Ứng dụng và độc tính của chì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp VonAmpe hòa tan với điện cực paste nanocacbon biến tính bằng oxit bitmut để xác định hàm lượng vết cadimi (Cd), indi (In) và chì (Pb) (Trang 25 - 27)

Chì (Pb) là một trong những kim loại đầu tiên đƣợc nấu chảy và sử dụng. Chì lần đầu tiên đƣợc khai thác ở Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 3500 trƣớc Công nguyên. Trong thực tế, con ngƣời tiếp xúc với Pb thông qua không khí, nƣớc, đất, thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng [3].

Pb đƣợc sử dụng nhiều trong chế tạo acqui, làm chất nhuộm trắng trong sơn, chất tạo màu đỏ và vàng trong tráng men, sử dụng làm các tấm ngăn chống phóng xạ hạt nhân;…[9].

Hàm lƣợng Pb trong nƣớc thiên nhiên rất nhỏ, cỡ 0,001-0,02 mg/l. Trong nƣớc thải của các nhà máy hóa chất và các khu luyện kim chứa lƣợng Pb đáng kể. Pb trong nƣớc thải có thể ở dạng tan (ion đơn hoặc ion phức) hoặc dƣới dạng muối khó tan nhƣ sunfat, cacbonat, sunfua.

Trung bình ngƣời dân ở các thành phố mỗi ngày hít thở không khí đã đƣa vào cơ thể khoảng 10μg Pb, từ nƣớc uống (ở dạng muối tan, phức ...) khoảng 15μg Pb và từ nguồn lƣơng thực thực phẩm 200μg Pb. Sau khi vào cơ thể, nó đƣợc bài tiết ra ngoài khoảng 200μg, nhƣ vậy còn khoảng 25μg Pb mỗi ngày đƣợc lƣu giữ lại trong cơ thể và tích tụ chủ yếu ở xƣơng. Pb gây trở ngại cho nhiều quá trình sinh hóa, gây độc cho hệ tim mạch, máu, tiêu hóa, chức năng thận, ức chế hoạt động của một số enzym [3]. Các enzym bị ion Pb2+ tác động là enzym axetylcolanesteraza, adenozintriphotphataza …Pb gây ức chế một trong các sản phẩm trung gian trong quá trình tạo hồng cầu là delta-aminolevulinic axit, thành phần rất quan trọng để tổng hợp porphobilinogen, do đó giai đoạn tổng hợp tiếp theo để tạo thành porphobilinogen không thể xảy ra .

HOOC (CH )2 C CH COOH NH2 O 2 HOOC (CH )2 C C COOH CH C 2 (CH )2 2 N H H N 2 H C 2

Pb là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em. Pb có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Ngộ độc Pb chủ yếu từ đƣờng thức ăn hoặc nƣớc uống có nhiễm Pb nhƣng cũng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm Pb hoặc sơn gốc chì. Tiếp xúc lâu ngày với Pb hoặc các muối của nó hoặc các chất ôxy hóa mạnh của chì có thể gây bệnh thận và các cơn đau bất thƣờng giống nhƣ đau bụng. Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với Pb ở mức cao có thể bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với Pb làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Ở các mức thấp hơn, nó có vai trò tƣơng tự nhƣ canxi, can thiệp vào các ion trong quá trình truyền dẫn thần kinh. Đây là một trong những cơ chế mà theo đó nó can thiệp vào vào nhận thức. Pb ảnh hƣởng đến việc giảm nhận thức ở trẻ em, hàm lƣợng Pb trong máu cao liên quan với tuổi dậy thì ở bé gái. Ảnh hƣởng của Pb cũng làm giảm vĩnh viễn khả năng nhận thức của trẻ em khi tiếp xúc ở mức cực kỳ thấp. Pb trong không khí có thể bị hít vào hoặc ăn sau khi nó lắng đọng. Nó bị hấp thụ nhanh chóng vào máu và đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến hệ thần kinh trung ƣơng, thận, và hệ miễn dịch [9].

Khi bị nhiễm độc Pb, có thể giải độc bằng cách dùng các hóa chất có khả năng tạo phức tan với Pb2+. Ví dụ, dùng dung dịch phức complexonat canxi cho ngƣời bị nhiễm độc chì uống. Vì complexonat canxi có độ bền kém hơn complexonat chì nên uống complexonat canxi vào gặp Pb2+ sẽ xảy ra phản ứng:

CaY2- + Pb2+ → PbY2- + Ca2+

Complexonat chì tạo thành, tan, theo đƣờng nƣớc tiểu thải ra ngoài và Ca2+ còn lại là vô hại. Các hóa chất đƣợc sử dụng để giải độc chì là EDTA; BAL-2,3- dimecaptopropanol, d-penicilamin... đó là các hóa chất có khả năng tạo phức chelat với chì [60]. S C Pb HC NH C C H3 H3C O O - Phức chelat chì với CH2 CH CH2OH S S Pb S S H2C CH CH2OH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp VonAmpe hòa tan với điện cực paste nanocacbon biến tính bằng oxit bitmut để xác định hàm lượng vết cadimi (Cd), indi (In) và chì (Pb) (Trang 25 - 27)