Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 40)

nƣớc và ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài

1.5.1. Kinh nghiệm ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức hoạt động ngày 02 tháng 06 năm 2008, trước đây là ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…VCB đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như: cho vay, tiền gửi, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ …Với thế mạnh về công nghệ, VCB là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internetbanking, VCB-Money (Homebanking), SMS banking, Phonebanking …

Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng bán lẻ đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận. VCB đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động: dịch

vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền … nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được lượng khách hàng lớn như: dịch vụ ngân hàng hiện đại VCB ib@banking, VCB SMSBanking... Năm 2012, VCB đạt được các giải thưởng: “ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam 2012” của trade finance; “ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt nội tệ tốt nhất Việt Nam” do khách hàng định chế tài chính bình chọn … Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2011 đến 2012.

BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2011 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 33.354.733 31.746.997 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (20.933.053) (20.792.904)

Thu nhập lãi thuần 12.421.680 10.954.093

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.198.033 2.250.538 Chi phí hoạt động dịch vụ (688.300) (861.939)

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.509.733 1.388.599

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.179.584 1.487.751

Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (5.896) 76.742

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ 24.012 207.631

Thu nhập từ hoạt động khác 355.489 657.253 Chi phí hoạt động khác (1.616.405) (132.155)

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác (1.260.916) 525.098

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 1.002.574 468.583

TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 14.870.771 15.108.497

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (5.699.837) (6.015.636)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc

chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9.170.934 9.092.861

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3.473.529) (3.328.964)

TỔNG LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ 5.697.405 5.763.897

Chi phí thuế TNDN hiện hành (1.480.073) (1.336.691)

Chi phí thuế TNDN (1.480.073) (1.336.691)

LỢI NHUẬN SAU THUẾ 4.217.332 4.427.206

Lợi ích của cổ đông thiểu số (20.521) (23.500) Lợi nhuận thuần trong kỳ 4.196.811 4.403.706 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.789 1.626

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank giai đoạn 2011 – 2012 ).

Năm 2011, thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm 1.509.733 triệu đồng chiếm 10% tổng thu nhập và thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng là 2.449.091 triệu đồng chiếm 16,5% trên tổng thu nhập.

Năm 2012, thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm 1.388.599 triệu đồng chiếm 9,2 % tổng thu nhập và thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng chiếm 4.154.404 triệu đồng chiếm 27,5% tổng thu nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế đạt được lần lượt là 5.697.405 – 5.763.897 triệu đồng. Điều đáng chú ý là tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tăng từ 16,5% lên 27,5 %. Có sự gia tăng này, là do trong giai đoạn này nền kinh tế cũng đang gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp vay trì trễ hoặc không có khả năng trả nợ làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập tín dụng của ngân hàng. Vì thế việc tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng không phải đơn giản mà gặp phải những khó khăn nhất định.

1.5.2. Kinh nghiệm ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam

HSBC là ngân hàng có mặt tại Việt Nam từ 140 năm qua kể từ khi mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1870. HSBC chính thức đưa vào hoạt động là ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào ngày 01 tháng 01 năm 2009. Hiện nay HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.

Trong 5 năm chính thức hoạt động là ngân hàng 100% vốn nước ngoài, HSBC đã được được những thành tựu đáng kể. HSBC được đánh giá là ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam trong 7 năm liên tiếp 2006 – 2013 do tạp chí Finance Asia bình chọn; ngân hàng có thị phần ngoại hối tốt nhất Việt Nam trong ba năm liên tiếp từ 2010 – 2013 bởi Euromoney FX Survey; ngân hàng lưu ký tốt nhất tại Việt Nam trong 5 năm liên tiếp 2008 - 2012 do Global Finance bình chọn; ngân hàng có dịch vụ cao cấp tốt nhất dành cho khách hàng cá nhân tại Việt Nam năm 2011 do Euromoney bình chọn; Giải thưởng Rồng Vàng do thời báo kinh tế Việt Nam và Bộ kế hoạch và Đầu tư bình chọn 2010 -2011 ...

HSBC đã đạt được mức lợi nhuận ấn tượng chỉ trong 5 năm hoạt động bất chấp những biến động của thị trường. Theo Bảng 1.2 cho thấy:

- Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 1.018.229 triệu đồng trong đó thu nhập hoạt động dịch vụ là 432.621 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18% so với tổng thu nhập hoạt động và thu nhập hoạt động ngoài tín dụng là 1.278.19 triệu đồng chiếm 53,14% so với tổng thu nhập hoạt động.

- Lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 1.407.400 triệu đồng trong đó thu nhập hoạt động dịch vụ là 553.533 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 18,7% so với tổng thu nhập hoạt động và thu nhập hoạt động ngoài tín dụng là 1.209.08 triệu đồng chiếm 40,84% so với tổng thu nhập hoạt động.

BẢNG 1.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HSBC GIAI ĐOẠN 2011 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 1.962.485 2.534.074 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (835.235) (782.411)

Thu nhập lãi thuần 1.127.250 1.751.663

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 498.916 636.074 Chi phí hoạt động dịch vụ (66.295) (82.542)

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 432.621 553.532

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 707.119 613.502

Lãi/ Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 94.206 26.792

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ 62.004 -

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác (17.762) 15.262

Chi phí hoạt động (1.216.686) (1.456.434)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc

chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.188.752 1.504.316

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (170.523) (96.936)

TỔNG LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ 1.018.229 1.407.380

Chi phí thuế TNDN hiện hành (273.051) (376.772) Chi phí thuế TNDN hoàn lại 1.593 14.838

Chi phí thuế TNDN (271.458) (361.934)

LỢI NHUẬN SAU THUẾ 746.771 1.045.446

Trong cơ cấu thu nhập của HSBC cho thấy tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động ngoài tín dụng là rất cao. HSBC đã đạt được điều này ngoài nguồn lực tài chính mạnh có thể kể đến là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm, trình độ quản trị tốt đồng thời họ còn có nguồn nhân lực dồi dào, họ có nhiều chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng, đây cũng là thế mạnh của HSBC. Về sản phẩm ngân hàng, HSBC cũng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân, doanh nghiệp, thanh toán quốc tế … như các ngân hàng trong nước. Với đội ngũ nhân viên, lãnh đạo giao tiếp khách hàng chuyên nghiệp, tận tình luôn đáp ứng các nhu cầu cho khách hàng, HSBC ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, HSBC có mạng lưới rộng khắp thế giới nên cũng thu hút khách hàng là nguồn khách hàng nước ngoài giao dịch tại Việt Nam.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông

Thôn Việt Nam

Qua kinh nghiệm của của hai ngân hàng trên, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, Agribank xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh riêng để phù hợp với

tình hình kinh tế thực tế. Như trong giai đoạn hiện nay, xu hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của các ngân hàng là hợp lý.

Thứ hai, Agribank phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, chủ yếu là các yếu tố về nguồn lực ngân hàng như: tăng vốn tự có, tăng khả năng thanh khoản, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có.

Thứ ba, về nguồn nhân lực, Agribank cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị điều

hành, quản trị rủi ro. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kinh doanh, đủ năng lực tiếp thu tốt khoa học công nghệ mới, đủ khả năng nắm bắt và ứng dụng nhanh các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài vào điều kiện trong nước.

Thứ tư, tập trung đầu tư cho phát triển công nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ

mới vì đó là tiền đề, là cơ sở để phát triển và ứng dụng những sản phẩm mới và nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ hiện đại.

Thứ năm, đầu tư cho nghiên cứu, phát triển những sản phẩm dịch vụ mới. Xây dựng chiến lược về sản phẩm, chiến lược về thị trường … phù hợp với từng thời kỳ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại cũng như các nguồn thu nhập của ngân hàng. Đồng thời tìm hiểu sự cần thiết cũng như những yếu tố tác động đến thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của NHTM, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong cơ cấu thu nhập từ những dịch vụ này trên tổng thu nhập của NHTM.

Trong chương 1 đã cung cấp các dữ liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank và HSBC, từ đó phân tích những thành tựu của các ngân hàng này nhằm rút ra những kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh và cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của NHTM theo hướng một ngân hàng hiện đại, đó là giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng và xu hướng tăng thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Các nội dung được trình bày trong chương I được xem là cơ sở lý luận cần thiết để đi vào nghiên cứu chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 40)