Bảng cân đối kế toán Khái niệm và ý nghĩa:

Một phần của tài liệu báo cáo kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ nhựa Việt Nam (Trang 168 - 171)

I. Mục đích, nội dung và thời hạn nộp báo cáo tài chính:

1. Bảng cân đối kế toán Khái niệm và ý nghĩa:

1.1. Khái niệm và ý nghĩa:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo tài sản và nguồn tình hình tài sản. Về bản chất, Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả.

Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá tổng quát tình hình, kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

1.2. Kết cấu và phương pháp lập:

1.2.1. Kết cấu:

Gồm 2 phần: phản ánh vốn dưới góc độ biểu hiện gọi là “TÀI SẢN” Phản ánh vốn dưới góc độ nguồn hình thành gọi là “NGUỒN VỐN” hay “NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ NỢ PHẢI TRẢ” (Owner’s Equity and Lia bitities )

Hai nguồn “TÀI SẢN” và “NGUỒN VỐN” có thể được kết cấu làm hai bên (bên phải ,bên trái) hoặc có thể kết cấu một bên (bên trên và bên dưới)

Số tài sản và nguồn vốn bao giờ cũng phải bằng nhau vì cùng phản ánh một lượng vốn tức là :

TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

Hoặc : TÀI SẢN = NGUỒN VỐN CSH + CÔNG NỢ PHẢI TRẢ

1.2.2. Phương pháp lập:

Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán: - Bảng cân đối kế toán 31- 12 năm trước.

- Sổ cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích. - Bảng cân đối tài khoản.

- Các tài liệu liên quan khác (sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết bảng kê...). Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán:

Chính xác và nhanh chóng.

Phải hoàn tất việc ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tiến hành khoá sổ kế toán tính ra số dư cuối kì của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích, để kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán, giữa các số liệu liên quan đảm bảo khớp đúng.

Kiểm tra số liệu ghi trên cột “số cuối kỳ" của bảng cân đối kế toán ngày 31- 12 năm trước. Số liệu ở cột này được chuyển vào cột “số đầu năm" của bảng cân đối kế toán của năm nay.

Tuyệt đối không bù trừ số dư giửa hai bên Nợ và Có của các tài khoản thanh toán như TK 131, 331 mà phải căn cứ vào sổ dư chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu liên quan trên bảng cân đối kế toán.

Một chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán liên quan đến tài khoản nào thì căn cứ vào số dư tài khoản đó để phản ánh. Số dư bên nợ được ghi vào bên SẢN,

Số dư bên có dược ghi vào bên NGUỒN VỐN rừ một số trường hợp ghi ngược lại bằng bút toán đó.

Trình từ ghi các mục trong bảng cân đối kế toán:

* Cột số đầu năm căn cứ vào số liệu ở cột “số cuối kỳ” trên bảng cân đối kế toán 31- 12 năm trước để ghi.

* Cột số cuối kỳ: Phần “TÀI SẢN”

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Phản ánh toàn bộ giá trị của tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tài sản lưu động (A) được tính bằng tổng các chỉ tiêu từ I đến VI (A=I+II+...+VI).

I. Tiền: Phản ánh toàn bộ các tài khoản tiền mặt, TGNH và tiền đang chuyển. Số liệu ghi vào phần này là căn cứ vào dư nợ 111,112, 113.

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Số liệu lập phần này được dựa vào số dư của các TK liên quan.

III. Các khoản phải thu: là những khoản mà doanh nghiệp thực sự có khả năng thu được và được tính bằng cách lấy tổng các khoản thu khó đòi ( III=1+2+5-6). Số liệu ghi vào các chỉ tiêu từ 1 đến 5 tương ứng theo thứ tự là số dư nợ cuối kỳ chi tiết của các tài khoản 131, 331, 133, 136 (1361, 1368) và các khoản khác (1388, 333, 334…), còn chỉ tiêu 6 là số dư có cuối kì của TK 139.

IV. Hàng tồn kho:

Phản ánh giá trị có thể của hàng tồn kho (IV= 1+2+3+…+7-8). Căn cứ để ghi là vào số dư nợ của các tài khoản 151, 152, …, 157 và số dư của TK 159.

V. Tài sản lưu động khác:

VI. Chi sự nghiệp:

Tài sản cố dịnh khác và đầu tư dài hạn:

Bao gồm các tài sản cố định và đang hình thành, giá trị các khoản đầu tư dài hạn có thời gian thu hồi trên một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu B được tính

I. Tài sản cố định : phản ánh tổng giá trị của tài sản cố định(B = 1+2+3) Số liệu ghi vào các chỉ tiêu ở phần Nguyên giá là số dư nợ cuối kì của các TK211, 212, 213 còn phần hao mòn là dư có cuối kì của TK 214

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn( 1+2+3-4 ) III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

IV. Các khoản ký cược, ký quỹ

TỔNG CỘNG TÀI SẢN = A+B Phần “NGUỒN VỐN”:

Nợ phải trả : phản ánh các khoản trách nhiệm của doanh nghiệp với chủ nợ (A= I + II + III)

I. Nợ ngắn hạn: ( 1+2+…+8) Chỉ tiêu 1-8 căn cứ vào dư có TK liên quan

II. Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian thanh toán > 1 năm

III. Nợ khác ( 1+2+3)

B. Nguồn vốn chủ sở hữu :phản ánh số vốn đầu tư ban đầu và bổ xung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (B = I + II)

I. Nguồn vốn quỹ (B = 1+2+3+…+8+9)số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có cuối kì của các tài khoản tương ứng ( 411, 412, 413, 414, 415, 416, 421, 43, 441). Trường hợp TK 412, 413, 421 có số dư nợ thì ghi bằng bút toán đỏ.

II. Nguồn kinh phí (II =1+2+3).

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUÝ 3 NĂM 2000

Đơn vị: 1000đồng

TÀI SẢN Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ

Một phần của tài liệu báo cáo kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ nhựa Việt Nam (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w