.
Hình 3.10: Lô thí nghiệm nuôi tảo tại các cường độ ánh sáng khác nhau
Ánh sáng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các loài quang dưỡng. Kết quả thu được như mô tả hình 3.11 và phụ lục 10:
Biến động mật độ tảo theo ánh sáng
0 1 2 3 4 5 6 7 8
ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày 8 ngày 9
M ậ t đ ộ t ả o ( tr iệ u t b /m l) 10 klux 10.5 klux 11 klux 11.5 klux 12 lux 12.5 klux 13 klux 13.5 klux 14 klux
Thông qua phụ lục 10 cho thấy ở điều kiện 13 và 13.5Klux, chủng tảo NT6 phát triển khá nhanh, mật độ tảo tăng lên nhanh chóng và đạt mật độ cực đại vào khoảng ngày nuôi thứ 7. Trong khí đó các lô còn lại thì tảo cực đại vào ngày thứ 8. Tuy nhiên sau khi đạt mật độ cực đại thì chúng tàn lụi rất nhanh, tương ứng giảm từ 5.12x106 tb/ml còn 4.06x106 tb/ml và từ 4.96x106 tb/ml còn 3.92x106 tb/mlchỉ trong vòng 1 ngày. Nhìn chung những ngày đầu tiên tốc độ tăng trưởng đồng đều đến ngày thứ 5 trở đi tốc độ tăng trưởng bắt đầu có xu hướng gia tăng khác nhau theo các cường độ ánh sáng khác nhau.
Mật độ cực đại của tảo ở tất cả các lô 10.5 Klux, 11 Klux, 11.5 Klux không chênh lệch nhau quá nhiều ở ngày 8, dao động trong khoảng 5.53x106 tb/ml đến 5.62x106 tb/ml.
Ở điều kiện cường độ chiếu sáng 14Klux và 10Klux, sự gia tăng về số lượng tảo được thể hiện rõ nhất. Ở các cường độ chiếu sáng này tảo thích ứng rất tốt. Tuy mật độ tảo cực đại ở 14 Klux cao hơn ở 10Klux nhưng mật độ tảo trong pha tăng trưởng và pha cân bằng luôn thấp hơn so với ở điều kiện 10Klux. Mật độ đạt cực đại rơi vào ngày nuôi thứ 8, với số lượng lên tới 6.53x106tb/ml đến 7.2x106 tb/ml.
Ở điều kiện ánh sáng 12Klux, 12.5Klux, tảo NT6 phát triển tương đối chậm, mật độ tảo tăng lên từ từ, không có những bước nhảy cao về mật độ như ở các cường độ chiếu sáng khác và mật độ cao nhất ngày thứ 8 là: 3.95-3.98x106tb/ml Chu kỳ sinh trưởng ở mức ánh sáng này diễn ra tương đối chậm. Điều này được giải thích là do ở điều kiện ánh sáng này quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào vi tảo là tương đối thấp, nên tăng trưởng và phát triểncủa tảo cũng vì thế mà yếu hơn.
Kết quả phân tích ANOVA trình bày trong phụ lục 10 cho thấy: ở cường độ chiếu sáng khác nhau thì mật dộ tảo đạt cực đại khác nhau. Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố (P<0.05) thấy có sự sai khác về mật độ cực đại giữa các cường độ chiếu sáng. Qua thẩm định thống kê tại phụ lục 10 tại 3 lô 10.5Klux, 11Klux, 11.5Klux không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với lô 12Klux, 13Klux nhưng có sự sai khác so với các lô cònlại (P<0.05). Lô 12.5Klux không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với lô 12Klux, nhưng có sự sai khác về mặt thống kê so với các lô còn lại. Cường độ chiếu sáng 14Klux cũng có sự sai khác về mặt thống kê so với các lô còn lại
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tảo NT6 có khả năng thích nghi và phát triển ở cường độ ánh sáng là 10klux – 14klux khi nuôi ở thể tích 500ml, NT6 phát triển tốt ở cường độ chiếu sáng là 10 Klux và 14Klux và đạt mật độ cực đại trong điều kiện 14Klux.
3.3.5. Ánh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của chủng NT6
Kết quả thu được trình bày ở Hình 3.12 và phụ lục 11:
Biến động mật độ tảo theo độ mặn
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00
ngay1 ngay2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày 8 ngày 9
M ậ t đ ộ t ả o ( tr iệ u T b /m l) 0.5 M 1 M 1.5 M 2 M 3 M 4 M 5 M 5.13 M 5.64 M
Hình 3.12: Sinh trưởng phát triển của tảo Dunalielle sp theo độ mặn
Tảo Dunaliella là các loài rất ưa mặn, có thể tồn tại từ độ mặn 0.5M đến 5.5M. Tuy nhiên với NT6 từ ruộng muối Khánh Hòa khi thay đổi từ 0.5M đên 5.64M thấy tảo có thể phát triển ở độ mặn từ 0.5 đến 4M và phát triển mạnh nhất từ 1.5M và 2M. Ở độ mặn 5M, 5.13M, 5.64M nhìn chung số lượng tảo giảm dần và sau 9 ngày không còn tế bào tảo. Sự chết của tế bào tảo ở độ mặn 5M đến 5.64M có thể do shock muối, độ mặn cao quá gây stress cho tảo, có thể tế bào không kịp tích lũy glycerol để thay đổi áp suất thẩm thấu của màng tế bào thích nghi với môi trường, nên nước từ trong tế bào đi ra ngoài, làm tế bào teo lại và tảo chết.
Những ngày đầu của quá trình thí nghiệm, sự khác nhau về mật độ NT6 ở các độ mặn chưa đáng kể. Tuy nhiên sau ngày thứ 5, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Mật độ NT6 đạt cực đại sau 8 ngày nuôi cấy, trong đó cao nhất là ở độ mặn 2M với 6.24x106tb/ml, kế tiếp là 1.5M với 6.05x106tb/ml, 3M với 5.33x106tb/ml, 0.5M là 4.91x106tb/ml, 1M là 4.59x106tb/ml, thấp nhất tại 4M là 4.52x106tb/ml. Sau ngày thứ 8, sự tàn lụi ở các lô 1.5M; 2M; 3M chậm hơn so với 3 lô 0.5M; 1M;
4M. Đường cong sinh trưởng của quần thể tảo ở lô 1.5M và 2M tương đối đều và ổn định, sau khi đạt cự đại mật độ của tảo không giảm mạnh như các lô thí nghiệm còn lại. Mật độ cực đại của tảo ở lô 2M là 6.2x106 tb/ml lại lớn hơn so với ở lô 1.5M 6.05 x106tb/ml. NT6 có dải độ mặn rộng từ 0.5-4M nhưng cực thuận độ mặn thích hợp nhất là 2M.