9. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các
- Giai đoạn 2001-2020, huy động khoảng 160-180 ngàn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 11 - 12 tỷ USD) để đầu tƣ phát triển bƣu chính, viễn thông, tin học. Trong đó giai đoạn 2001-2010 huy động khoảng 60-80 ngàn tỷ đồng (4-6 tỷ USD). Dự kiến vốn huy động trong nƣớc sẽ vào khoảng 60%, vốn nƣớc ngoài 40% tổng số vốn đầu tƣ.
- Nhà nƣớc có chính sách thƣơng quyền về bƣu chính, viễn thông đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; có chính sách điều tiết phát triển mạng lƣới tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các
51
doanh nghiệp tự huy động các nguồn vốn để đầu tƣ phát triển mạng lƣới và kinh doanh dịch vụ, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phổ cập, dịch vụ công ích theo yêu cầu của Nhà nƣớc.
- Về vốn trong nƣớc: Đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tƣ phát triển. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế trong nƣớc; có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phƣơng tham gia phát triển bƣu chính, viễn thông, tin học; xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ bƣu chính, viễn thông và Internet, đặc biệt cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Về vốn ngoài nƣớc: Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nƣớc; khuyến khích các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhất là đầu tƣ vào công nghiệp bƣu chính, viễn thông, tin học, đầu tƣ kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tƣ phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một phần nguồn vốn ODA để phát triển bƣu chính, viễn thông, tin học nông thôn, vùng sâu, vùng xa.