0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỚI MỘT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO CLUSTER SẢN PHẨM (Trang 105 -105 )

9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.4 NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CHÍNH SÁCH

Trong quá trình khảo sát và phỏng vấn, tôi đã nêu một số câu hỏi về những tiền đề và điều kiện mà các doanh nghiệp cho là cần thiết để tạo lập đƣợc những quan hệ phối hợp, liên kết giữa các xí nghiệp theo mô hình của một CCN; những thuận lợi và khó khăn nẩy sinh trong quá trình hình thành và thực thi chính sách cho sự phối hợp và liên kết đó.

Cuối cùng, tôi đã rút ra đƣợc những kết luận về tiền đề và điểu kiện để hình thành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đóng vai trò thực sự trong CCN tƣơng lai.

Từ kết quả thu thập đƣợc, tôi nhận thức đƣợc rằng, vấn đề chính sách hiện nay đang đƣợc đặt ra không phải từ chỗ trống không về xuất phát điểm. Nó đã có những tiền đề nhất định về kinh tế, công nghệ và xã hội.

3.4.1 Môi trường Kinh tế - Xã hội

Nền kinh tế nƣớc ta đang trên con đƣờng hình thành một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Trong tất cả các trƣờng hợp phỏng vấn, các chuyên viên ở doanh nghiệp đều thống nhất ý kiến khẳng định, nền kinh tế thị trƣờng, đó chính là môi trƣờng để tạo ra mối liên kết về sản phẩm và công nghệ, nội dung cốt lõi của một CCN.

Định hƣớng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nƣớc là một đảm bảo quan trọng để sự phát triển luôn hài hoà về mặt xã hội, chống lại những bất bình đẳng và phân hoá xã hội do mặt tiêu cực của kinh tế thị thƣờng chi phối. Chính từ những nghiên cứu này, tôi mạng dạn cho rằng, Nhà nƣớc cần và có thể công bố những chính sách đảm bảo cho CCN phát triển một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc trong sự hài hoà về lợi ích xã hội.

3.4.2 Nhu cầu thị trường

Nƣớc ta đã tham gia Hiệp ƣớc AFTA, đã ký Hiệp định quan hệ song phƣơng với hiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã gia nhập WTO, nƣớc ta trở thành một thành viên của một thị trƣờng mở của thế giới. Chúng ta chính thức bƣớc vào một giai đoạn mới của quá trình hội nhập.

109

Tất cả các vị đƣợc phỏng vấn đều cho rằng, khi đã chấp nhận tham gia quá trình hội nhập, chúng ta không thể không chấp nhận cạnh tranh. Các xí nghiệp phối hợp nỗ lực trong khuôn khổ CCN sẽ là một đảm bảo thành công trong cạnh tranh.

Đó là một tiền đề rất trọng cho việc hình thành chính cách hỗ trợ và thúc đẩy mô hình công nghiệp hoá theo CCN.

CCN thực sự là một thành tố của một thị trƣờng mở: Mỗi xí nghiệp là một thành viên của CCN, nhƣ vậy, mỗi xí nghiệp là một hệ thống mở trong CCN. Đến lƣợt mình, mỗi CCN lại nhận sự phân công hợp tác trong một thị trƣờng mở toàn quốc gia, một bộ phận trong thị trƣờng mở của thế giới.

3.4.3 Đảm bảo công nghệ

Trong tiền đề về mặt thị trƣờng đã nêu trong Mục 3.2.2., thị trƣờng là một tiền đề rất cơ bản kéo theo sự phát triển công nghệ, một trong hai điều kiện cốt lõi cho sự hình thành các CCN trong một quốc gia.

Đến lƣợt mình, công nghệ lại là một đảm bảo cho sự hình thành và trƣởng thành của CCN, làm cho CCN thực hiện đƣợc vai trò của mình trong sự phát triển của đất nƣớc. Cuối cùng, nhu cầu phát triển của công nghệ đặt một tiền đề quan trọng cho sự hình thành những tƣ tƣởng của chính sách.

Chính sách cho sự phát triển công nghệ chính là chính sách cho sự hình thành và phát triển CCN

3.4.4 Bảo vệ môi trường

Trong quá trình phỏng vấn và trao đổi, tôi nhận thức đƣợc mối quan tâm của các doanh nghiệp, cũng nhƣ của cộng đồng về vấn đề môi trƣờng. Một CCN rất có thể trở nên một nguy cơ môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ sống quanh CCN, và cũng rất có thể trở thành nhân tố cải tạo môi trƣởng, trong trƣờng hợp sử dụng loại công nghệ không chất thải.

Thực tế các địa phƣơng có các CCN hoạt động cho thấy, khi thiết kế và thi công xây dựng khu công nghiệp Việt Trì ngƣời ta đã không lƣờng trƣớc hậu quả này, dẫn đến những vấn đề môi trƣờng rất nghiêm trọng, cho đến nay vẫn còn là vấn đề tồn đọng, chƣa giải quyết đƣợc.

110

Nhƣ vậy, một trong những điều kiện đặt ra cho việc hình thành chính sách phát triển CCN, là phải xem vấn đề môi trƣờng là một nội dung không thể xem nhẹ

3.4.5 Phát triển bền vững

Từ Hội nghị thƣợng đình ở Rio De Janeiro, thủ đô Braxin, về Môi trƣờng và Phát triển bền vững, Phát triển bền vững trở thành một chuẩn mực cho các chƣơng trình phát triển. Mọi chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội đều phải đƣợc xem xét trên chuẩn mực này.

Chính sách phát triển các CCN cũng không có ngoại lệ. Khi hình thành và phát triển các CCN, nhịp điệu sản xuất sẽ tăng, đóng góp của Cụm vào quá trình phát triển của nền kinh tế và của xã hội sẽ ngày càng đáng kể, nhƣng mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng và quá trình phá vỡ cấu trúc các giá trị truyền thống cũng sẽ tăng. Chính đó là lý do phải đƣợc quan tâm trong chính sách. Các chính sách sẽ ban hành phải quan tâm đảm bào các chuẩn mực về phát triển bền vững.

3.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT TRIỂN CCN

Sau khi gửi phiếu khảo sát, kết hợp phỏng vấn sâu đối với các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bãi Bằng về nhu cầu chính sách, tôi đã thu đƣợc những kết quả rất tập trung xoay quanh một số ý kiến sau:

 Chính sách hỗ trợ vốn: cần

đ

ƣợc triển khai xuống các cơ sở sản xuất. Cần thông báo cho biết thông tin quỹ hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất với lãi suất thấp, dài hạn

đ

ể có thể có thời gian yên tâm

đ

ầu tƣ cho hoạt

đ

ộng sản xuất. Hạn chế thủ tục rƣờm rà, gây phiền hà tạo cho ngƣời

đ

ầu tƣ mệt mỏi không muốn vay.

 Chính sách đào tạo tay nghề ngƣời lao

đ

ộng, trình

đ

ộ quản lý cho chủ doanh nghiệp, trình

đ

ộ marketing quảng bá sản phẩm doanh nghiệp.

 Chính sách xử lý môi trƣờng: cần có hệ thống xử lý nƣớc thải công nghiệp cho toàn bộ các cơ sở sản xuất theo hệ thống khép kín có thể nối liền từ cơ sở này

đ

ến các cơ sở khác.

111

 Chính sách

đ

ầu tƣ cơ sở hạ tầng: nên có sự

đ

ầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các xí nghiệp nhƣ giao thông

đ

ƣờng bộ,

đ

iện, nƣớc.

 Chính sách quy hoạch CCN

 Thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cƣ

đ

ể tránh tiêng ồn,ô nhiễm môi trƣờng.

Sau khi xử lý những để xuất trên đây, tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia làm việc trong khu vực Bãi Bằng và một số chuyên gia nghiên cứu chính sách. Kết quả phỏng vấn đƣợc ghi nhận lại, trên tổng thể có những phƣơng hƣớng nhƣ sau.

3.5.1 Chính sách quy hoạch CCN và liên kết trong CCN

Ý kiến đầu tiên mà các xí nghiệp đều quan tâm, đó là chủ trƣơng và các chính sách quy hoạch về mặt địa – kinh tế, để các xí nghiệp có đƣợc mốt liên hệ địa dƣ thuận lợi để tạo thuận lợi cho các liên kết theo CCN, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh trong CCN, đồng thời đảm bảo môi trường cảnh quan cho dân cƣ sống quanh CCN.

Theo lý luận về CCN, thì các xí nghiệp trong Cụm không phải chỉ xếp gần kề nhau về mặt địa dƣ, mà phải có những mối liên kết nội bộ. Đó là mối liên kết về sản xuất chí ít là một sản phẩm nào đó; tiếp đó là mối liên kết về công nghệ để tạo ra một chùm (cluster) sản phẩm có quan hệ với nhau bằng cách nối dài công nghệ. Chính khái niệm “CCN” đƣợc chuyển ngữ từ khái niệm “Cluster” (Chùm) mà ra. Nhƣng nói “Chùm công nghiệp” sợ khó nghe trong tiếng Việt, cho nên một số nhà nghiên cứu mới gọi là “CCN”, nhƣng họ vẫn gọi là “Chùm sản phẩm”.

Biện pháp chính sách cụ thể cho việc quy hoạch cần đƣợc đề xuất để các cơ quan hữu quan có chủ trƣơng, và đƣơng nhiên, công việc quy hoạch không thể nhìn ngắn hạn, mà phải nhìn trƣớc một thời hạn suốt thời kỳ công nghiệp hoá, theo chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc, là trong giai đoạn đến 2020, cho đến khi nƣớc ta thực sự trở thành một nƣớc công nghiệp.

3.5.2 Chính sách đầu tư phát triển CCN

112

Tuy nhiên, nghiên cứu các ý kiến về nhu cầu này, tôi thấy, nó đƣợc thể hiện theo nhữg khía cạnh rất khác nhau:

 Loại ý kiến thứ nhất, mang dấu ấn của tƣ tƣởng thời kinh tế bao cấp, mong muốn đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ.

 Loại ý kiến thứ hai, mong muốn đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ về cơ sở hạ tầng.  Loại ý kiến thứ ba, mong muốn đƣợc Nhà nƣớc ban hành những chính sách

khuyến khích đầu tƣ phát triển địa phƣơng.

Xử lý các ý kiến trên, tôi thiên về ý kiến thứ ba. Đó là một tƣ tƣởng phù hợp với kinh tế thị trƣờng, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

3.5.3 Chính sách thúc đẩy hình thành sản phẩm chung của CCN

Các xí nghiệp trên địa bàn các CCN đã có nhiều cuộc trao đổi để “Liên kết theo sản phẩm”, một trong những nội dung bản chất của CCN, trong đó có một số ý tƣởng:

 Hợp tác sản xuất những sản phẩm mang thế mạnh đặc trƣng của CCN, ví dụ, sản xuất thiết bị, phụ tùng, sản xuất nguyên liệu, v.v…

 Hợp tác sản xuất một số thiết bị, vật liệu hoá chất chuyên dụng trong ngành giấy phục vụ cả nhu cầu trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Những ý tƣởng tốt đẹp này đang trên đƣờng hình thành. Tuy nhiên, chƣa hình thành chủ trƣơng và chính sách rõ rết của các cấp quản lý, kể cả quản lý địa phƣơng (Tỉnh/Thành phố), và quản lý ngành (Bộ Công Thƣơng).

Qua các ý kiến trao đổi, tôi nhận thức rằng, những chính sách này là cực kỳ cần thiết để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển liên kết giữa các xí nghiệp trên địa bàn chính thức mang bản chất của một CCN theo ý nghĩa hiện đại của mô hình công nghiệp hoá.

Trong việc ban hành các chính sách này, nhƣ tôi nêu ở trên, nó vừa có vai trò của địa phƣơng (Huyện, Tỉnh), vừa có vai trò của các cơ quan nghiên cứu và vai trò ngành (Bộ Công Thƣơng) và những quyết định của Chính phủ.

113

3.5.4 Chính sách khuyến khích phát triển liên kết công nghệ

Theo lý luận về CCN, để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của một CCN, vấn đề không chỉ là khuyến khích đổi mới công nghệ trong từng xí nghiệp, mà điều rất căn bản là phải tạo ra quan hệ liên kết về công nghệ giữa các xí nghiệp, để mở ra khả năng thực tế hình thành CCN trên địa bàn.

Để tạo ra mối liên kết về công nghệ, ngoài chính sách khuyến khích đầu tƣ theo hƣớng phát triển CCN, cần có một số biện pháp chính sách quan trọng sau:

 Chính sách thuế ƣu đãi cho việc mua nguyên liệu (hoặc phế liệu) và bán thành phẩm hoặc sản phẩm trong nội bộ CCN.

 Chính sách ƣu đãi thuế khi mua các dây chuyền công nghệ để “nối dài” các công nghệ trong CCN.

 Chính sách phát triển các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm các công nghệ phục vụ việc hình thành các liên kết về sản phẩm và công nghệ của CCN.

Với một chính sách thuế ƣu đãi, các xí nghiệp trong CCN sẽ thấy đƣợc họ có lợi khi liên kết với nhau, bất kể liên kết công nghệ hoặc liên kết sản phẩm.

3.5.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Tất cả các cơ sở mà tôi gửi phiếu điều tra hoặc phỏng vấn đều đề xuất yêu cầu Nhà nƣớc phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu nhân lực cho CCN, trong đó có những ý kiến cụ thể, mà tôi hoàn toàn chia sẻ nhƣ sau:

 Chính sách hỗ trợ việc mở các lớp hoặc các cơ sở đào tạo nghiệp vụ và đào tạo dài hạn về các lọai nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản lý, cập nhật với trình độ hiện đại của công nghệ giấy.

 Chính sách hỗ trợ việc mở các dịch vụ tƣ vấn giúp mở mang hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, thị trƣờng của các loại nhân lực hiện đang làmn việc tại địa bàn.

 Chính sách khuyến khích về lƣơng, thƣởng cho những ngƣời có ý thức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn (không phải để lấy văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ).

114

3.5.6 Công bố một đạo luật về Cụm công nghiệp và CSP

Để tạo điều kiện cho sự phát triển mô hình công nghiệp hoá theo Cụm, Nhà nƣớc nên nghiên cứu ban hành một đạo luật về CCN.

3.6 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1) Không thể phát triển các CCN trong một quốc gia, cũng như các CSP trong doanh nghiệp, nếu không có sự quan tâm về các biện pháp pháp luật và các chính sách của Nhà nước và các cấp quản lý.

2) Các biện pháp chính sách phải đảm bảo yêu cầu phát triển công nghiệp theo CCN, và phát triển doanh nghiệp theo CSP.

3) Các biện pháp chính sách quan trọng nhất cần quan tâm, đó là chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách phát triển nguồn nhân lực.

4) Các chính sách ấy phải hướng vào mục đích phát triển công nghiệp theo mô hình CCN và CSP, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước vào năm 2020.

5) phải phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường và chiến lược phát triển bền vững.

115

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN

Toàn bộ cố gắng nghiên cứu của luận văn tập trung vào tìm kiếm mô hình chính sách phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi hệ thống kinh tế của đất nước ta theo hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mô hình đó có thể tóm tắt trong các kết luận sau đây:

Kết luận 1.

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một nhu cầu tất yếu của Việt Nam, nhưng hội nhập không phải chỉ là quyết tâm trên tình cảm và tư tưởng, mà phải trên mô hình kinh tế.

Đến lượt mình, mô hình kinh tế trong hội nhập không thể tách rời một chính sách phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Kết luận 2.

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chiến lược kinh tế quốc tế, mô hình kinh tế của hội nhập là mô hình “Đàn sếu bay”.

Tác giả luận văn cho rằng đây là một tư tưởng đặc sắc của các nhà nghiên cứu chiến lược quốc tế, và đã tiếp thu để hình thành tư tưởng của luận văn.

Kết luận 3.

Thích ứng với mô hình “Đàn sếu bay” ở tầm quốc tế, mô hình công nghiệp trong nước sẽ phải là mô hình các “Cụm công nghiệp” đã được Porter đề xướng từ đầu thập niên 1990.

Là người hoạt động ở tầm vi mô, tác giả luận văn cho rằng, doanh nghiệp có thể phát triển theo mô hình “Cụm sản phẩm”.

Đó là mô hình chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp hoàn toàn tương thích với mô hình hội nhập “Đàn sếu bay” ở tầm quốc tế và mô hình “Cụm công nghiệp” ở tầm quốc gia.

116

Kết luận 4.

Cuối cùng là mô hình của chính sách phát triển công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành “Cụm sản phẩm” trong các doanh nghiệp.

Tác giả luận văn cho rằng, chính sách phát triển công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành các Cụm sản phẩm trong doanh nghiệp là “Chính sách nối dài công nghệ”, mà bản chất của quá trình “nối dài công nghệ” là quá trình nối tiếp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỚI MỘT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO CLUSTER SẢN PHẨM (Trang 105 -105 )

×