KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CCN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với một chính sách phát triển công nghệ theo Cluster sản phẩm (Trang 60 - 63)

9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.5 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CCN

Hơn mƣời năm phát triển, khu công nghiệp, CCN đã khẳng định vai trò tất yếu của mình trong quá trình đẩy mạnh CNH, HÐH đất nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tác nghiệp, đe doạ sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế này. Tôi xin giới thiệu bài viết của hai tác giả Thu Thành và Đào Ngọc Dũng đăng trên báo Nhân dân điện tử [19].

Đến hết năm 2004, cả nƣớc có 162 khu công nghiệp đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định hoặc chấp thuận về chủ trƣơng đầu tƣ. Trong số đó có 122 khu đã có quyết định thành lập của Thủ tƣớng Chính phủ với tổng diện tích 21.829 ha đất; 68 khu đi vào hoạt động và 44 khu đang xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc tiến hành bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng (chƣa tính các CCN do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quyết định thành lập).

STT Cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích

(ha)

1 Bình Chuẩn Xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An 54 2 An Thạnh TT An Thạnh, huyện Thuận An 45 3 Tân Đông Hiệp Xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An 60 4 Thái Hòa Xã Thái Hoà, huyện Tân Uyên 68 5 Tân Định An Xã Tân Định, huyện Bến Cát 47 6 Phú Hoà Phƣờng Phú Hoà, TX Thủ Dầu Một 30

7 An Phú Xã An Phú, huyện Thuận An 97

8 Tân Bình Xã Tân Bình, huyện Dĩ An 55

Tổng cộng 8 cụmcông nghiệp với tổng diện tích 456 ha. Bảng 2.10: Các cụm công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng

64

Hầu hết các khu công nghiệp thuộc danh mục quy hoạch đến năm 2000 và năm 2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/TTg, ngày 6- 8-1996 và Quyết định số 713/TTg ngày 30-8-1997 đã đƣợc triển khai xây dựng.

Kết quả điều tra ban đầu năm 2005 tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (Ðồng Nai, Bình Dƣơng, Hải Phòng, Hƣng Yên, Ðà Nẵng, Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy, ngoài các khu công nghiệp tập trung (do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập) và diện tích đất theo quy hoạch của 60 CCN vừa và nhỏ của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là 34.616 ha, diện tích đất đã thu hồi là 29.214 ha (chiếm 84%). Trong tổng diện tích đất đã thu hồi có 22.218 ha đất nông nghiệp của các hộ dân (chiếm 76% diện tích đất đã thu hồi), trong đó có 8.251 ha đất lúa nƣớc (chiếm 37% diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi), diện tích đất ở bị thu hồi của 8.996 hộ dân là 264,76 ha (chiếm 1, 19% diện tích đã bị thu hồi), còn lại là các loại đất khác.

Tính đến tháng 12-2004, các khu công nghiệp đã cho thuê đƣợc 9.056 ha, bằng 45,6% tổng diện tích mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có hơn 30 khu công nghiệp, CCN vừa và nhỏ đã lấp đầy 100% với 2.166 ha đất đã cho thuê hoặc cho thuê lại (tỉnh Ðồng Nai có 10 khu, Bình Dƣơng bốn khu, Hải Phòng một khu, Hƣng Yên năm khu, TP Hà Nội năm khu, TP Hồ Chí Minh chín khu).

Tỉnh Bình Dƣơng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ðà Nẵng và một số địa phƣơng khác có nhiều thành công trong việc phát triển khu công nghiệp theo quy mô diện tích và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Thí dụ: Tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997 thu ngân sách đạt 90 tỷ đồng, nhờ phát triển khu công nghiệp, CCN đến năm 2004 thu ngân sách đạt 2.500 tỷ đồng; năm 2005 phấn đấu thu ngân sách 3.000 tỷ đồng. Các khu công nghiệp, CCN đóng góp 80% tổng thu ngân sách của tỉnh. Tính riêng năm 2004, các dự án của tỉnh Vĩnh Phúc đi vào sản xuất tạo ra giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp đạt 11.351,1 tỷ đồng, chiếm 94,32% GTSX công nghiệp toàn tỉnh. Các dự án đóng góp vào xuất khẩu của tỉnh đạt 104,9 triệu USD, chiếm 79,13% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Nộp ngân sách đạt 1.690 tỷ đồng, chiếm 70,25% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2004, các dự án tạo việc làm mới cho 4.457 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp, nâng tổng số lao động đang làm việc tại các

65

dự án lên 18.044 ngƣời. Trong đó có 12.766 lao động là ngƣời Vĩnh Phúc, chiếm 79,56% tổng số lao động.

Là địa phƣơng có tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt mức thấp so với cả nƣớc, nhƣng thành phố Hải Phòng đã có nhiều cố gắng thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp trọng điểm. Khu công nghiệp NOMURA, tổng diện tích là 153 ha, đất công nghiệp là 123,2 ha, đất đã cho thuê 55,2 ha (chiếm 44,82% diện tích đất công nghiệp). Khu công nghiệp Ðình Vũ có tổng diện tích là 164 ha (giai đoạn 1), đất công nghiệp là 77,1 ha, đất đã cho thuê là 31,5 ha (chiếm 41% diện tích đất công nghiệp). Khu chế xuất Hải Phòng 96 có tổng diện tích 100 ha (giai đoạn 1), đất đô thị 50 ha, đất đã cho thuê 18 ha (chiếm 30%) diện tích đất công nghiệp. Khu công nghiệp và khu chế xuất của Hải Phòng đã thu hút hàng nghìn lao động và đóng góp một phần tài chính cho ngân sách thành phố, bƣớc đầu tạo ra những khu đô thị mới.

Tỉnh Nghệ An quy hoạch bốn khu công nghiệp: Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò và Hoàng Mai, đang đề nghị Chính phủ cho khảo sát và xây dựng khu công nghiệp Phủ Quỳ. Khu công nghiệp Bắc Vinh có diện tích 143,17 ha (giai đoạn 1 là 60,17 ha), khu công nghiệp Nam Cấm, có diện tích 327,83 ha (giai đoạn 1 là 79,83 ha), đã đƣợc Chính phủ phê duyệt báo cáo khả thi và thiết kế hạ tầng giai đoạn 1. Tính đến tháng 8-2004, khu công nghiệp Bắc Vinh đã có 13 dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy, thuê 30 ha đất; tổng số vốn đầu tƣ thực hiện đạt 305 tỷ đồng. Trong đó có chín dự án đi vào hoạt động, bốn dự án đang xây dựng nhà máy, tổng số lao động là 1.280 ngƣời. Tổng doanh thu tám tháng đầu năm 2004 của sáu doanh nghiệp đã hoạt động là 107,044 tỷ đồng; nộp ngân sách 6,646 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2005, các khu công nghiệp Nghệ An thu hút khoảng 70 dự án đầu tƣ, giải quyết việc làm cho khoảng 10 nghìn lao động địa phƣơng, nộp ngân sách 50-70 tỷ đồng. . .

Sự phát triển của các khu công nghiệp, CCN trong thời gian qua đã tạo ra những bƣớc đột phá trong phát triển công nghiệp nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HÐH, nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp đã đóng góp khoảng 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nƣớc, góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới của nhiều ngành kinh tế then chốt.

66

Sự hình thành, phát triển các khu công nghiệp góp phần tăng trƣởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp, gắn liền với phát triển đô thị, tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp (hơn 10 năm, kể từ ngày bắt đầu hình thành các khu công nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 22,7% năm 1990 lên 39,9% năm 2003). Năm 2003, các khu công nghiệp đã đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc khoảng 473 triệu USD (theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Ðầu tƣ).

Việc hình thành các khu công nghiệp đã kéo theo sự phát triển kinh tế dịch vụ tại địa phƣơng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của khu công nghiệp, CCN. Tính đến hết năm 2004, số lao động thu hút vào làm việc tại các khu công nghiệp của cả nƣớc là 583.561 ngƣời (kể cả số lao động trong các CCN vừa và nhỏ của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng). Còn có khoảng 90 nghìn ngƣời lao động gián tiếp ở các khu công nghiệp và CCN. Rõ ràng là, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, CCN là bƣớc đi tất yếu trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HÐH ở nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với một chính sách phát triển công nghệ theo Cluster sản phẩm (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)