Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô ở huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 44)

3. Yêu cầu

2.3.5Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tham khảo thêm ý kiến của người

có chuyên môn, cán bộ lãnh đạo và những người nông dân sản xuất giỏi trong

huyện nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp cũng như tình hình sử dụng đất hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội

3.1.1 Điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hoài Đức nằm về phía Tây trung tâm Hà Nội có tọa độ địa lý từ 21002’ đến

21004’ vĩ độ Bắc và 106026’ đến 106043’ độ kinh Đông, với các khu vực tiếp giáp

theo sơ đồ sau:

Sơđồđịa giới hành chính huyện Hoài Đức

Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ. Phía Đông giáp huyện Từ Liêm.

Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ. Phía Tây giáp huyện Quốc Oai.

Huyện có 19 đơn vị hành chính bao gồm 18 xã và 1 thị trấn.

Địa bàn huyện có các quốc lộ lớn chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, tỉnh lộ 432, tỉnh lộ 70, đây là những tuyến giao thông quan trọng nối huyện với nội thành và các vùng lân cận. Hoài Đức có sông Đáy chạy dọc theo địa bàn của 10 xã trong huyện hình thành vùng bãi đa dạng hóa các loại hình sản

xuất, đồng thời còn đảm bảo tưới tiêu cho phần lớn các diện tích canh tác và là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

3.1.1.2 Thời tiết khí hậu

Là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm,

chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ trung

bình 24oC, mùa đông khô lạnh, nhiệt độ trung bình 14oC-15oC. Độ ẩm trung bình

83%-85% (ẩm nhất là tháng 3-4 độ ẩm lên tới 98%). Lượng mưa trung bình từ

1600-1800mm, mưa lớn tập trung vào 3 tháng 6,7,8 chiếm 80-86% lượng mưa cả

năm, từ tháng 1 tới tháng 4 thường có mưa phùn, độ ẩm không khí 84-85%. Nhìn

chung khí hậu và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các

loại cây trồng.

3.1.1.3. Địa hình

Huyện có dạng địa hình đồng bằng, dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam và chia thành 2 vùng là vùng bãi và vùng đồng:

Vùng bãi nằm ở ngoài đê sông Đáy: Gồm một phần diện tích của 9 xã và

toàn bộ diện tích của xã Vân Côn. Cao trình mặt ruộng trung bình từ 6,5 - 9 m, có xu hướng dốc từ đê vào sông; cao nhất tại Dương Liễu và Minh Khai với cao trình 8,5 - 9 m, thấp nhất là ven kênh tiêu T5 và T6. Những vùng trũng thường xen kẽ lẫn vùng cao nên thường gây úng, hạn cục bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng đồng: Gồm một phần diện tích của 9 xã vùng bãi và toàn bộ diện tích

của 10 xã và 01 thị trấn trong đồng. Cao trình mặt ruộng trung bình từ 4,0 - 8,0 m, địa hình tương đối phức tạp, vùng trũng xen kẽ vùng cao nên mặc dù hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nhiều nhưng những năm mưa lớn do tiêu không chủ động thường

gây ra úng ngập mất mùa, tập trung ở một số xã như Di Trạch, Lại Yên, Kim

Chung, Đức Giang ...

3.1.1.4. Thủy văn

Là một phân lưu của sông Hồng, lưu vực chạy qua huyện có tổng chiều dài

khoảng 23 km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê (tả Đáy và hữu Đáy); khoảng cách từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên cả huyện khoảng 82,47 km2 (8.246,77ha), nằm trong

vùng châu thổ Sông Hồng nên đất được bồi lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCL càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.

- Ở vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa được bồi có tổng

diện tích 2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; được

phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.

Nhóm đất này được hình thành do phù sa của hệ thống Sông Hồng, phẫu diện

mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần

dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét

trung bình là 15%, pH trung bình 7 - 7,5. Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến khá

(1,5% - 3%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu; hàm lượng đạm và lân tổng số ở

mức thấp đến trung tính (N < 0,07%; P205< 0,1%); Kali ở mức độ trung bình 1,23%.

Nhìn chung đây là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau

đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm

vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh

dưỡng trong đất.

- Ở tiểu vùng trong đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn (trừ Vân Côn) chủ yếu được bơm tưới bằng nước Sông Hồng nên được bổ sung phù sa hàng năm, mùn và lân tổng số trung bình, Nitơ nghèo, hàm lượng các chất

trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tượng chặt ở

dưới tầng canh tác.

3.1.2.2. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt:

Ngoài nguồn nước mưa hàng năm thì Hoài Đức còn được sông Hồng ở phía (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

từ Minh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha.

Nhìn chung nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây vùng

đồng; còn vùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc tưới cho cây trồng.

- Nguồn nước ngầm:

Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa là nước mặt và có liên quan đến mực nước của sông Hồng.

Căn cứ kết quả thăm dò cho thấy; từ 34 - 40 m là tầng cát sạn màu xám sáng lẫn ít hạt màu đen, bão hoà nước; từ 40 - 60 m là tầng sỏi cuội màu xám vàng, xám sáng, bão hoà nước; từ 60 - 73m là tầng cát kết màu xám, nứt nẻ mạnh.

Về chất lượng nước theo kết quả phân tích thành phần vi hoá cho thấy: Nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện hoá học vì hàm lượng sắt và chất hữu cơ cao.

3.1.3. Cnh quan môi trường

Nằm trong vùng Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng về phía Đông của thành

phố Hà Nội, đã từ lâu, Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa

dạng và phong phú. Hầu hết các xã trong huyện đều có làng nghề truyền thống,

trong đó có 11 làng nghề được tỉnh công nhận. Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Cùng với những mặt tích cực, việc phát triển làng nghề ở Hoài Đức cũng đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội gay gắt, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng đồng. Với các làng

nghề đã và đang phát triển như hiện nay ở Hoài Đức đã làm cho môi trường nước,

không khí, chất thải rắn,… tại các làng nghề ngày càng trở nên nguy hại. Kết quả khảo sát mới đây nhất của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường đại học Bách khoa Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra những con số báo động về hiện trạng môi trường tại các làng nghề: 100% mẫu nước thải ở các làng nghề có thông số vượt quá

tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm không

khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa... ước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

thủ công lên tới hàng triệu m3 khí độc hại. Ô nhiễm nguồn nước tập trung chủ yếu ở các

làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như Minh khai, Cát Quế, Dương Liễu, Hoài Đức và các làng nghề dệt.

Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức ngày

càng bị thu hẹp để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH hiện nay. Cần có quy hoạch bảo vệ cảnh quan môi trường và diện tích đất nông nghiệp còn lại của địa phương và giảm thiểu sự phá vỡ cảnh quan môi trường ở các làng nghề truyền thống trong tương lai.

3.1.4. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành

phố và của cả nước, huyện Hoài Đức đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.

Tăng trưởng và phát trin kinh tế

Trong giai đoạn 2009 - 2013, cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành phố thời kỳ đổi mới, kinh tế huyện Hoài Đức cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế nông thôn 2009 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng bình quân (%) 2009 2010 2011 2012 2013 Nông nghip 314,0 287,7 293,6 297,3 343,6 2,28 CN-TTCN-XD 938,0 1.201,2 1.290,8 1.520,4 1.639,0 14,97 Dch v 560,0 609 745,6 816,3 1.127,4 19,12 Tổng 1.812,0 2.100,0 2.330,0 2.608,0 3.110,0 14,46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Theo bảng 3.1 ta thấy giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Hoài Đức năm 2009

là 1.812 tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), đến năm 2011 giá trị sản xuất đạt

2.330 tỷ đồng tăng 1,3 lần so với năm 2009. Năm 2013 đạt 3.110 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng ngành CN- XD chiếm 52,7%, thương mại – dịch vụ chiếm 36,25% còn lại là ngành nông nghiệp chiếm 11,05%. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức đạt mức khá, 14,46%/ năm, nếu so với vị trí khá thuận lợi của một huyện ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nhanh thì kết quả này còn rất kiêm tốn.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế các ngành huyện Hoài Đức 2009 - 2013

Đơn vị tính: %

Năm

Các ngành 2009 2010 2011 2012 2013

Nông nghiệp 17,33 13,70 12,60 11,40 11,05

Công nghiệp -xây dựng 51,77 57,20 55,40 58,30 52,70

Dịch vụ 30,90 29,0 32,0 31,30 36,25

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Hoài Đức)

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế các ngành huyện Hoài Đức năm 2013

11.05%

52.70% 36.25%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Trong 5 năm vừa qua, tổng giá trị sản xuất của toàn huyện tăng 1,716 lần từ 1.812,0 tỷ đồng năm 2009 lên 3.110,0 tỷ đồng năm 2013. Cụ thể về sự thay đổi giá trị sản xuất của các ngành như sau:

- Ngành nông nghiệp: trong giai đoạn 2009 – 2013, giá trị sản xuất ngành

nông nghiệp tăng từ 314,0 tỷ đồng năm 2009 lên 343,6 tỷ đồng năm 2013. Tuy

nhiên, do ngành nông nghiệp có tốc độ phát triển bình quân chậm nhất, chỉ đạt

2,28%/năm nên tỷ trọng của ngành nông nghiệp đã giảm từ 17,33% xuống còn

11,05% sau 5 năm.

- Ngành Công nghiệp – xây dựng: sau 5 năm, giá trị sản xuất của ngành đã tăng thể hiện ở giá trị sản xuất của ngành tăng từ 938,0 tỷ đồng lên 1.639,0 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 14,97%; do đó, tỷ trọng của ngành trong tổng giá trị sản xuất cũng tăng từ 51,77% lên 52,7%.

- Ngành dịch vụ: là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt trung bình

19,12%/năm. Tỷ trọng của ngành trong tổng giá trị sản xuất tăng từ 30,90% năm 2009 lên 36,25% năm 2013 tương ứng với giá trị 560,0 tỷ đồng và 1.127,4 tỷ đồng.

3.2. Thc trng dân s, lao động 3.2.1. Dân s 3.2.1. Dân s

Tính đến năm 2013 dân số huyện Hoài Đức là 191.612 nghìn người, Trong

đó: dân số nông thôn là 177.269 người, chiếm 93% dân số toàn huyện. Dân số đô thị là 15.343 người, chiếm 7% dân số toàn huyện. Mật độ dân số bình quân chung của huyện 2.021 người/ km2, phân bố không đều; nhiều xã, thị trấn có mật độ dân số rất cao như:

thị trấn Trạm Trôi (4.419 người/km2), Cát Quế (3.961 người/km2), Đức Giang (3.607

người/ km2), nhiều xã có mật độ dân số thấp: xã An Thượng (879 người/km2), Đắc Sở

(943 người/ km2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn 2009 đến nay, dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân

khoảng 1,56%/năm, dân số đô thị của huyện Hoài Đức có mức tăng khá cao, đạt

5,25%/năm. Hiện nay, cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là nông thôn (chiếm 93% dân số).

Năm 2013, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52,97% (92.627 người),

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

với tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 66,26% tổng số lao động

trong các ngành.

3.2.2. Lao động và vic làm

Dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2013 có 109.215 người, chiếm

54,9% tổng dân số toàn huyện; trong đó lao động nông nghiệp là 72.364 người,

chiếm 66,26% tổng số lao động (Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, chiếm gần 50% tổng số lao động trong

các ngành kinh tế quốc dân). Đây là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

Hoài Đức là huyện có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống; năm 2000

huyện được tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận 7 làng nghề cổ truyền đạt tiêu chuẩn quy định. Đến năm 2013 huyện Hoài Đức đã có 11 làng nghề và thành lập 6 hiệp hội ngành nghề ở các làng nghề.

Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung, nguồn lao động của huyện

Hoài Đức có chất lượng khá. Huyện Hoài Đức có điểm thuận lợi trong giải quyết việc làm, đó là có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống (năm 2009, huyện Hoài Đức có 11 làng nghề và thành lập 6 hiệp hội ngành nghề ở các làng nghề) hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 – 9.000 người lao động. Lực lượng lao động trong làng nghề được đào tạo thông qua sự truyền dạy của lớp người đi trước. Số người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị mất đất sản xuất chưa qua đào tạo chiếm tỷ

trọng tương đối lớn; lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô ở huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 44)