Ngành Bưu chính viễn thông sau 2 năm gia nhập

Một phần của tài liệu Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam (Trang 37 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Ngành Bưu chính viễn thông sau 2 năm gia nhập

Ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), đặt dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO mang đến làn gió mới, động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao hơn 8%, thu hút sự quan tâm của giới đầu tƣ nƣớc ngoài, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế thƣơng mại ngày càng minh bạch và thông thoáng hơn. Thị trƣờng viễn thông Việt Nam tiếp tục đạt đƣợc các bƣớc tiến bộ vƣợt bậc, hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển đồng thời cải thiện đƣợc vị trí trong bảng xếp hạng viễn thông châu Á.

Với chính sách sớm đón nhận các công nghệ tiên phong về viễn thông trên thế giới từ thập niên 80, Việt Nam nhanh chóng tiếp cận đƣợc công nghệ chuyển mạch số và rất sớm so với các nƣớc Châu Á khác khi đƣa vào khai thác mạng thông tin di động công nghệ GSM từ 1993. Kể từ năm 2002, Viễn thông Việt Nam có các bƣớc tăng tốc rất nhanh khi có thêm các nhà khai thác thông tin di động khác ngoài VNPT cùng tham gia phát triển mạng lƣới và thị trƣờng dịch vụ với hai loại công nghệ GSM và CDMA2000. Công nghệ vô tuyến phát triển rất nhanh trên thế giới trong thời gian này đã đem đến lợi ích rất lớn cho các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, đƣa dịch vụ viễn thông vô

37

tuyến di động và cố định đến khách hàng một cách nhanh nhất. Nhờ vậy, tốc độ tăng trƣởng thuê bao điện thoại tại Việt Nam luôn luôn hơn 40% trong vài năm vừa qua. Hiện nay mật độ thuê bao điện thoại tại Việt Nam đã vƣợt qua 80% dân số. Bên cạnh dịch vụ điện thoại, các dịch vụ băng rộng nhƣ: internet, kênh thuê riêng cũng đang phát triển nhanh chóng và tiến đến phổ cập đến từng xã của cả nƣớc. Đi đầu trong mảng dịch vụ này là VNPT và Viettel nhờ vào mạng lƣới cáp quang và cáp nội hạt hiện có. Tuy nhiên, dịch vụ băng rộng vô tuyến dựa vào công nghệ WCDMA và WiMax hiện nay đang là một lựa chọn rất hiệu quả để đem đến dịch vụ băng rộng cho cả cố định và di động với chi phí và thời gian triển khai rất cạnh tranh.

Năm đầu tiên gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (2007), các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định và có sự tăng trƣởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: GDP đạt mức tăng trƣởng 8,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD (tăng 21,5% so với 2006), nhập khẩu đạt 60,8 tỷ (tăng 35,5%); thu hút vốn FDI đạt 20,3 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm 2006); lạm phát ở mức 12,63%. Đóng góp vào sự tăng trƣởng, phát triển và ổn định nền kinh tế nói trên phải kể đến vai trò không nhỏ của ngành BCVT-CNTT. Sang năm 2008, kinh tế Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt một thập kỷ phát triển tƣơng đối ổn định. Tuy vậy, thị trƣờng viễn thông Việt Nam tiếp tục đạt đƣợc các bƣớc tiến vƣợt bậc, hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển đồng thời cải thiện đƣợc vị trí trong bảng xếp hạng viễn thông Châu Á. Báo cáo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2008 công bố tại hội thảo Vietnam ICT Outlook 2008 tại TP.HCM, cho thấy World Bank xếp điểm chỉ số tri thức (KI) và kinh tế tri thức (KEI) của Việt Nam đạt 3.17 và 3.27, xếp thứ 96 trên 140 quốc gia xếp hạng.

Thời gian 2 năm sau hội nhập cũng ghi nhận những kết quả trong điều hành chính sách của Nhà nƣớc về BCVT. Nhìn chung, ngành BCVT đã phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp mới. Tính đến tháng 8/2008, đã có 16 doanh nghiệp bƣu chính đƣợc cấp phép kinh doanh dịch vụ

38

chuyển phát thƣ , trong sô đó có 9 công ty đã đƣợc xác nhận có kinh doanh dịch vụ chuyển phát. Ngoài các dịch vụ truyền thống của mạng Bƣu chính thì các dịch vụ mới cũng đƣợc mở ra để dáp ứng nhu cầu của khách hàng

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông bao gồm các tập đoàn lớn nhƣ: Tập đoàn Bƣu Chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Điện lực;Tập đoàn Viễn thông Quân đội…Với số doanh nghiệp gia tăng và các dịch vụ do các doanh nghiệp này cung cấp, sự tăng trƣởng thuê bao đã có sự bứt phá ngoạn mục trong những năm qua. Các hoạt động dịch vụ BCVT của các doanh nghiệp đã dần định hình đƣợc thị phần trong nƣớc cuả mình.. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng mở rộng thị phần ra nƣớc ngoài nhƣ Campuchia, Lào (Viettel,VNPT)

Các biến chuyển ở tầm quản lý vĩ mô tạo lập môi trƣờng kinh doanh viễn thông tin cậy hơn, qua đó cải thiện vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng môi trƣờng kinh doanh châu Á- Thái Bình Dƣơng. BMI xây dựng tiêu chuẩn đánh giá môi trƣờng kinh doanh viễn thông dựa trên các tiêu chí: (1) mức độ rủi ro của nền kinh tế; (2) Mức độ rủi do chính trị; (3) Mức độ phát triển của thị trƣờng viễn thông; (4) tiềm năng phát triển viễn thông; (5) môi trƣờng cạnh tranh; (6) thể chế luật pháp. Theo các tiêu chí này, môi trƣờng kinh doanh Viễn thông Việt Nam đƣợc đánh giá ngang bằng với Thái Lan, nhƣng xếp thứ 14 sau Thái Lan do thua kém một số chỉ số phụ .

Tuy đạt đƣợc những thành tựu nhƣ vậy nhƣng những điểm yếu trong ngành BCVT hiện nay là:

- Lĩnh vực dịch vụ cố định vẫn do một công ty nắm giữ (VNPT) - Thiếu các nhà đầu tƣ chiến lƣợc trên thị trƣờng.

- Tuy dịch vụ viễn thông đã khá phổ biến tại khu vực thành thị, nhƣng nhiều vùng nông thôn, miền núi, hải đảo tiếp cận đƣợc với các dịch vụ viễn thông còn khó khăn. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án VINASAT là nhằm khắc phục điểm yếu trên.

39

Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng ngành BCVT Việt Nam đang trong quá trình đổi mới với thị trƣờng tiềm năng mạnh mẽ, nhƣng trƣớc mắt còn rất nhiều việc phải làm để phát triển bền vững và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)