Phân bố của tảo dunaliella trên ruộng muối Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Phân lập, lưu trữ và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tảo Dunaliella sp. có trên các ruộng muối ở địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 48 - 50)

Quá trình phân lập tảo từ lúc lấy mẫu về cho đến khi thu được chủng tảo thuần khiết được ghi lại ở hình 3.1

Hình 3.1: Quá trình phân lập chi tảo thuần Dunaliella sp. đã được phân lập

A. Mẫu tảo được lấy ở các ruộng muối ở tỉnh Khánh Hòa. B. Quan sát mẫu để phân lập.

C. Các mẫu được pha loãng ở các nồng độ khác nhau D. Nuôi cấy trên đĩa thạch.

A

C D

B

Bảng 3.1: Phân bố tảo Dunaliella trên các ruộng muối tỉnh Khánh Hòa Địa điểm thu mẫu

Thời gian thu mẫu pH Độ mặn

Sự xuất hiện của tảo Dunaliella Ninh Diêm Mẫu 1 4 >35% + Mẫu 2 4 35% + Mẫu 3 6 20% +++ Mẫu 4 5 15% + Mẫu 5 6 5.8% + Ninh Thủy + Mẫu 6 7.5 20% ++++ Mẫu 7 6.5 15% +++ Mẫu 8 6 15% +

Cuối mùa khô 2012

Mẫu 9 7 12% ++ Ninh Diêm Mẫu 15 5 10% + Mẫu 16 5 13% + Mẫu 17 6 9% + Ninh Thủy Mẫu 18 7 9% ++

Đầu mùa mưa 2012

Mẫu 19 7 7% + Ninh Diêm Mẫu 22 5 20% + Mẫu 23 4 20% - Mẫu 24 5.5 25% ++ Mẫu 25 6 25% ++++ Ninh Thủy Mẫu 26 7 15% ++++ Mẫu 27 6.5 10% +++

Đầu mùa khô 2013

Qua bảng 3.1 cho thấy các tảo Dunaliella sp. phân bố trên các ruộng muối có phổ pH từ 4-7.5, cho thấy loài tảo này có thể thích nghi trong phổ pH rộng, tuy nhiên ở môi trường có pH thấp sự có mặt của Dunaliella sp. ít hơn so với trong môi trường có giá trị pH cao. Cụ thể ở mẫu 1, 2, 16, pH = 4 không thấy hoặc rất ít

Dunaliella trong khi đó mẫu 6, 18, 19 ph từ 6-7 Dunaliella sp. rất nhiều. Các ruộng muối có dải độ mặn từ 5.8%-35% , độ mặn giảm dần vào mùa mưa do nước bị pha loãng, nhận thấy có sự khác nhau về sự có mặt của Dunaliella sp. vào mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô Dunaliella sp. có số lượng nhiều hơn so với mùa mưa. Giữa mùa khô , đầu mùa khô, độ mặn cao hơn, theo đó vào mùa khô hay tìm thấy sự có mặt Dunaliella sp. hơn. Vào mùa mưa, ngoài sự có mặt của tảo Dunaliella sp. còn có tảo silic khác,mùa khô đa số là Dunaliella sp. có ít tảo bám và tảo đáy do tảo

Dunaliella sp. là tảo có khả năng thích nghi độ mặn cao mà các tảo trên không có. Độ thuần chủng của Dunaliella sp. tăng nhanh lên qua các lần phân lập pha loãng và tăng nhanh sau lần phân lập thứ 6 (độ pha loãng 10-6). Qua lần phân lập này thì từ mẫu tảo thu từ ruộng muối đã được phân lập được tảo giống Dunaliella

sp. có độ thuần chủng 100% . Quan sát trên kính hiển vi thấy mật độ có cao vì vậy ở độ pha loãng về sau 10-7 vẫn thu được tảo thuần chủng. Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm này, chúng tôi nhận thấy thành phần các loài tảo đất và tảo bám silic thôi, các mẫu tương đối sạch ít lẫn tạp.

Phân lập tảo Dunaliella bằng phương pháp pha loãng rồi cấy lên đĩa thạch. Tảo sẽ hình thành các khuẩn lạc từ các tế bào ban đầu mang màu sắc, đặc điểm của loài. Các hộp Petri chứa tảo được đặt trong điều kiện ánh sáng yếu 400-7500 lux, nhiệt độ thấp từ 18 -22oC. Sau một thời gian (≈ 3 tuần) khi các khuẩnlạc vi tảo đã hình thành rõ, cho mẫu lên lam kính, dùng kính hiển vi soi lại để kiểm tra độ thuần chủng. Sau đó dùng que cấy ria lấy tảo từ môi trường thạch cho vào bình 100ml chứa dịch môi trường. Sau nửa tháng dưới điều kiện ánh sáng, nhiệt độ như trên, môi trường sinh trưởng bắt đầu có màu xanh đặc trưng của loài.

Một phần của tài liệu Phân lập, lưu trữ và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tảo Dunaliella sp. có trên các ruộng muối ở địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)