a)Tài nguyên nƣớc
Nguồn nƣớc mặt của huyện chủ yếu đƣợc cung cấp bởi hệ thống sông Lô, sông Con, sông Sảo, sông Bạc và nhiều hệ thống các suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác. Do nằm trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc khai thác và sử dụng nguồn nƣớc mặt cũng có nhiều hạn chế.
Nhìn chung, tài nguyên nƣớc của huyện khá dồi dào nhƣng do địa hình dốc nên việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn nhƣng khá thuận lợi cho đầu tƣ khai thác thủy điện.
b)Tài nguyên đất
Đất đai của Bắc Quang đƣợc hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành 5 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): có diện tích chiếm khoảng 4% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở hầu hết các xã dọc theo các sông suối. Lƣợng lân và kali tổng số trung bình nhƣng dễ tiêu ở mức nghèo; thành phần cơ giới biến động phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là nhóm đất thích hợp với các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lƣơng thực.
- Nhóm đất Gley (Gleysols): có diện tích chiếm khoảng 2,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực các xã có địa hình thấp trũng, khó thoát nƣớc. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nƣớc, đất thƣờng chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hoá.
- Nhóm đất than bùn (Histosols): Nhóm đất này có diện tích không đáng kể (36 ha), tập trung ở xã Vô Điếm. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lƣợng mùn, đạm và lân tổng số rất cao. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất xám (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm đến 90,8% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày, cây hoa màu; vùng địa hình cao phù hợp trồng cây lâu năm.
- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Liên Hiệp. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
đất chua hoặc ít chua; hàm lƣợng mùn và đạm tổng số từ khá đến giàu. Đất đỏ nhìn chung có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
Nhìn chung tài nguyên đất tại huyện Bắc Quang tƣơng đối phù hợp đề phát triển ngành nông_lâm nghiệp, nhóm đất ít có khả năng sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ.
c) Tài nguyên rừng
Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây đƣợc phân bố đều trên địa bàn 23 xã, thị trấn, hiện nay còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ nhƣ: Pơ mu, Ngọc am...
Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 79.600 ha, chiếm 72,5% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có của huyện là 79.104,93 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 52,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU