KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với một chính sách phát triển công nghệ theo Cluster sản phẩm (Trang 79 - 82)

9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.10KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thứ nhất,

Kết quả phân tích những liên kết trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chúng ta thấy được một bức tranh sinh động về mô hình “Đàn sếu bay” trong xu thế hội nhập quốc tế.

Mô hình “Đàn sếu bay” là một xu thế hoàn toàn khách quan trong hội nhập. Có những quốc gia vượt lên trên hàng tiên phong; Có những quốc gia tự nguyện tiếp nhận vai trò kế thừa và tiếp nhận kinh nghiệm của các nền kinh tế tiên phong

Nền kinh tế thế giới luôn đi theo trật tự “Đàn sếu bay”: Thời chủ nghĩa thực dân cũ, chúng ta thấy Anh Quốc giữ vai trò tiên phong; Thời Chiến tranh lạnh, thế giới nổi lên hai cực, mỗi cực cũng hình thành một “Đàn sếu bay”, một cực là Liên Xô dẫn đầu, rồi đến Đông Đức và Tiệp, một cực là Mỹ dẫn đầu, tiếp sau là các nền kinh tế như Đức và Nhật; Ngày nay đang nổi lên các “Đàn sếu bay”, trong đó có “Đàn sếu bay” Châu Á Thái Bình Dương.

Thứ hai,

Kết quả khảo sát và phỏng vấn 10 xí nghiệp ở Bãi Bằng cho thấy một triển vọng khả quan của một CCN, hơn nữa bản chất CCN cũng là một dạng liên kết theo mô hình “Đàn sếu bay”:

83

1) Giữa các xí nghiệp đã thể hiện rất rõ những mối liên hệ về công nghệ, lấy trung tâm là Công ty Giấy Bãi Bằng, là nơi cung cấp nguyên liệu, phế liệu, mở ra triển vọng “kéo dài” công nghệ, tận dụng nguyên liệu, tận dụng các nguồn lực tại chỗ, nâng cao hiệu quả sản xuất.

2) Các xí nghiệp bước đầu có những liên hệ về sản phẩm, hình thành mối liên kết để sản xuất những sản phẩm mang đặc trưng địa phương, xoay quanh sản phẩm chủ đạo là giấy.

Thứ ba,

Liên kết theo mô hình “Đàn sếu bay” là một phương thức hội nhập kinh tế quốc tế tồn tại khách quan trong lịch sử. Nó là phương thức hội nhập có hiệu quả: (1) Với quốc tế, có những nền kinh tế dẫn đầu; (2) Trong nội bộ một quốc gia, các Cụm công nghiêp cũng là một mô hình “Tiểu Đàn sếu bay”, trong đó có những doanh nghiệp dẫn đầu, đóng vai trò tiên phong cho sự phát triển.

Thứ tƣ,

Đến lượt mối doanh nghiệp, tôi cho rằng, tư tưởng phát triển doanh nghiệp cũng mang bản chất mô hình “Đàn sếu bay”, với sự liên hệ các sản phẩm theo “Cụm”, trong đó có những sản phẩm đóng vai trò chủ đạo, còn các sản phẩm kia mang tính bổ trợ như một “Đàn sếu bay”.

Phát triển tư tưởng về mô hình hội nhập “Đàn sếu bay”, phần sau của Luận văn là một nghiên cứu trường hợp nhằm làm rõ những ý tưởng trình bày trong Chương 1.

84

CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƢỚNG CỤM SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CHO

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

(Nghiên cứu trƣờng hợp: Công ty Thái Sơn)

3.1 DẪN NHẬP

Nhƣ đã đề cập trong Chƣơng 1 về Cơ sở Lý luận của đề tài, doanh nghiệp phát triển theo “CSP” chính là một phƣơng thức hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới theo mô hình “Đàn sếu bay”.

Thích ứng với mô hình hội nhập quốc tế “Đàn sếu bay” là mô hình “CCN” trong mỗi quốc gia và mô hình “CSP” trong mỗi doanh nghiệp.

Trong Chƣơng 1 tôi đã định nghĩa khái niệm “CSP”. Tôi muốn làm rõ thêm, “CSP”, có tác giả cũng gọi là “Chùm sản phẩm” (Cluster of Products) là một tập hợp sản phẩm đƣợc sản xuất trong cùng một xí nghiệp có mối liên hệ về nguyên liệu, công dụng và công nghệ.

Ví dụ 1, Liên hệ về nguyên liệu: xí nghiệp sản xuất biến áp tận dụng nguyên liệu tôn silic để sản xuất động cơ điện, quạt điện.

Ví dụ 2, Liên hệ về sản phẩm: xí nghiệp sản xuất sữa, đồng thời sản xuất các chế phẩm của sữa, nhƣ bơ, sữa chua, phô-ma, thậm chí có thể mở xƣởng sản xuất cà-phê sữa hòa tan, kẹo sô-cô-la sữa, v.v…

Ví dụ 3, Liên hệ về công nghệ: xí nghiệp sản xuất đƣờng “nối dài” thêm công nghệ xử lý chất thải, nhƣ bã mía để làm giấy, rỉ đƣờng để làm cồn, tận dụng ngọn mía để nuôi bò và “nối dài” thêm công nghệ giết mổ bò và chế biến thịt bò, xử lý phân bò và chất thải từ quá trình giết mổ, v.v…

Thực tế cho thấy, với một cách thức tổ chức thích hợp, việc sản xuất theo CSP luôn đƣa lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

85

Phần này là một nghiên cứu trƣờng hợp (case study) tại Công ty Thái Sơn về một mô hình doanh nghiệp phát triển theo “CSP”, từ đó đề xuất giải pháp về “Chính sách phát triển công nghệ”.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với một chính sách phát triển công nghệ theo Cluster sản phẩm (Trang 79 - 82)