nên khác biệt trong hành vi tiêu dùng xanh hay không, tác giả tiến hành kiểm định T-test. Trên cơ sở đó, giả thuyết H0 đã được đưa ra:
Kiểm định Levene
H0: Phương sai tổng thể đồng nhất H1: Phương sai tổng thể không đồng nhất
Kiểm định T test
H0: Người tiêu dùng có giới tính khác nhau thì có hành vi tiêu dùng xanh như nhau
H1: Người tiêu dùng có giới tính khác nhau thì có hành vi tiêu dùng xanh khác nhau
Bảng 4.9 Kiểm định T-Test giới tính và hành vi tiêu dùng xanh
Điểm trung bình Kiểm định Levene Kiểm định T
Nam Nữ F p T p
3,77 3,62 0,104 0,748 1,255 0,211
Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp năm 2013
Giá trị p-value trong kiểm định Levene = 0,748 > 0,05 như vậy ta chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa 5%. Không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể.
Giá trị p-value trong kiểm định t = 0,211> 0,05 ta chấp nhận giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, hành vi tiêu dùng xanh không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Do các sản phẩm xanh là những sản phẩm an toàn với sức khỏe, thân thiện và không gây hại đến môi trường, ngoài ra các sản phẩm xanh được sản xuất không có sự phân biệt riêng giới tính nên hành vi giữa nam và nữ không có sự khác nhau.
4.4.2 Hành vi tiêu dùng xanh với người tiêu dùng có độ tuổi khác nhau nhau
Tác giả tiến hành kiểm định ANOVA nhằm tìm hiểu xem giữa các độ tuổi khác nhau thì hành vi tiêu dùng xanh có khác nhau hay không?
Kiểm định Levene
H0: Phương sai tổng thể đồng nhất H1: Phương sai tổng thể không đồng nhất
Kiểm định T test