Các giải pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang, Hà Giang tt (Trang 78 - 83)

a) Nông nghiệp

Với đặc thù là một huyện vùng núi thấp thuộc tỉnh Hà Giang, lƣợng mƣa nhiều, điều kiện thủy văn thủy lợi cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, là nguồn cung cấp lƣơng thực thực phẩm lớn cho toàn tỉnh, huyện Bắc Quang cần tập trung các biện pháp phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Cơ sở của các giải pháp:

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phải đáp ứng đƣợc các vấn đề sau: Hạn chế ảnh hƣởng do hạn hán, lũ lụt; hạn chế ảnh hƣởng do các loài sâu bệnh. Do vậy, cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp đồng bộ.

 Sử dụng lợi thế sẵn có của địa phƣơng, phát triển các cây trồng đặc trƣng nhƣ ngô, lúa nƣơng, cam, quýt, các loại gỗ nguyên liệu để phát triển sản xuất.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

 Lợi dụng điều kiện địa hình và khí hậu đặc trƣng của vùng núi phía Bắc, phát triển các loại cây trồng chịu lạnh tốt, thích hợp với địa hình cao.

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:

 Trên cơ sở lấy con ngƣời làm trung tâm, các giải pháp cần phải thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cƣờng trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Đẩy mạnh công tác giống cây trồng, vật nuôi, đầu tƣ hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch sản xuất phù hợp với công tác phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

 Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến.

 Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cƣờng khả năng ứng phó với sự biến đổi của khí hậu;

- Trồng trọt:

 Hiện tại diện tích đất chƣa sử dụng còn lớn là 310.064 ha, chiếm 39,32%. Do đó cần khai thác triệt để và sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất đai, duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai, góp phần làm giàu và bảo vệ môi trƣờng đất đai để sử dụng ổn định lâu dài.

 Quản lý và sử dụng nƣớc: UBND các xã cần có sự tu bổ, bổ sung mới hệ thống thủy lợi để đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu cũng nhƣ đảm bảo không bị thiếu nƣớc vào mùa khô hạn.

 Định hƣớng quy hoạch thủy lợi: Về mùa lũ do mƣa lớn địa hình dốc nên ở giai đoạn sông có địa chất yếu rất dễ gây xói lở bờ, làm thay đổi hình thái hiện có của sông suối, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các khu dân cƣ. Vì thế cần xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ tránh ảnh hƣởng đến diện tích đất nông nghiệp cũng nhƣ các khu dân cƣ.

 Thực hiện dịch chuyển mùa vụ kết hợp với thay đổi giống cây trồng để tránh khô hạn.

 Xây dựng, cải tạo các công trình trữ nƣớc để phục vụ tƣới chống hạn vào mùa khô: Các hồ quy mô trung bình đƣợc đào ở nhiều nơi, có lót chống thấm để thu nƣớc chảy theo các sƣờn dốc.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

 Lựa chọn các giống ngô có thời gian sinh trƣởng ngắn, khả năng chịu hạn cao để tránh hạn.

 Ngoài cây ngô ra, tiến hành đa dạng hóa cây trồng đặc biệt là cây trồng thích nghi và giá trị kinh tế cao trong đó nghiên cứu khả năng phát triển của cây, tìm kiếm thị trƣờng bao tiêu sản phẩm này ổn định.

 Tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng để hạn chế các thiệt hại do các hiện tƣợng thời tiết gây ra:

 Thực hiện quy hoạch, khoanh vùng các khu vực trồng trọt phù hợp với các biến đổi mới của thời tiết.

 Tăng cƣờng hiệu quả công tác quy hoạch ngành trồng trọt, xác định các vùng thâm canh tập trung. Từ quy hoạch nông nghiệp xác định các giống lúa phù hợp cho các kiểu địa hình bao gồm: giống lúa phù hợp với khu bãi bồi, giống lúa chịu hạn tốt cho khu vực đất dốc…

 Xây dựng bổ sung hoặc mở rộng quy mô các công trình chứa nƣớc phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất nói chung trong điều kiện khô hạn lâu dài.

 Nghiên cứu các mô hình trồng trọt mới phù hợp với sự biến đổi khí hậu, trong đó xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, bền vững và có giá trị kinh tế cao.

 Nâng cao nhận thức ngƣời dân về tác động của BĐKH và các giải pháp thích ứng.

 Tăng cƣờng các giải pháp phòng tránh và xử lý các dịch bệnh. Giai đoạn cuối mùa khô (đầu mùa hè) sẽ có sự thay đổi mạnh về thời tiết, cần có các chƣơng trình truyền thông phổ biến cho ngƣời dân các biện pháp chăm sóc gia súc, các chƣơng trình phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng phát cũng nhƣ hạn chế sự thiệt hại cho ngƣời dân.

 Chọn giống lúa ngắn ngày có năng xuất thấp, chất lƣợng cao, lựa chọn giải pháp gieo thẳng thay cho biện pháp cấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng độc canh lúa sang canh tác 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu.

 Canh tác trang trại trên địa bàn huyện huyện Bắc Quang, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng nhƣ trồng Măng Bát Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu… tạo sinh kế cho

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, và lâm nghiệp trên toàn địa bàn điều tra. Ngoài trồng rừng cần tập trung phát triển trồng chè và hoa màu nhƣ lạc, sắn, ngô và một số cây đặc sản, cây ăn quả nhƣ cam, quýt đặc biệt trên địa bàn huyện Bắc Quang nơi có lƣợng mƣa lớn, thuận lợi phát triển sản xuất. Cần kết hợp các loại hoa màu dƣới tán rừng trƣớc giai đoạn rừng khép tán, tạo ra thu nhập trƣớc mắt góp phần đảm bảo nhu cầu sinh kế cho ngƣời dân tránh phụ thuộc vào rừng trong giai đoạn trồng rừng kéo dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi chịu thiệt hại lớn nhất chủ yếu là hoạt động chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa), do đây là loài gia súc đƣợc chăn thả phổ biến. Để hạn chế thiệt hại cho ngành này do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, cần thực hiện các biện pháp: Tuyên truyền cho ngƣời dân thấy những tác động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay; Đảm bảo đủ ấm cho gia súc về mùa rét; Theo dõi, khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh trên gia súc khi phát hiện, hạn chế tối đa sự bùng phát trên diện rộng.

b)Lâm nghiệp

- Cơ sở của giải pháp

Đối với địa bàn vùng núi thấp nhƣ huyện Bắc Quang do đặc thù về địa hình và khí hậu, các biện pháp đƣa ra nhằm thích ứng và giảm thiểu các tác động của hiện tƣợng cháy rừng và sự phát triển của sâu bệnh.

- Giải pháp thích ứng

 Đối với rừng đặc dụng: Cần khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hạn chế trồng lại rừng, cơ cấu cây trồng là các loài cây bản địa.

 Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn gồm các loài nhƣ Mỡ, Quế, Kháo, các loài Trám, Sa mộc,… trồng rừng phòng hộ môi trƣơng sinh thái, cảnh quan gồm các loài: Sa mộc, thông, Xà cừ, Long não, bằng lăng…

 Trồng rừng sản xuất bằng các loài cây: Keo, Bồ Đề, Thông, Tre luồng (nguyên liệu giấy), Trám Hồng, Vạng trứng, Thông Tếch (nguyên liệu ván nhân tạo), Quế, Trầm Hƣơng, Song Mây (Cây đặc sản), Pơ mu, Lát Hoa, Chò chỉ (nguyên liệu gỗ lớn).

 Diện tích rừng sản xuất tại huyện Bắc Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng cây nguyên liệu giấy. Các xã nhƣ Tân Thành, Bạch Ngọc, Vĩnh Hảo có thể

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

đầu tƣ trồng rừng nguyên liệu giấy bằng các loại Keo chịu hạn, Keo chịu lạnh. Ngoài ra có thể thực hiện các dự án trồng cây nguyên liệu khác nhƣ trồng Măng Bát Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu…

 Ƣu tiên trồng rừng trên các khu vực đất trống, đồi núi trọc, các khu vực lâm phận rừng phòng hộ xung yếu, trên các khu rừng mới cháy hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên với mật độ sinh khối tƣơng xứng, phù hợp với mục tiêu của từng dự án để tiến hành ƣu tiên trồng mới, phát triển rừng. Cần ƣu tiên trồng bổ sung bằng các loài cây bản địa nhƣ: Lát Hoa, Pơ Mu, Trám, Mỡ, … trên địa bàn các xã Tân Thành, Thƣợng Sơn, khu vực thủy điện Nậm Pu, nơi có diện tích lớn rừng đều thuộc cấp xung yếu và rất xung yếu (Phân cấp phòng hộ). Tiến hành trồng các loài cây Trầm Hƣơng, Dẻ ăn quả, Trám ghép để tìm loài phù hợp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngoài ra có thể trồng Thông ở những nơi có độ dốc cao, đất đai xấu vừa có khả năng lấy nhựa, vừa cung cấp gỗ.

 Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững: Canh tác trang trại phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng; tạo sinh kế cho cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, và lâm nghiệp. Ngoài trồng rừng cần tập trung phát triển trồng chè và hoa màu nhƣ lạc, sắn, ngô và một số cây đặc sản, cây ăn quả nhƣ cam, quýt. Trồng kết hợp các loại hoa màu dƣới tán rừng trƣớc giai đoạn rừng khép tán, tạo ra thu nhập trƣớc mắt góp phần đảm bảo nhu cầu sinh kế cho ngƣời dân tránh phụ thuộc vào rừng trong giai đoạn trồng rừng kéo dài.

 Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, tập trung nguồn lực để phát triển vốn rừng, đẩy mạnh trồng cây phân tán, nâng cao độ che phủ rừng của huyện đến năm 2020 đạt trên 60%; giảm thiểu tai biến trƣợt lở , lũ bùn, lũ quét, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo , bảo tồn đa dạng sinh học , bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với BĐKH;

 Tăng cƣờng công tác quản lý rừng, củng cố, kiện toàn các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, chống chặt phá rừng trái phép ngay từ cơ sở, đặc biệt hạn chế khai thác rừng tự nhiên, thu hoạch phải có lựa chọn; sử dụng sản phẩm phụ làm nhiên liệu và các sản phẩm phụ khác; tăng hiệu quả chuyển đổi sử dụng đất, áp dụng công nghệ cao, phòng chống cháy rừng, tăng cƣờng công tác vệ

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

sinh rừng, hạn chế vật liệu cháy sâu bệnh hại rừng. Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang, Hà Giang tt (Trang 78 - 83)