), các yếu tố khác (29,6%) và yếu tố may mắn là rất quan trọng (18,0%).

Qua những yếu tố trên đây phải nói rằng mỗi cá nhân ngoài yếu tố nội tại của chính mình là học giỏi thì phải tính đến các yếu tố khác như gia đình có kinh tế, có quan hệ, sự năng động cộng thêm yếu tố may mắn đều là những yếu tố quan trọng để có cơ hội lựa chọn công việc tốt. Những nhân tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên:

2.2 Những yếu tố tác động đến định hƣớng nghề nghiệp của sinh viên sinh viên

2.2.1. Tác động của gia đình đến định hƣớng nghề nghiệp của sinh viên:

Để tìm hiểu sự tác động của gia đình tới việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên chúng tôi đã tìm hiểu qua câu hỏi: “Gia đình bạn có tham gia vào quá trình định hướng nghề nghiệp của bạn không? và gia đình bạn tham gia ở mức độ nào?” và chúng tôi đưa ra bốn thang đo cơ bản

- Bố mẹ hoàn toàn chọn nghề cho bạn - Bố mẹ chỉ tham gia góp ý và bạn tự chọn

- Bố mẹ bạn hoàn toàn không tham gia và bạn tự chọn

- Bạn và các thành viên trong gia đình cùng bàn bạc và đưa ra quyết định

Kết quả cho thấy:

Bảng 11: Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với sinh viên Định hướng Tần số Tần suất (%) Bố mẹ chọn 20 5.0 Tự chọn 110 27.6 Bố mẹ góp ý 174 43.7 Bạn&GĐ cùng bàn 94 23.6 Tổng 398 100.0

Sau khi thu thập ý kiến của sinh viên chúng tôi có kết quả như sau: Sinh viên tự chọn chiếm 27,6%, bố mẹ góp ý chiếm 43,7%, sinh viên và gia đình cùng bàn 23,6%, tỷ lệ bố mẹ chọn chiếm 5,0%. Điều này cho thấy số sinh viên được bố mẹ góp ý khá cao vào việc định hướng bởi xuất phát từ quan niệm cũ phần lớn trong các gia đình việt nam vẫn muốn con cái theo nghề của mình hoặc thông qua các mối quan hệ của họ để xin việc cho con cái. Điều này cho thấy, các bậc phụ huynh đã can thiệp sâu vào

quá trình xin việc của con cái họ. Việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của sinh viên phải xuất phát từ chính cá nhân đó là nhân tố quyết định sự thành công trong công việc vì thành công chỉ có thể đến từ niềm đam mê của con cái họ.

Chúng ta đều biết, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi cá nhân để từng bước trở thành con người của xã hội. Xã hội hoá cá nhân có kết quả tích cực hay tiêu cực là do sự đóng góp một phần của môi trường gia đình. Tiểu văn hoá gia đình sẽ ảnh hưởng đến hành vi nhận thức của mỗi cá nhân và đi theo họ suốt cuộc đời.

Đề cập tới gia đình với tư cách là một yếu tố tác động tới thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, tôi xin phân tích ở khía cạnh như sau:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế gia đình có tác động trực tiếp đến tình hình việc làm của sinh viên. Những gia đình khá giả sẽ tạo điều kiện cho con em họ tìm kiếm việc làm dễ hơn so với gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, những sinh viên có ưu thế về mặt kinh tế sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với những tư liệu học tập. Điều kiện kinh tế gia đình không những tác động vào việc lựa chọn trường hoc, quá trình học tập của sinh viên mà còn tác động vào cuộc sống của họ ngay sau khi ra trường. Người sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu có chỗ dựa về mặt kinh tế sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ví dụ nếu có nguồn tài chính, sinh viên sẽ có điều kiện đi học tiếp để nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng thêm về mặt tri thức… Như vậy kinh tế gia đình là yếu tố quan trọng không thể phủ nhận trong quá trình tìm việc làm của sinh viên.

Thứ hai, đó là các mối quan hệ xã hội của các thành viên trong gia đình. Hiện nay khi cơ chế thị trường đã ngày càng tác động ảnh hưởng đến mỗi cá nhân thì để có được một việc làm thích hợp cũng trở nên ngày càng

khó khăn. Thông qua mạng lưới xã hội, nếu gia đình của họ có mối quan hệ rộng rãi thì vấn đề việc làm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi phỏng vấn những sinh viên đã có việc làm cũng như chưa có việc làm thì tất cả đều thừa nhận và cho rằng sự quen biết của gia đình luôn là một lợi thế để có được một việc làm.

“Cái quan trọng nhất mình phải có mối quan hệ rộng rãi, mạnh dạn và linh hoạt. Nếu như bố mẹ em có nhiều mối quan hệ thì em sẽ rất có lợi đấy, chứ nếu không thì khó kiếm việc làm lắm” – Nữ, K47, Khoa Xã hội học Trường ĐHKHXH&NV.

Một ý kiến khác: “Chị có công việc này là do quen biết vì công ty này là của chú chị”- Nữ, K46, Khoa Xã hội học Trường ĐHKHXH&NV.

Mặc dù vậy, kinh tế gia đình và các mối quan hệ xung quanh cá nhân chỉ được thừa nhận như một lợi thế rất nhỏ bởi thực tế cho thấy những sinh viên nếu giỏi thực sự thì xin việc và ổn định việc làm là điều hết sức hiển nhiên

“…nếu có các mối quan hệ xã hội thì đương nhiên sẽ có cơ hội tốt hơn, nhưng theo tôi nhận xét những người học ở khoa mình ra đa số nhà không phải ở Hà nội và gia đình cũng không được khá giả nên phải tự tìm việc là chính. Nên đối với những người đó thì bằng cấp phải quan trọng hơn các mối quan hệ xã hội”- Nữ, k46, Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV.

Như vậy các mối quan hệ xã hội, sự quen biết của các thành viên trong gia đình có một ảnh hưởng nhất định, tạo lợi thế lớn cho sinh viên trong quá trình tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Có thể khẳng định rằng đây là một yếu tố không thể bỏ qua khi phân tích những tác động trọng việc định hướng việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Như vây, việc tham gia định hướng cho con cái về ngành học cũng như về công việc trong tương lai của các bậc cha mẹ thể hiện sự quan tâm cũng như kinh nghiệm và sự hiểu biết của cha mẹ đối với con cái trong những năm cuối của trường đại học nhưng việc định hướng, tìm hiểu và động viên con cái học tập cần một quá trình lâu dài liên tục ngay khi còn học tại môi trường phổ thông trung học. Thông qua các mạng lưới quan hệ xã hội của cha mẹ cũng như điều kiện kinh tế cha mẹ không nên can thiệp sâu vào sở thích và sở trường của con vì nếu như người con của họ chỉ biết nghe lời bố mẹ mà không nhận ra đâu là sở thích và khả năng của mình thì hậu quả là họ bị “gán nhãn”, ra trường họ cũng nhận được một công việc của cha mẹ yêu thích chứ không phải của chính họ.

Cách cha mẹ can thiệp sâu vào việc lựa chọn ngành học cũng như định hướng công việc cho con cái ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc của con cái họ trong tương lai bởi lẽ ngành học, công việc được xin cho họ không có sự đam mê yêu thích, không xuất phát từ chính cá nhân họ và không tìm hiểu con họ thích gì, khả năng họ như thế nào. Cha mẹ đã gián tiếp đặt họ vào những vị trí không thích hợp với chuyên môn và năng lực của họ. Như vậy từ những sự quan tâm rất nhỏ đã làm ảnh hưởng và gây lãng phí nguồn nhân lực của xã hội sau này.

Bảng 12: Mối liên hệ giữa nơi sinh của sinh viên với gia đình lựa chọn nghề nghiệp cho con cái (%)

Lựa chọn

Nơi sinh

Nơi sinh Thành

phố Nông thôn Miền núi Tổng

Bố mẹ chọn 55.0 35.0 10.0 100.0% Tự chọn 30.9 51.8 17.3 100.0% Bố mẹ góp ý 32.2 52.3 15.5 100.0% Bạn & GĐ cùng bàn 44.7 47.9 7.4 100.0% Tỷ lệ 35.9 50.3 13.8 100.0%

Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy sự khác biệt giữa khu vực sinh sống và việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Tỷ lệ sinh viên sống ở nông thôn có bố mẹ định hướng nghề nghiệp khác với tỷ lệ định hướng của bố mẹ cho sinh viên sống ở thành phố (nông thôn là 35,0%, thành phố 55,0%), tỷ lệ sinh viên tự chọn (nông thôn là 51.8%, thành phố 30.9%); bố mẹ góp ý (nông thôn 52.3%, thành phố là 32.2%); Bạn và gia đình cùng bàn bạc (nông thôn là 47.9%, thành phố là 44.7%).

Sinh viên nơi sinh tại nông thôn chủ động hơn sinh viên nơi sinh tại thành phố trong việc định hướng nghề nghiệp. Sinh viên thành phố phụ thuộc vào bố mẹ cũng như việc tự chọn cho mình một định hướng việc làm sau này. Bố mẹ góp ý kiến ở nông thôn cao hơn ở thành thị, điều này cũng dễ hiểu bố mẹ sinh viên sống ở nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp. Bố mẹ sinh viên ở các thành thị buôn bán (có kinh tế) hoặc làm việc trong các cơ quan đoàn thể có được những mạng lưới thông tin, những mối quan hệ về

kiếm việc làm cho con cái mà không cần góp ý cho con. Ngược lại tỷ lệ bố mẹ và con cái cùng bàn bạc ở nông thôn cao hơn ở thành phố trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái sau này.

Bảng 13: Mối liên hệ giữa học lực với việc gia đình tham gia lựa chọn cho con cái (%)

Lựa chọn Học lực Học lực Tổng Giỏi (trên8.0) Khá (7.0- 8.0) Trung bình (6.0-7.0) TB kém (5.0- 6.0) Bố mẹ chọn 15.0% 65.0% 20.0% 100,0% Tự chọn 8.2% 58.2% 32.7% 0.9% 100,0% Bố mẹ góp ý 15.4% 66.7% 17.9% 100,0% Bạn&GĐ cùng bàn 14.9% 66.0% 19.1% 100,0% Tỷ lệ 11.1% 63.8% 24.9% 0.3% 100,0%

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy được tỷ lệ sinh viên học lực giỏi có bố mẹ tham gia lựa chọn là rất thấp (15%) so với số sinh viên có học lực khá (65%) và trung bình (20%). Điều này cho thấy sinh viên học giỏi tự tin vào học lực của mình và đã chủ động định hướng cho mình một con đường rõ ràng trong công việc sau này, trong khi sinh viên có học lực khá và trung bình không tin vào khả năng của mình, họ phụ thuộc bởi gia đình hay

những yếu tố khác như cơ hội và may mắn. Như chúng ta biết, hiện nay vẫn tồn tại một số tình trạng học sinh giỏi ra trường bị thất nghiệp hay tìm được việc làm không đúng như mong muốn và sở thích của họ. Bên cạnh đó số sinh viên có học lực kém hơn vẫn có những việc làm với mức thu nhập hết sức thỏa đáng lý do vì họ có lợi thế về gia đình như kinh tế, có những mối quan hệ của gia đình và việc làm đến với họ hết sức dễ dàng. Đây cũng là lý do số sinh viên chỉ đạt học lực khá và trung bình vì họ không có động lực phấn đấu trong quá trình học tập, hướng tới mục tiêu cuối cùng là có được yêu thích. Họ đã được gia đình đặt ra trước một công việc và mức lương tạm ổn và cho dù không thích nhưng họ vẫn bằng lòng với sự xếp đặt đó. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nhóm sinh viên có học lực khá và học lực trung bình không tự chủ động trong việc định hướng việc làm sau khi ra trường như nhóm sinh viên có học lực giỏi, họ phụ thuộc vào gia đình và các yếu tố khác như cơ hội, may mắn.

2.2.2 Tác động của Nhà trƣờng đến định hƣớng nghề nghiệp của sinh viên:

Để tìm hiểu vai trò của nhà trường đối với định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường trước tiên chúng tôi có đưa ra câu hỏi cho sinh viên “Đánh giá chung về chất lượng đào tạo của trường bạn” kết quả như sau:

Bảng 14: Đánh giá chung của sinh viên về chất lượng đào tạo của trường

Các yếu tố Các mức độ quyết định Tỷ lệ % Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Chất lượng bài giảng 4.5 42.2 44.7 8.5 100%

Phương tiện kỹ

thuật 3.0 23.6 46.7

26.6 100%

Cơ sở vật chất 3.0 27.6 46.2 23.1 100%

Thầy cô giáo 9.3 49.2 33.9 7.5 100%

Nhìn chung sinh viên tập trung đánh giá ở mức độ bình thường. Bên cạnh đó cũng nhấn mạnh các yếu tố:

- Đánh giá về chất lượng bài giảng tốt 42.2% - Đánh giá về Phương tiện kỹ thuật tốt 23.6% - Đánh giá về Cơ sở vật chất tốt 27.6%

- Đánh giá về Thầy cô giáo tốt 49.2%

Đây là những nhận định và đánh giá của sinh viên về việc giảng dạy cũng như về phương tiện cơ sở vật chất của nhà trường là tốt. Những con số này minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng cũng như việc truyền đạt tri thức, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường.

Thông qua bảng số liệu lý do chọn ngành của sinh viên trước kkhi vào trường và sau ba năm có yêu thích ngành học hay không thì số liệu Đánh giá chung của sinh viên về chất lượng đào tạo của trường chứng tỏ nguyên nhân của việc thay đổi lựa chọn ngành yêu thích và sau ba năm học có còn yêu thích hay không là do sở thích và sở trường của sinh viên bộc lộ rõ ràng hơn dẫn đến sự thay đổi chiếm đến 11.6%, những sinh viên có sự thay đổi này nếu như có một định hướng với một quyết tâm rõ ràng thì để có một việc làm sau khi ra trường là không khó nhưng nếu họ lưỡng lự hoặc chỉ biết rằng mình không thích ngành học này mà không quyết tâm và có định hướng rõ ràng về sự thay đổi này thì họ chính là những sinh viên có

dấu hiệu bị thất nghiệp sau khi ra trường bởi họ chính là những sinh viên không có mục đích và hướng đến mục tiêu việc làm trong tương lai.

Sự giáo dục từ phía nhà trường đóng vai trò rất lớn. Mỗi cá nhân sinh ra nhận được sự giáo dục đầu tiên là từ gia đình nhưng quá trình phát triển nhân cách và học hỏi các kỹ năng của cuộc sống thì chủ yếu lại diễn ra trong môi trường của Nhà trường. Nhà trường chính là nơi bồi dưỡng nhân cách, tích luỹ thêm tri thức để cá nhân có thể tự tin bước vào cuộc sống. Vì vậy việc đào tạo trong trường Đại học là vô cùng quan trọng, nó quyết định phong cách làm việc của sinh viên sau này.

Chúng ta đều biết, ngành học quyết định một phần tới nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên thực tế giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu cho sinh viên ra trường đa dạng hơn. Nếu như một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế Web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch...và rất nhiều người có thể làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình liên tục và kéo dài trong suốt quá trình học tập. Tức là sinh viên hiện nay sau khi đã lựa chọn ngành nghề ở trường đại học sinh viên năm thứ nhất

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay (Trang 54)