3. Yêu cầu
3.3.1 Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có diện tích là 4272,61 ha, chiếm 51,14% tổng diện tích tự
nhiên với diện tích bình quân là 221,24 m2/người. Trong đó tập trung chủ yếu ở một số
xã như: xã An Thượng 465,79 ha, xã Vân Côn 423,84 ha, xã Đức Thượng 324,02 ha, chi tiết tại biểu đồ 3.2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 *Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 4126,66 ha bao gồm: đất trồng cây
hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ
lớn 87,94%. Tuy nhiên những năm gần đây do xây dựng khu công nghiệp, đường
giao thông,… đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm như xã An Khánh giảm 112 ha,…
Biểu đồ 3.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013
- Đất trồng cây hàng năm
Có diện tích 3633,7 ha chiếm 87,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại cây như: lúa, ngô, khoai, sắn… Trong đó chủ yếu là trồng lúa chiếm 75,27% và được phân bố ở tất cả các xã trong huyện, tập trung chủ yếu ở Đức Thượng, Yên Sở, Sơn Đồng,... Diện tích đất trồng lúa giảm 934,77 ha so với năm 2005 do chuyển sang các mục đích khác, tuy nhiên năng suất lúa cả năm vẫn tăng (đạt 56,57 tạ/ha). Ngoài ra trên địa bàn huyện còn trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, lạc) cho năng suất
rất cao 4,2 tấn/ha. Với thu nhập bình quân 1,7 triệu/người/tháng, chủ yếu ở xã Song
Phương, Tiền Yên,…
- Đất trồng cây lâu năm
Có quy mô không lớn chiếm 12,06% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó gần 2 ha là diện tích đất trồng cây lâu năm kết hợp với nôi trồng thủy sản do UBND xã quản lý. Phần lớn diện tích đất này giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
Hình 3.1: Đất trồng cây hàng năm ở xã Song Phương
Nhìn chung trong năm qua cùng với quá trình đổi mới của huyện Hoài Đức đã
có bước phát triển đáng kể về kinh tế - xã hội, trong đó sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Năng suất và sản lượng nhiều loại hàng hóa gia tăng đa dạng về cơ cấu và tập chung về mặt quy mô sản xuất. Tuy nhiên tiềm năng thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của từng xã còn lớn; còn có thể sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa có chất lượng cao cho nhu cầu trong huyện và xuất khẩu ra bên ngoài. Cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, làm tốt công tác khuyến nông, phát triển các mô hình trang trại,… để nâng cao hiệu quả dử dụng đất nông nghiệp nâng cao đời sống của nhân dân.
- Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 111,10 ha, chiếm 3% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là nuôi cá giống và cá thịt. Đất nuôi trồng thủy sản của huyện tập trung ở các xã Di Trạch (13,32 ha), Đông La (15,51 ha). Tuy nhiên giá trị kinh tế do nuôi cá đem lại không cao.
- Đất nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác có diện tích 29,02 ha, chiếm 1% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở 4 xã Song Phương, Minh khai, Dương Liễu, Vân Canh.