0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Chính sách quy hoạch CCN và liên kết trong CCN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỚI MỘT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO CLUSTER SẢN PHẨM (Trang 108 -108 )

9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.5.1 Chính sách quy hoạch CCN và liên kết trong CCN

Ý kiến đầu tiên mà các xí nghiệp đều quan tâm, đó là chủ trƣơng và các chính sách quy hoạch về mặt địa – kinh tế, để các xí nghiệp có đƣợc mốt liên hệ địa dƣ thuận lợi để tạo thuận lợi cho các liên kết theo CCN, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh trong CCN, đồng thời đảm bảo môi trường cảnh quan cho dân cƣ sống quanh CCN.

Theo lý luận về CCN, thì các xí nghiệp trong Cụm không phải chỉ xếp gần kề nhau về mặt địa dƣ, mà phải có những mối liên kết nội bộ. Đó là mối liên kết về sản xuất chí ít là một sản phẩm nào đó; tiếp đó là mối liên kết về công nghệ để tạo ra một chùm (cluster) sản phẩm có quan hệ với nhau bằng cách nối dài công nghệ. Chính khái niệm “CCN” đƣợc chuyển ngữ từ khái niệm “Cluster” (Chùm) mà ra. Nhƣng nói “Chùm công nghiệp” sợ khó nghe trong tiếng Việt, cho nên một số nhà nghiên cứu mới gọi là “CCN”, nhƣng họ vẫn gọi là “Chùm sản phẩm”.

Biện pháp chính sách cụ thể cho việc quy hoạch cần đƣợc đề xuất để các cơ quan hữu quan có chủ trƣơng, và đƣơng nhiên, công việc quy hoạch không thể nhìn ngắn hạn, mà phải nhìn trƣớc một thời hạn suốt thời kỳ công nghiệp hoá, theo chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc, là trong giai đoạn đến 2020, cho đến khi nƣớc ta thực sự trở thành một nƣớc công nghiệp.

3.5.2 Chính sách đầu tư phát triển CCN

112

Tuy nhiên, nghiên cứu các ý kiến về nhu cầu này, tôi thấy, nó đƣợc thể hiện theo nhữg khía cạnh rất khác nhau:

 Loại ý kiến thứ nhất, mang dấu ấn của tƣ tƣởng thời kinh tế bao cấp, mong muốn đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ.

 Loại ý kiến thứ hai, mong muốn đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ về cơ sở hạ tầng.  Loại ý kiến thứ ba, mong muốn đƣợc Nhà nƣớc ban hành những chính sách

khuyến khích đầu tƣ phát triển địa phƣơng.

Xử lý các ý kiến trên, tôi thiên về ý kiến thứ ba. Đó là một tƣ tƣởng phù hợp với kinh tế thị trƣờng, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

3.5.3 Chính sách thúc đẩy hình thành sản phẩm chung của CCN

Các xí nghiệp trên địa bàn các CCN đã có nhiều cuộc trao đổi để “Liên kết theo sản phẩm”, một trong những nội dung bản chất của CCN, trong đó có một số ý tƣởng:

 Hợp tác sản xuất những sản phẩm mang thế mạnh đặc trƣng của CCN, ví dụ, sản xuất thiết bị, phụ tùng, sản xuất nguyên liệu, v.v…

 Hợp tác sản xuất một số thiết bị, vật liệu hoá chất chuyên dụng trong ngành giấy phục vụ cả nhu cầu trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Những ý tƣởng tốt đẹp này đang trên đƣờng hình thành. Tuy nhiên, chƣa hình thành chủ trƣơng và chính sách rõ rết của các cấp quản lý, kể cả quản lý địa phƣơng (Tỉnh/Thành phố), và quản lý ngành (Bộ Công Thƣơng).

Qua các ý kiến trao đổi, tôi nhận thức rằng, những chính sách này là cực kỳ cần thiết để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển liên kết giữa các xí nghiệp trên địa bàn chính thức mang bản chất của một CCN theo ý nghĩa hiện đại của mô hình công nghiệp hoá.

Trong việc ban hành các chính sách này, nhƣ tôi nêu ở trên, nó vừa có vai trò của địa phƣơng (Huyện, Tỉnh), vừa có vai trò của các cơ quan nghiên cứu và vai trò ngành (Bộ Công Thƣơng) và những quyết định của Chính phủ.

113

3.5.4 Chính sách khuyến khích phát triển liên kết công nghệ

Theo lý luận về CCN, để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của một CCN, vấn đề không chỉ là khuyến khích đổi mới công nghệ trong từng xí nghiệp, mà điều rất căn bản là phải tạo ra quan hệ liên kết về công nghệ giữa các xí nghiệp, để mở ra khả năng thực tế hình thành CCN trên địa bàn.

Để tạo ra mối liên kết về công nghệ, ngoài chính sách khuyến khích đầu tƣ theo hƣớng phát triển CCN, cần có một số biện pháp chính sách quan trọng sau:

 Chính sách thuế ƣu đãi cho việc mua nguyên liệu (hoặc phế liệu) và bán thành phẩm hoặc sản phẩm trong nội bộ CCN.

 Chính sách ƣu đãi thuế khi mua các dây chuyền công nghệ để “nối dài” các công nghệ trong CCN.

 Chính sách phát triển các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm các công nghệ phục vụ việc hình thành các liên kết về sản phẩm và công nghệ của CCN.

Với một chính sách thuế ƣu đãi, các xí nghiệp trong CCN sẽ thấy đƣợc họ có lợi khi liên kết với nhau, bất kể liên kết công nghệ hoặc liên kết sản phẩm.

3.5.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Tất cả các cơ sở mà tôi gửi phiếu điều tra hoặc phỏng vấn đều đề xuất yêu cầu Nhà nƣớc phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu nhân lực cho CCN, trong đó có những ý kiến cụ thể, mà tôi hoàn toàn chia sẻ nhƣ sau:

 Chính sách hỗ trợ việc mở các lớp hoặc các cơ sở đào tạo nghiệp vụ và đào tạo dài hạn về các lọai nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản lý, cập nhật với trình độ hiện đại của công nghệ giấy.

 Chính sách hỗ trợ việc mở các dịch vụ tƣ vấn giúp mở mang hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, thị trƣờng của các loại nhân lực hiện đang làmn việc tại địa bàn.

 Chính sách khuyến khích về lƣơng, thƣởng cho những ngƣời có ý thức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn (không phải để lấy văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ).

114

3.5.6 Công bố một đạo luật về Cụm công nghiệp và CSP

Để tạo điều kiện cho sự phát triển mô hình công nghiệp hoá theo Cụm, Nhà nƣớc nên nghiên cứu ban hành một đạo luật về CCN.

3.6 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1) Không thể phát triển các CCN trong một quốc gia, cũng như các CSP trong doanh nghiệp, nếu không có sự quan tâm về các biện pháp pháp luật và các chính sách của Nhà nước và các cấp quản lý.

2) Các biện pháp chính sách phải đảm bảo yêu cầu phát triển công nghiệp theo CCN, và phát triển doanh nghiệp theo CSP.

3) Các biện pháp chính sách quan trọng nhất cần quan tâm, đó là chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách phát triển nguồn nhân lực.

4) Các chính sách ấy phải hướng vào mục đích phát triển công nghiệp theo mô hình CCN và CSP, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước vào năm 2020.

5) phải phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường và chiến lược phát triển bền vững.

115

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN

Toàn bộ cố gắng nghiên cứu của luận văn tập trung vào tìm kiếm mô hình chính sách phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi hệ thống kinh tế của đất nước ta theo hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mô hình đó có thể tóm tắt trong các kết luận sau đây:

Kết luận 1.

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một nhu cầu tất yếu của Việt Nam, nhưng hội nhập không phải chỉ là quyết tâm trên tình cảm và tư tưởng, mà phải trên mô hình kinh tế.

Đến lượt mình, mô hình kinh tế trong hội nhập không thể tách rời một chính sách phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Kết luận 2.

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chiến lược kinh tế quốc tế, mô hình kinh tế của hội nhập là mô hình “Đàn sếu bay”.

Tác giả luận văn cho rằng đây là một tư tưởng đặc sắc của các nhà nghiên cứu chiến lược quốc tế, và đã tiếp thu để hình thành tư tưởng của luận văn.

Kết luận 3.

Thích ứng với mô hình “Đàn sếu bay” ở tầm quốc tế, mô hình công nghiệp trong nước sẽ phải là mô hình các “Cụm công nghiệp” đã được Porter đề xướng từ đầu thập niên 1990.

Là người hoạt động ở tầm vi mô, tác giả luận văn cho rằng, doanh nghiệp có thể phát triển theo mô hình “Cụm sản phẩm”.

Đó là mô hình chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp hoàn toàn tương thích với mô hình hội nhập “Đàn sếu bay” ở tầm quốc tế và mô hình “Cụm công nghiệp” ở tầm quốc gia.

116

Kết luận 4.

Cuối cùng là mô hình của chính sách phát triển công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành “Cụm sản phẩm” trong các doanh nghiệp.

Tác giả luận văn cho rằng, chính sách phát triển công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành các Cụm sản phẩm trong doanh nghiệp là “Chính sách nối dài công nghệ”, mà bản chất của quá trình “nối dài công nghệ” là quá trình nối tiếp phát triển công nghệ để tạo ra Cụm sản phẩm cho doanh nghiệp.

Kết luận 5.

Đương nhiên, một chính sách phát triển “CSP” của doanh nghiệp nhờ “Chính sách nối dài công nghệ” sẽ không thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ từ chính sách vĩ mô của Chính phủ.

Tác giả luận văn cho rằng, chính sách hỗ trợ có hiệu quả chủa chính phủ đó là chính sách ưu đãi ưu đãi về cho thuê đất, chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế nhập khẩu thiết bị và nhập các công nghệ “nối dài” của doanh nghiệp.

2 KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu thực tế bài học thành công của quá trình hội nhập các nền kinh tế vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu, cũng như bài học thành bại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Sơn và các công ty đối tác, tác giả luận văn xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

Khuyến nghị 1:

Nhà nước có chính sách thúc đầy các doanh nghiệp tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo mô hình “Đàn sếu bay”, trong đó, mỗi doanh nghiệp xác định mình có thể đi sau một số quốc gia nào đó, nhưng lại dẫn đầu một số quốc gia nào đó trong lĩnh vực sản xuất của mình.

Quá trình này không dừng lại như sự sắp xếp tĩnh tại, mà luôn phát triển: Doanh nghiệp luôn trên đường tăng tiến theo xu hướng ngày càng vươn lên tầng trên trong mô hình “Đàn sếu bay”.

117

Chính phủ cần sớm công bố chính sách phát triển các dự án hình thành các “Cụm công nghiệp”, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở hạ tầng, tận dụng nguồn nguyên liệu và tạo tiền đề cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Khuyến nghị 3:

Chính phủ cần sớm công bố các chính sách ưu đãi, khuyến khích “Nối dài công nghệ” và “Nối dài công dụng sản phẩm”, nhằm định hướng các doanh nghiệp phát triển các cụm sản phẩm để tối ưu hóa sản xuất, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế.

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gilboy, George J. (2004), The Myth Behind China’s Miracle, Foreign Affairs, Vol. 83, No 4 (July/August).

2. Keizaikikakucho (2000), Ajia Keizai 2000 (Kinh tế Á châu 2000), Ookurashou Insatsukyoku, Tokyo.

3. Keizaisangyoushou (2001), Tsushouhakusho (Sách trắng mậu dịch), Gyousei, Tokyo.

4. Kimura Fukunari (2005), International Production/Distribution Networks and Indonesia, The Developing Economies, XLIII-1, March, 17-38.

5. Kosai Yutaka and Tran Van Tho (1994), Japan and Industrialization in Asia: An Essay in Memory of Dr. Saburo Okita, ” Journal of Asian Economics, 5: 166-176.

6. Kwan Chi Hung (2002), Chugoku no Taito to IT Kakumei no Shinkou de Gankoukeitai ha Kuzueruka (Mô hình đàn sếu bay có sụp đổ trƣớc sự lớn mạnh của Trung Quốc và cuộc cách mạng công nghệ thông tin không?),

RIETI Discussion Paper Series 02-J-006, Tokyo.

7. Lall, Sanjaya and Manuel Albaladejo (2004), “China’s Competitive Performance: A Threat to East Asian Manufactured Exports? ” World Development, Vol. 32, No. 9, pp. 1441-1466.

8. Marukami et al. (2005), Wagakuni Seizougyou Kigyou no Kaigai Jigyoutenkai ni Kansuru Chousa Houkoku:

2004 Nendo Kaigaichokusetsutoushi Ankeeto Chousa Kekka, Dai 26 Kai. Kết quả điều tra về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các công ty chế tạo Nhật Bản, Điều tra năm tài chính 2004 (lần thứ 16), Kaihatsu Kinyu Kenkyuu- shohou, 2/2005, JBIC, Tokyo.

119

9. Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại châu Á Thái bình dương, NXB Thành phố HCM.

10.Trần Văn Thọ (2001), Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20: Làm sao thoát khỏi nguy cơ tụt hậu?, ” Ch. II trong Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình, chủ biên, Đánh thức con rồng ngủ quên, NXB Thành phố HCM, pp. 33-51.

11.Trần Văn Thọ (2004), “Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở ViệtNam ”Thời đại mới 3,

http://www. thoidai. org/ThoiDai3/200403_TVTho. htm.

12.Trần Văn Thọ (2005), FTA giữa Trung Quốc và ASEAN: Đặc biệt phân tích từ vị trí của Việt Nam, Những vấn đề kinh tế thế giới, (tháng 4), 4(108): 26- 37.

13.Trần Văn Thọ, Harada Yutaka and C. H. Kwan (2001), Saishin Ajia Keizai to Nihon (Kinh tế Á châu và Nhật Bản: Những tiến triển mới nhất), Nihon Hyoron-sha.

14.Trần Văn Thọ và Kunichika Matsumoto (2005), ASEAN-Chugoku no FTA: Sono Imi to Inpakuto no Kosatsu (FTA giữa Trung Quốc và ASEAN: Ý nghĩa và Tác động), một chƣơng trong báo cáo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật FTA Jidai no Chugoku- ASEAN (Quan hệ Trung Quốc-ASEAN trong thời đại FTA), Tokyo, pp: 1-21.

15.Vernon, Raymond (1966), International Investment and International Trade in the Product Cycle, The Quarterly Journal of Economics, May, 190-207. 16.Bản duyệt lại của bài phát biểu tại Hội Thảo Hè 2005 “Tiếp Tục Đổi Mới

Kinh Tế và Xã Hội để Phát Triển”, tổ chức tại Đà Nẵng ngày 28-30/7/2005 với sự hỗ trợ của VAPEC, Vietnamese Heritage Institute và Đại học Đà Nẵng.

17.http://webcache. googleusercontent. com/search?q=cache:m5QxJYY-DDwJ: www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/16905/+c%E1%BB%A5m+c% C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

120 18.http://www. diaoconline. vn/tinchitiet/18/20441/xay-cum-cong-nghiep-thieu- chinh-sach-yeu-dau-tu/ 19.http://vneconomy. vn/2009082509288840P0C5/ban-hanh-quy-che-thanh- lap-cum-cong-nghiep. htm 20.http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:4LVDn5Pyd8QJ:vie tnameselawconsultancy.com/vietnamese/content/browse.php%3Faction%3D shownews%26category%3D%26id%3D48%26topicid%3D478+c%E1%BB %A5m+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p&cd=5&hl=vi&ct=clnk&gl=vn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỚI MỘT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO CLUSTER SẢN PHẨM (Trang 108 -108 )

×