Trên cơ sở các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu chung của tỉnh Hà Giang, huyện Bắc Quang cần có định hƣớng linh hoạt và thực hiện những biện pháp ứng phó phù hợp nhất với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội tại địa phƣơng.
a) Các biện pháp của đơn vị quản lý
Thực hiện quyết định 883/QĐ-UBND ngày 6 tháng 4 năm 2007 về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cƣ nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
- Quy hoạch mạng lƣới đô thị: Đô thị cấp tỉnh, hệ thống đô thị chuyên ngành; hệ thống đô thị cấp huyện; các thị trấn trung tâm huyện lỵ; các thị trấn biên giới; các thị tứ.
- Lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH với mục tiêu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo.
Các cơ quan quản lý cần có các biện pháp để đƣa mục tiêu ứng phó với BĐKH vào trong các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Các chƣơng trình dự án có thể lồng ghép các mục tiêu ứng phó với BĐKH gồm:
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng. - Quy hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nƣớc. - Quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng của các địa phƣơng.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng theo xu hƣớng phát triển chung của tỉnh Hà Giang, đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện theo hƣớng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
b)Biện pháp của ngƣời dân
Việc ứng phó với BĐKH và thảm họa thiên tai đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng. Trên thực tế, ngƣời dân là đối tƣợng phải đối mặt trực tiếp với sự thay đổi thất thƣờng của thời tiết, tƣơng tác của các yếu tố môi trƣờng. Với đặc thù là một huyện miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cần vận dụng triệt để những kinh nghiệm, hiểu biết vốn có của đồng bào để đƣa ra những biện pháp phù hợp với thực tế tại địa phƣơng. Một số biện pháp cần đƣợc ngƣời dân thực hiện để ứng phó với BĐKH:
- Tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe:
Hiện nay biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, đã và đang ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đặc biệt là ngƣời già và trẻ em. Do vậy, ngƣời dân địa phƣơng phải có những biện pháp để đảm bảo sức khỏe, chế độ ăn uống của mỗi gia đình, cá nhân.
- Sử dụng và vận dụng các kiến thức bản địa trong việc chống sạt lở đất và xói mòn, giảm thiểu khả năng gây lũ
Các dân tộc thiểu số thuộc sống ở các khu vực vùng núi cao, khu vực dọc theo các hệ thống sông suối thuộc huyện Bắc Quang cần có các biện pháp chống xói mòn và sạt lở đất cụ thể nhƣ: Trồng các loại cây họ tre, trúc xung quanh bản mƣờng, quanh các đám ruộng gần dòng chảy, hai bên bờ các dòng sông, suối; xếp đá quanh nhà hoặc nƣơng để chống rửa trôi…
Một số loại cây trồng khuyến khích lựa chọn đó là cây keo và cây sa nhân. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, “Loài Sa nhân quan trọng với ngƣời dân vùng cao, các sản phẩm từ thu đƣợc nhƣ hoa, quả Sa nhân dùng để điều trị các chứng đau bụng, ăn uống không tiêu. Hạt Sa nhân thu bán phục vụ các nhu cầu cần thiết của ngƣời dân. Sa nhân có thể trồng dƣới tán rừng, trên nƣơng rẫy, trồng xen với các loại cây ăn quả. Khả năng phát triển của loài này lớn do có thị trƣờng tiêu thụ, có nhiều diện tích đất thích hợp với cây Sa nhân. Sa nhân trồng dƣới tán rừng tự nhiên, rừng trồng làm tăng độ dày cho lớp cây bụi, thảm tƣơi, tăng khả năng hấp thụ CO2, làm giảm thiểu BĐKH”.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
- Vận dụng kiến thức của ngƣời dân trong việc khai thác và bảo vệ nguồn nƣớc.
Giải pháp đƣa ra là ngƣời dân sẽ tự sử dụng kiến thức của họ để thi công, bảo dƣỡng công trình của mình. Đây là một giải pháp phân quyền quản lý trên cơ sở nghiên cứu năng lực của ngƣời dân trong thực hiện xây dựng cơ bản đối với các công trình hạ tầng nông thôn.
3.4.2. Các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với môi trường tự nhiên
a) Tài nguyên nƣớc
- Cơ sở của các giải pháp:
Đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân toàn huyện đặc biệt là các xã vùng cao vào mùa khô.
Thiết lập các biện pháp phòng tránh lũ quét, lũ ống hiệu quả, nhất là đối với các khu vực trọng điểm sạt lở của huyện nhƣ Đức Xuân, Việt Vinh,…
- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:
Để đảm bảo đủ nguồn nƣớc cung cấp cho ngƣời dân giúp thoát khỏi tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc nghiêm trọng, đối với khu vực núi đá cao phía Bắc cần thực hiện các giải pháp:
Tiếp tục xây dựng hệ thống hồ treo đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt trên địa bàn 04 xã núi đá vùng cao Tân Lập, Tân Thành, Hữu Sản,..
Có chế độ quan trắc, quy hoạch tổng thể nguồn nƣớc, xây dựng các công trình đập trữ nƣớc, cân bằng nguồn nƣớc. Việc tính toán cân bằng nguồn nƣớc có tính đến ảnh hƣởng của việc xây dựng các đập thuỷ điện và các tác động tiêu cực xuyên biên giới.
Xây dựng quy hoạch và quản lý, bảo vệ nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt. Tăng cƣờng công tác quản lý công trình thuỷ lợi nhất là các công trình đã xây dựng.
Tăng cƣờng công tác trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
Xây dựng nguyên tắc dùng nƣớc và tuyên truyền thay đổi thói quen dùng nƣớc, nâng cao nhận thức ngƣời dân về tiết kiệm nƣớc.
Biện pháp sơ tán, di chuyển công trình và cộng đồng dân cƣ ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tiếp tục triển khai theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
triển khai di dời 200 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở lớn đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt.
b)Tài nguyên đất
- Xác định cơ sở của các giải pháp:
Thiết lập các biện pháp phòng tránh sạt trƣợt lở tập trung chủ yếu tại các xã vùng núi phía Tây, khu vực ven sông Con và sông Lô.
Hạn chế hiện tƣợng xói mòn, và suy giảm chất lƣợng đất tại các vùng đất trống đồi núi trọc, độ dốc cao trên địa bàn toàn huyện.
- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:
Làm nƣơng ruộng bậc thang kết hợp đào mƣơng chống xói mòn trên địa bàn đất dốc
Che phủ cho đất bằng vật sống và thực vật không sống giảm thiểu hiện tƣợng sói mòn
Duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, giữ đất canh tác.
Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai, hạn chế đất trống.
Thực hiện công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo đúng phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển của huyện Bắc Quang đến năm 2015.
3.4.3. Các giải pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế
a) Nông nghiệp
Với đặc thù là một huyện vùng núi thấp thuộc tỉnh Hà Giang, lƣợng mƣa nhiều, điều kiện thủy văn thủy lợi cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, là nguồn cung cấp lƣơng thực thực phẩm lớn cho toàn tỉnh, huyện Bắc Quang cần tập trung các biện pháp phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
- Cơ sở của các giải pháp:
Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phải đáp ứng đƣợc các vấn đề sau: Hạn chế ảnh hƣởng do hạn hán, lũ lụt; hạn chế ảnh hƣởng do các loài sâu bệnh. Do vậy, cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp đồng bộ.
Sử dụng lợi thế sẵn có của địa phƣơng, phát triển các cây trồng đặc trƣng nhƣ ngô, lúa nƣơng, cam, quýt, các loại gỗ nguyên liệu để phát triển sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
Lợi dụng điều kiện địa hình và khí hậu đặc trƣng của vùng núi phía Bắc, phát triển các loại cây trồng chịu lạnh tốt, thích hợp với địa hình cao.
- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:
Trên cơ sở lấy con ngƣời làm trung tâm, các giải pháp cần phải thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cƣờng trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Đẩy mạnh công tác giống cây trồng, vật nuôi, đầu tƣ hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch sản xuất phù hợp với công tác phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến.
Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cƣờng khả năng ứng phó với sự biến đổi của khí hậu;
- Trồng trọt:
Hiện tại diện tích đất chƣa sử dụng còn lớn là 310.064 ha, chiếm 39,32%. Do đó cần khai thác triệt để và sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất đai, duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai, góp phần làm giàu và bảo vệ môi trƣờng đất đai để sử dụng ổn định lâu dài.
Quản lý và sử dụng nƣớc: UBND các xã cần có sự tu bổ, bổ sung mới hệ thống thủy lợi để đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu cũng nhƣ đảm bảo không bị thiếu nƣớc vào mùa khô hạn.
Định hƣớng quy hoạch thủy lợi: Về mùa lũ do mƣa lớn địa hình dốc nên ở giai đoạn sông có địa chất yếu rất dễ gây xói lở bờ, làm thay đổi hình thái hiện có của sông suối, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các khu dân cƣ. Vì thế cần xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ tránh ảnh hƣởng đến diện tích đất nông nghiệp cũng nhƣ các khu dân cƣ.
Thực hiện dịch chuyển mùa vụ kết hợp với thay đổi giống cây trồng để tránh khô hạn.
Xây dựng, cải tạo các công trình trữ nƣớc để phục vụ tƣới chống hạn vào mùa khô: Các hồ quy mô trung bình đƣợc đào ở nhiều nơi, có lót chống thấm để thu nƣớc chảy theo các sƣờn dốc.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
Lựa chọn các giống ngô có thời gian sinh trƣởng ngắn, khả năng chịu hạn cao để tránh hạn.
Ngoài cây ngô ra, tiến hành đa dạng hóa cây trồng đặc biệt là cây trồng thích nghi và giá trị kinh tế cao trong đó nghiên cứu khả năng phát triển của cây, tìm kiếm thị trƣờng bao tiêu sản phẩm này ổn định.
Tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng để hạn chế các thiệt hại do các hiện tƣợng thời tiết gây ra:
Thực hiện quy hoạch, khoanh vùng các khu vực trồng trọt phù hợp với các biến đổi mới của thời tiết.
Tăng cƣờng hiệu quả công tác quy hoạch ngành trồng trọt, xác định các vùng thâm canh tập trung. Từ quy hoạch nông nghiệp xác định các giống lúa phù hợp cho các kiểu địa hình bao gồm: giống lúa phù hợp với khu bãi bồi, giống lúa chịu hạn tốt cho khu vực đất dốc…
Xây dựng bổ sung hoặc mở rộng quy mô các công trình chứa nƣớc phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất nói chung trong điều kiện khô hạn lâu dài.
Nghiên cứu các mô hình trồng trọt mới phù hợp với sự biến đổi khí hậu, trong đó xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, bền vững và có giá trị kinh tế cao.
Nâng cao nhận thức ngƣời dân về tác động của BĐKH và các giải pháp thích ứng.
Tăng cƣờng các giải pháp phòng tránh và xử lý các dịch bệnh. Giai đoạn cuối mùa khô (đầu mùa hè) sẽ có sự thay đổi mạnh về thời tiết, cần có các chƣơng trình truyền thông phổ biến cho ngƣời dân các biện pháp chăm sóc gia súc, các chƣơng trình phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng phát cũng nhƣ hạn chế sự thiệt hại cho ngƣời dân.
Chọn giống lúa ngắn ngày có năng xuất thấp, chất lƣợng cao, lựa chọn giải pháp gieo thẳng thay cho biện pháp cấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng độc canh lúa sang canh tác 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu.
Canh tác trang trại trên địa bàn huyện huyện Bắc Quang, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng nhƣ trồng Măng Bát Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu… tạo sinh kế cho
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, và lâm nghiệp trên toàn địa bàn điều tra. Ngoài trồng rừng cần tập trung phát triển trồng chè và hoa màu nhƣ lạc, sắn, ngô và một số cây đặc sản, cây ăn quả nhƣ cam, quýt đặc biệt trên địa bàn huyện Bắc Quang nơi có lƣợng mƣa lớn, thuận lợi phát triển sản xuất. Cần kết hợp các loại hoa màu dƣới tán rừng trƣớc giai đoạn rừng khép tán, tạo ra thu nhập trƣớc mắt góp phần đảm bảo nhu cầu sinh kế cho ngƣời dân tránh phụ thuộc vào rừng trong giai đoạn trồng rừng kéo dài.
- Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi chịu thiệt hại lớn nhất chủ yếu là hoạt động chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa), do đây là loài gia súc đƣợc chăn thả phổ biến. Để hạn chế thiệt hại cho ngành này do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, cần thực hiện các biện pháp: Tuyên truyền cho ngƣời dân thấy những tác động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay; Đảm bảo đủ ấm cho gia súc về mùa rét; Theo dõi, khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh trên gia súc khi phát hiện, hạn chế tối đa sự bùng phát trên diện rộng.
b)Lâm nghiệp
- Cơ sở của giải pháp
Đối với địa bàn vùng núi thấp nhƣ huyện Bắc Quang do đặc thù về địa hình và khí hậu, các biện pháp đƣa ra nhằm thích ứng và giảm thiểu các tác động của hiện tƣợng cháy rừng và sự phát triển của sâu bệnh.
- Giải pháp thích ứng
Đối với rừng đặc dụng: Cần khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hạn chế trồng lại rừng, cơ cấu cây trồng là các loài cây bản địa.
Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn gồm các loài nhƣ Mỡ, Quế, Kháo, các loài Trám, Sa mộc,… trồng rừng phòng hộ môi trƣơng sinh thái, cảnh quan gồm các loài: Sa mộc, thông, Xà cừ, Long não, bằng lăng…
Trồng rừng sản xuất bằng các loài cây: Keo, Bồ Đề, Thông, Tre luồng (nguyên liệu giấy), Trám Hồng, Vạng trứng, Thông Tếch (nguyên liệu ván nhân tạo), Quế, Trầm Hƣơng, Song Mây (Cây đặc sản), Pơ mu, Lát Hoa, Chò chỉ (nguyên liệu gỗ lớn).
Diện tích rừng sản xuất tại huyện Bắc Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng cây nguyên liệu giấy. Các xã nhƣ Tân Thành, Bạch Ngọc, Vĩnh Hảo có thể
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
đầu tƣ trồng rừng nguyên liệu giấy bằng các loại Keo chịu hạn, Keo chịu lạnh. Ngoài ra có thể thực hiện các dự án trồng cây nguyên liệu khác nhƣ trồng Măng Bát Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu…
Ƣu tiên trồng rừng trên các khu vực đất trống, đồi núi trọc, các khu vực lâm phận rừng phòng hộ xung yếu, trên các khu rừng mới cháy hoặc xúc tiến tái sinh tự