Xu thế diễn biến của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang, Hà Giang tt (Trang 64)

a) Nhiệt độ

- Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình theo kịch bản biến đổi khí hậu B2

Việc xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu về nhiệt độ tại tỉnh Hà Giang đƣợc tính toán và phân tích dựa trên số liệu và vị trí không gian của các trạm quan trắc khí tƣợng. Mức tăng nhiệt độ ứng với kịch bản phát thải trung bình B2 đƣợc thể hiện tại bảng 3.12 và bảng 3.13.

Bảng 3.12. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

Các mốc thời gian của TK21

Các thời kỳ trong năm

XII - II III – V VI – VIII IX - XI Năm

2020 0.58 0.46 0.40 0.50 0.48 2030 0.85 0.69 0.57 0.74 0.71 2040 1.18 0.96 0.81 1.03 1.00 2050 1.53 1.24 1.04 1.33 1.29 2060 1.86 1.51 1.27 1.62 1.56 2070 2.17 1.76 1.48 1.89 1.82 2080 2.44 1.98 1.67 2.13 2.06 2090 2.70 2.18 1.84 2.35 2.27 2100 2.92 2.37 1.99 2.55 2.46

(Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang)

Kết quả tính toán tại kịch bản biến đổi B2 cho thấy, nhìn chung nhiệt độ trung bình năm tăng lên trên toàn miền. Tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa xuân cao nhất, tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa hè thấp nhất và mức độ tăng nhiêt độ mùa thu và mùa xuân tƣơng đối bằng nhau. Tại khu vực trạm Bắc Quang, nhiệt độ trung bình tăng tăng 0.480C vào năm 2020.

- Mức chênh lệch nhiệt độ cực trị theo kịch bản biến đổi khí hậu B2

Bảng 3.13. Chênh lệch nhiệt độ tối cao tại các mốc của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1961-1990 của trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 2020 0.6 0.5 0.6 0.6 0.6 0.5 0.5 0.6 0.6 0.5 0.5 0.5 0.5 2030 0.8 0.7 0.8 0.8 0.8 0.7 0.7 0.8 0.8 0.7 0.7 0.7 0.7 2040 1.0 0.9 1.0 1.0 1.0 0.9 0.9 1.0 1.0 0.9 0.9 0.9 0.9 2050 1.2 1.1 1.2 1.2 1.2 1.1 1.1 1.2 1.2 1.1 1.1 1.1 1.1 2060 1.4 1.3 1.4 1.4 1.4 1.3 1.3 1.4 1.4 1.3 1.3 1.3 1.4 2070 1.7 1.5 1.7 1.7 1.7 1.5 1.5 1.7 1.7 1.5 1.5 1.5 1.6 2080 1.9 1.7 1.9 1.9 1.9 1.7 1.7 1.9 1.9 1.7 1.7 1.7 1.8 2090 2.1 1.9 2.1 2.1 2.1 1.9 1.9 2.1 2.1 1.9 1.9 1.9 2.0 2100 2.3 2.1 2.3 2.3 2.3 2.1 2.1 2.3 2.3 2.1 2.1 2.1 2.2

(Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang)

Kết quả tính toán nhiệt độ tối cao và tối thấp tại các trạm trên các huyện cho thấy, hầu hết nhiệt độ tối cao và tối thấp của các trạm đều tăng:

 Nhiệt độ tối cao tại huyện Bắc Quang tăng 0,5 o

C vào năm 2020 lên tới 1,1

o

C vào năm 2050.

 Nhiệt độ tối thấp tại huyện Bắc Quang tăng 0,5oC vào năm 2020.

b)Lƣợng mƣa

Kết quả xây dựng kịch bản biến đổi về lƣợng mƣa tại tỉnh Hà Giang cho thấy, lƣợng mƣa tăng trên toàn miền từ năm 2020 đến năm 2100. Lƣợng mƣa tăng mạnh về chủ yếu tập trung tại huyện Quang Bình, tiếp đến là các huyện Bắc Quang, huyện Vị Xuyên và Thành phố Hà Giang. Cụ thể nhƣ sau:Vào năm 2020, mức độ tăng lƣợng mƣa của Bắc Quang tƣơng ứng là 2.311 mm. Vào mùa khô (tháng 5-10), năm 2020 lƣợng mƣa giảm nhẹ so với thời kỳ 1980-1999 cụ thể tại huyện Bắc Quang giảm xuống là 394,8 mm.

Kết quả mô phỏng lƣợng mƣa mùa lũ theo kịch bản cũng cho thấy, lƣợng mƣa tại các huyện tăng trong các năm của thế kỷ 21, mức tăng chủ yếu tại khu vực huyện Bắc Quang và Quang Bình. Vào năm 2020, lƣợng mƣa của huyện Bắc Quang tƣơng ứng là: 3.867,3 mm.

Nhƣ vậy: Lƣợng mƣa trung bình năm và lƣợng mƣa mùa lũ theo kịch bản biến đổi khí hậu thì có xu hƣớng tăng lên nhiều so với thời kỳ 1980-1999. Lƣợng

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

mƣa có xu hƣớng giảm đi vào mùa khô so với thời kỳ 1980-1999. Chúng ta có thể thấy xu hƣớng thiếu nƣớc vào mùa khô, dƣ thừa nƣớc vào mùa mƣa chính là nguyên nhân dẫn đến thời tiết thiên tai nhƣ hạn hán, mƣa lũ kéo dài. Do đó, kéo theo của kiểu thời tiết hạn hán, lũ lụt là những thiệt hại cả về ngƣời và của.

3.3.2. Dự báo ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

a) Dự báo ảnh hƣởng đến tài nguyên nƣớc

Lƣu lƣợng dòng chảy quy định lƣợng nƣớc trên các sông, đó là yếu tố quyết định trong việc xảy ra hạn hán do lƣợng nƣớc ít đi cả vào mùa khô, hay lũ lụt, trƣợt sạt lở vào mùa mƣa do lƣợng nƣớc dƣ thừa trên các sông. Theo kịch bản BĐKH B2 tại Hà Giang, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ tại các huyện thuộc tỉnh Hà Giang đƣợc trình bày tại hình 3.10 và hình 3.11.

Nguồn: Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang Hình 3.10. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Nguồn: Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang Hình 3.11. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang

Kết quả về sự thay đổi dòng chảy tại các huyện theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 cho thấy:

- Dòng chảy năm có sự tăng lên tại huyện Bắc Quang.

- Dòng chảy mùa lũ tất cả các huyện đều tăng, và có sự tăng mạnh ở huyện Bắc Quang.

Dự báo với sự thay đổi nhƣ trên, có thể thấy Bắc Quang là một trong những huyện chịu nhiều tác động bởi các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ lũ lụt, lũ quét. Việc lƣu tốc dòng chảy tăng nhanh vào mùa mƣa nếu không có biện pháp phòng tránh thì rất dễ để xảy ra thiệt hại về ngƣời và của.

Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan sẽ diễn ra nhiều hơn, sự thiếu hụt nƣớc trong mùa khô và mƣa lũ lớn vào mùa mƣa sẽ tiếp tục ảnh hƣởng đến chất lƣợng, trữ lƣợng tài nguyên nƣớc trên địa bàn huyện.

b)Dự báo ảnh hƣởng đến tài nguyên đất

Theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 cho thấy hiện tƣợng thời tiết nắng nóng sẽ tăng dần, nền nhiệt độ trung bình tại khu vực tăng, cộng thêm với biên độ dao động nhiệt lớn kết hợp với địa hình đặc trƣng vùng lòng chảo sông Lô sẽ tác động đến các hình thái thời tiết tại khu vực trong đó có Bắc Quang. Hiện tƣợng khô hạn vào khô tập trung tại các xã Việt Hồng, Hùng An, Vô Điếm, Đức Xuân, Quang Minh sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi hiện tƣợng khô hạn vào mùa khô.

Ngƣợc lại vào mùa mƣa, một số xã thuộc huyện Bắc Quang nằm trong vùng núi đất thấp, với địa hình phân cắt mạnh và theo kịch bản B2 thì lƣợng mƣa vào

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

mùa mƣa có xu hƣớng tăng nhƣ Tân Thành, Tân Lập, Tân Quang, Việt Vinh, Việt Quang, Việt Hồng trong đó đặc biệt là xã Tân Thành sẽ chịu ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt làm giảm diện tích canh tác và năng suất cây trồng. Nguy cơ xảy ra xói mòn tại huyện Bắc Quang đƣợc thể hiện qua bản đồ hình 3.12.

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang Hình 3.12. Dự báo nguy cơ xảy ra khả năng xói mòn, rửa trôi đất năm 2020

3.3.3. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội

a) Dự báo tác động đến đời sống, phong tục tập quán và sinh kế của cộng đồng dân cƣ

BĐKH tác động đến tài sản, sinh kế của ngƣời dân tại tỉnh Bắc Quang bao gồm nhà cửa, nguồn nƣớc, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật, sản lƣợng cây trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp… Khi những yếu tố môi trƣờng, môi

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

trƣờng sống, cơ cấu sản xuất bị thay đổi theo chiều hƣớng tiêu cực. Từ đó kéo theo tập quán canh tác của ngƣời dân, tình hình quy hoạch cũng bị thay đổi theo chiều hƣớng không có lợi. Đồng thời, những tác động này có thể làm suy giảm khả năng của con ngƣời trong việc đảm bảo cuộc sống, vƣợt qua đói nghèo.

Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tất cả đời sống ngƣời dân huyện Bắc Quang, đặc biệt là những ngƣời nghèo khu vực nông thôn miền núi…, họ chính là một trong những nhân tố luôn phải đối mặt với những thách thức trong việc đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn trên 27%. Sinh kế của họ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồn nƣớc tự nhiên, phƣơng thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu nhập và đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình thƣờng là những hoạt động sinh kế có liên quan tới môi trƣờng tự nhiên và những ngƣời nghèo ở đây chủ yếu canh tác nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp quy mô nhỏ. Do đó, họ là đối tƣợng bị ảnh hƣởng nặng nề khi BĐKH. Khi môi trƣờng bị xuống cấp, đa dạng sinh học bị mất đi, hoặc khả năng tiếp cận của họ tới những nguồn tài sản chung đó bị hạn chế, làm giảm cơ hội tạo thu nhập và sẽ giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, gia tăng đói nghèo.

Tại huyện Bắc Quang, nông lâm là thế mạnh của huyện, thành phần phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Đời sống của một bộ phận dân cƣ nông thôn trong huyện đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng đồng bào ngƣời Nùng, ngƣời Dao, sản xuất còn mang nặng tính thủ công, chƣa đa dạng hóa cây trồng vật nuôi,... là những tác nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân dƣới tác động của BĐKH gây ra.

b)Dự báo tác động đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

BĐKH đã và đang tác động đến sức khoẻ của ngƣời dân. Trong đó các bệnh bị tác động là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Ảnh hƣởng tới bệnh truyền nhiễm là rõ rệt hơn.

Sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm làm gia tăng các bệnh do ký sinh trùng, gia tăng và lan truyền dịch bệnh do sự lây nhiễm giữa ngƣời - ngƣời, động vật - ngƣời nhƣ cúm.

Gia tăng các bệnh liên quan đến đƣờng tiêu hóa do nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm mốc phát triển đặc biệt ở ngƣời nghèo, ngƣời sống ở vùng có thu nhập thấp và trẻ em.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Dự báo khu vực các xã Tân Thành, Hữu Sản và Đức Xuân ngƣời dân sẽ chịu tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ nhiều nhất do hạn chế về phát triển kinh tế, giao thông đi lại khó khăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

c) Dự báo ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động giao thông

Trong những năm vừa qua, BĐKH (sự gia tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa) đã gây nên các hiện tƣợng thiên tai, thời thiết bất thƣờng nhƣ: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… đã ảnh hƣởng đến cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đƣờng giao thông trên địa bàn huyện. Theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang (B2). Lƣợng mƣa trung bình năm đến năm 2020, 2030,… 2100 đều thay đổi theo chiều hƣớng tăng. Tuy nhiên, việc thay đổi lƣợng mƣa giữa các mùa lại có chiều hƣớng trái ngƣợc nhau, về mùa khô lƣợng mƣa có chiều hƣớng giảm và về mùa mƣa lƣợng có chiều hƣớng tăng. Do vậy, lƣợng mƣa chủ yếu tập trung vào mùa mƣa, đây là nguyên nhân làm tăng cƣờng độ và mật độ các hiện tƣợng thời tiết thiên tai và là nguyên nhân làm hƣ hại hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Đối với từng vùng khác nhau, có các điều kiện địa hình, địa chất và sự thay đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa khác nhau, BĐKH sẽ có các tác động khác nhau đến lĩnh vực Giao thông vận tải. Cụ thể:

- Đối với vùng cao núi đất phía Tây (bao gồm các xã: Việt Hồng, Hƣơng Sơn, Tân Lập, Tân Thành).

Đây là vùng núi đất, có địa hình dốc và là vùng có lƣợng mƣa tăng lớn nhất (Theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang), làm tăng cƣờng độ các hiện tƣợng thiên tai nhƣ lũ quét, sạt lở đất. Do đó, đây là vùng có hệ thống giao thông vận tải chịu tác động lớn nhất của BĐKH. Các tác động chính của BĐKH đến lĩnh vực giao thông vận tải tại khu vực này trong tƣơng lai bao gồm:

Gia tăng hiện tƣợng trƣợt, sạt lở các tuyến đƣờng trong khu vực. Các cầu, cống, hệ thống đƣờng giao thông trong khu vực bị cuốn trôi, xói lở do cƣờng độ và mật độ của các trận lũ quét, lũ ống tăng.

- Đối với vùng núi thấp(các xã, thị trấn còn lại của huyện)

Đây là khu vực có địa hình tƣơng đối thấp và là khu vực tập trung dân cƣ, các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, các tác động chính của BĐKH đến lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn khu vực gồm:

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

 Gây ngập một số tuyến đƣờng trong khu vực. Đây là tác động chính của BĐKH đối với lĩnh vực giao thông vận tải vào mùa mƣa.

 Nhiệt độ tăng kết hợp với sự hoạt động của số lƣợng lớn các phƣơng tiện giao thông vận tải trong khu vực sẽ làm giảm chất lƣợng mặt đƣờng và làm hƣ hại đến hệ thống đƣờng giao thông trong khu vực.

3.3.4. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - hoạt động sản xuất

a) Dự báo tác động đến nông nghiệp

Bắc Quang là huyện thuộc vùng đất thấp, đây là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội trong các vùng của tỉnh Hà Giang. Do có địa hình thấp và bằng phẳng, có lƣợng nƣớc tƣới ổn định hơn, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Bắc Quang phát triển mạnh về cây lƣơng thực và cây ăn quả.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020, lƣợng mƣa trong khu vực tăng khá mạnh (2 – 2,3%). Lƣợng mƣa hàng năm tăng cung cấp thêm lƣợng nƣớc đầu vào dồi dào cho khu vực. Tuy nhiên, hầu hết trong toàn khu vực lƣợng mƣa chỉ tăng vào mùa mƣa, thời gian xuất hiện mùa mƣa lại có xu hƣớng ngắn tạo ra các nguy cơ rất lớn về lũ lụt trong mùa mƣa. Trong giai đoạn này, các trận mƣa với cƣờng độ lớn xuất hiện thƣờng xuyên hơn, lũ lụt hàng năm sẽ là nguyên nhân làm giảm năng suất trồng trọt lớn nhất trong khu vực. Khu vực vùng cao núi đất phía Tây bao gồm các xã Việt Vịnh, Việt Quang, Hữu Sản, Đông Thành, Tân Lập, Tân Thành là vùng phát triển cây công nghiệp (chè, đậu tƣơng). Đây là vùng hay sạt lở, đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích toàn huyện.

Các khu vực trồng lúa, hoa màu của khu vực tập trung dọc theo các dòng sông, các khu vực bồi lắng sẽ là nơi bị ảnh hƣởng nhiều nhất đặc biệt là dọc theo lƣu vực sông Lô. Các vị trí cao hơn so với các bờ sông, suối trong trƣờng hợp mƣa lớn, lƣợng nƣớc chảy bề mặt tăng lên sẽ làm xói lở, phá hủy cây trồng.

Mặc dù lƣợng mƣa nhiều hơn, địa hình thấp hơn so với khu vực khác song do mùa mƣa có xu hƣớng ngắn lại, mùa khô dài ra, hiện tƣợng hạn hán vẫn sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trong khu vực nhƣ các xã Quang Minh, Đức Xuân.

Đối với cây có múi (cây cam, quýt), hiện tƣợng khô hạn kéo dài ảnh hƣởng xấu đến quá trình ra hoa, kết quả của cây. Thời gian thụ phấn trùng với mùa khô của

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

khu vực tạo điều kiện cho khả năng đậu quả cao tuy nhiên sự thiếu nƣớc trong giai đoạn này là nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng quả chƣa cao.

Nhiệt độ trung bình tăng dẫn tới quá trình hô hấp vào ban đêm của các cây trồng, đặc biệt là cây lƣơng thực tăng lên. Quá trình này sẽ tiêu tốn năng lƣợng đồng hóa của cây, năng suất sinh khối sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm. Với đặc trƣng địa hình kết hợp với sự tăng lên của nền nhiệt độ khu vực đặc biệt là trong

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang, Hà Giang tt (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)