9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Hoạch định chiến lược và dự báo
Do phải đối mặt với giá lao động tăng cao, ô nhiễm môi trƣờng và những khó khăn trong cạnh tranh của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á với giá lao động rẻ hơn, Đài Loan buộc phải tài trợ nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển Khoa Học & Công Nghệ, đào tạo công nhân, tự động hóa sản xuất và các dự án Công Nghệ cao. Vì thế, các ngành Công Nghệ cao giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đài Loan và đóng góp tới 40% giá trị xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ và 13% sang Nhật Bản.
Bằng việc sử dụng các công nghệ đã đƣợc phát triển ở nƣớc ngoài và sản xuất các dây chuyền sản xuất rẻ đến mức thấp nhất có thể, Đài Loan có khả năng sản xuất một số lƣợng lớn các sản phẩm Công Nghệ cao rất cạnh tranh nhƣ thiết bị máy tính (màn hình và mainboard), ngành bán dẫn của Đài Loan phát triển rất mạnh trong khi ngành công nghệ môi trƣờng và Công Nghệ Sinh Học chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn.
55
Đài Loan đã và đang thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp dựa trên Công Nghệ cao thông qua các mục tiêu chiến lƣợc, dự báo và đồng thời đã hoạch định chiến lƣợc các ngành công nghiệp. Từ năm 2006 đến năm 2010, gần 1 tỷ USD (32 tỷ đô la Đài Loan) sẽ đƣợc phân bổ để phát triển ngành điện tử mềm, thiết bị phát hiện tần số radio, công nghệ nano, rô-bốt thông minh, xe cộ thông minh và nhà ở thông minh. Sáu ngành công nghiệp quan trọng này sẽ giúp Đài Loan đạt đƣợc những tầm nhìn hiện đại về “các công nghệ mới thuận tiện” và “cuộc sống thông minh” vì lợi ích của tất cả công dân Đài Loan.