dùng xanh như nhau
H1: Người tiêu dùng có trình độ học vấn khác nhau thì có hành vi tiêu dùng xanh khác nhau
Bảng trên thể hiện kết quả Levene. Trong bảng này ta có p-value = 0,677 > 0,05 chấp nhận giả thuyết H0 phương sai các nhóm không khác nhau có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.
Nhìn vào kết quả kiểm định ANOVA có p-value = 0,943 > 0,05
chấp nhận giả thuyết H0 không có sự khác biệt về giá trị trung bình của hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Ở các trình độ học vấn khác nhau thì có hành vi tiêu dùng xanh như nhau bởi vì có thể giữa những người có trình độ khác nhau thì họ có nhận thức như nhau về vấn đề tiêu dùng các sản phẩm xanh hoặc do các sản phẩm xanh thường là cần thiết nên nhu cầu mua sản phẩm này là như nhau.
4.4.5 Hành vi tiêu dùng xanh với người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau khác nhau
Bảng 4.13 Kết quả phân tích ANOVA với người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau
Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA
F P F p
1,312 0,261 0,913 0,474
Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp năm 2013
Kiểm định Levene
H0: Phương sai tổng thể đồng nhất H1: Phương sai tổng thể không đồng nhất
Kiểm định T test
H0: Người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau thì có hành vi tiêu dùng xanh như nhau
H1: Người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau thì có hành vi tiêu dùng xanh khác nhau
P-value của kiểm định Levene = 0,261 > 0,05 như vậy có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H0: phương sai tổng thể là đồng nhất với mức ý nghĩa 5%.
Nhìn vào kết quả kiểm định ANOVA có p-value = 0,474 > 0,05 chấp nhận giả thuyết H0, không có sự khác biệt giữa những người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau với hành vi tiêu dùng xanh. Vì sản phẩm xanh là những sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường, thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, không phân biệt cho những nghề nghiệp khác nhau và do một phần là ý thức của người tiêu dùng ở thành phố cao nên không có sự khác biệt giữa nghề nghiệp với hành vi tiêu dùng xanh.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP TIÊU DÙNG XANH
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Trước khi đề ra một số giải pháp để thúc đẩy hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của người dân quận Ninh Kiều, tác giả đã dựa trên một số kết quả thống kê sau:
Bảng 5.1 Nguồn cung cấp thông tin về sản phẩm xanh
Nguồn Tần số Phần trăm (%)
Tivi 97 25
Internet 101 26
Báo, tạp chí 84 21,6
Người thân, bạn bè 106 27,3
Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp năm 2013
Qua bảng số liệu trên, ta thấy người tiêu dùng biết về sản phẩm xanh nhiều nhất thông qua người thân, bạn bè, chiếm gần 27,3%. Vì đối với họ, thông tin từ các đối tượng này có độ tin cậy rất cao và có thể dễ dàng tìm kiếm thông qua các cuộc nói chuyện hàng ngày. Internet và Tivi là hai nguồn thông tin cao thứ 2 và thứ 3 với 26% và 25% người tiêu dùng biết đến sản phẩm xanh vì đây là một trong những phương tiện mà các cơ sở sản xuất kinh doanh quảng bá các sản phẩm của mình đến công chúng nên người tiêu dùng tiếp xúc với các phương tiện này thường xuyên. Với đối tượng đáp viên đa số là người tiêu dùng trẻ và có tri thức nên cơ hội tiếp xúc với Internet nhiều hơn vì thế họ biết nhiều đến sản phẩm xanh qua nguồn thông tin này. Với 21,6% chiếm tỷ lệ thấp nhất là qua nguồn thông tin báo, tạp chí vì ngày nay nguồn thông tin này cũng hạn chế hơn so với các nguồn thông tin khác mặc dù tính tiếp xúc của nó với người đọc cũng khá cao, chủ yếu đối tượng là những người đi làm có thời gian rãnh sau những giờ giải lao.
Bảng 5.2 Những yếu tố khuyến khích mua sản phẩm xanh
Yếu tố Tần số Phần trăm (%)
Giá cả cạnh tranh 122 25
Tăng cường sự sẵn có của sản phẩm xanh 98 20,1 Chương trình khuyến mãi (tích lũy điểm…) 87 17,8 Tặng kèm sản phẩm xanh dùng thử 93 19,1 Sản phẩm phải ghi là sản phẩm xanh 88 18
Qua kết quả điều tra, Giá cả cạnh tranh là yếu tố khuyến khích mua sản phẩm xanh chiếm tỷ lệ cao nhất với 25% vì thường sản phẩm xanh là những sản phẩm có giá cả cao hơn so với các sản phẩm thông thường do tính tiện dụng cũng như an tòan mà nó đem lại. Vì vậy, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng nhiều hơn cũng như chấp nhận các sản phẩm xanh nếu như giá của nó vừa phải không cao hơn các sản phẩm khác cùng loại. Bên cạnh đó các yếu tố tăng cường sự sẵn có của sản phẩm xanh (20,1%), tặng kèm sản phẩm xanh (19,1%), Chương trình khuyến mãi (17,8%) và sản phẩm phải ghi là sản phẩm xanh (18%) có tỷ lệ tương đối gần nhau. Việc tăng cường các sản phẩm xanh giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn cũng như có cơ hội biết đến sản phẩm xanh nhiều hơn. Các chương trình khuyến mãi (tích lũy điểm …) ở các siêu thị hay cửa hàng tiện ích cũng là các yếu tố kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm xanh hơn vì ở nơi đây tập trung nhiều sản phẩm chất lượng, an toàn, có thương hiệu cũng như là nơi chọn lựa của khách hàng khi có thời gian rảnh rỗi. Ngoài ra, tặng kèm các sản phẩm xanh dùng thử và sản phẩm phải ghi là sản phẩm xanh là hai yếu tố được quan tâm. Đa số người tiêu dùng mua sản phẩm và không biết nó là sản phẩm xanh nên việc có những kí hiệu hay những chứng nhận nó là sản phẩm xanh sẽ kích thích người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, có một số sản phẩm xanh mới được giới thiệu nhưng người tiêu dùng không biết đến vì vậy việc quảng bá cũng như hình thức tặng kèm để người tiêu dùng trải nghiệm sẽ kích thích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn.
5.2 GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH
Dựa trên kết quả phân tích T-Test, ANOVA, hồi quy đa biến, thực trạng tiêu dùng xanh hiện nay và một số giải pháp khách hàng mong đợi ở phần trên tác giả nhận thấy không có sự khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu học và hành vi tiêu dùng xanh. Các yếu tố an toàn với sức khỏe, chất lượng sản phẩm xanh là những yếu tố mà khách hàng rất quan tâm khi mua sản phẩm xanh. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh là thái độ và cảm nhận chất lượng, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan, yếu tố kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu và tham khảo một số thông tin thực tế tác giả đề xuất một số giải pháp tiêu dùng xanh như sau: