Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển theo hướng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô ở huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 94 - 103)

3. Yêu cầu

3.6.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển theo hướng nông nghiệp

huyn Hoài Đức

3.6.2.1. Giải pháp về quy hoạch sản xuất

Phát triển nông nghiệp của huyện Hoài Đức phải nằm trong định hướng phát

triển nông nghiệp của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đó là: Phát triển nông nghiệp gắn với hình thành vành đai xanh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn: Vùng rau sạch, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người dân. Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tăng giá trị sản xuất trồng trọt trên đơn vị diện tích đất canh tác nông nghiệp. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn (rau, hoa, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, thủy sản tập trung thâm canh).

+ Vùng sản xuất rau đậu thực phẩm, vùng rau an toàn, rau cao cấp ở Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì; khu vực ven sông Đáy và bãi sông Hồng thuộc các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên và Ứng Hoà và một số địa bàn thuộc các huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 + Vùng hoa, cây cảnh phát triển tập trung ở các huyện Mê Linh, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Đan Phượng, Quốc Oai, Hoài Đức, Thường Tín, TX

Sơn Tây. Đưa diện tích trồng hoa, cây cảnh đến năm 2020 ổn định khoảng 4,6

nghìn ha gieo trồng (khoảng 2,3 nghìn ha canh tác).

+ Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao: Bố trí vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tập trung với quy mô khoảng 40 nghìn ha đất canh tác tại các huyện, trong đó chủ yếu tập trung tại các huyện trọng điểm lúa của Thành phố là: Ứng Hoà, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

+ Phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả, tập trung đầu tư phát triển các cây ăn quả đặc sản để củng cố và nâng cao thương hiệu sản phẩm trên thị trường: cam Canh, bưởi Diễn (vùng bãi ven sông Hông, sông Đáy), nhãn chín muộn vùng đồi gò ... Đưa diện tích trồng cây ăn quả đến năm 2020 khoảng 17 nghìn ha.

Vai trò định hướng của Đảng và nhà nước, mà thể hiện trước hết ở công tác

quy hoạch, kế hoạch là vô cùng quan trọng đối với phát triển nông nghiệp. Công tác

quy hoạch, kế hoạch được xây dựng và triển khai tốt sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá

trình phát triển theo đúng mục tiêu đã xác định. Chất lượng công tác quy hoạch thể

hiện trước hết ở nội dựng quy hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, tiêu chí và các biện

pháp triển khai thực hiện việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ven đô.

Tiếp theo, quy hoạch phải được xây dựng kịp thời, mục tiêu và giải pháp phải đồng

bộ và mang tính khả thi, đặc biệt phải đảm bảo hạn chế tác động tự phát của quá trình đô thị hoá.

Các quy hoạch, kế hoạch phát triển ở Hoài Đức thời gian vừa qua như quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện, quy hoạch phát triển nông nghiệp Hoài Đức và các đề án phát triển chuyên sâu ở các xã đến năm 2020 đã chứa đựng những nội dung và tiêu chí cơ bản của phát triển nông nghiệp huyện Hoài Đức theo

hướng nông nghiệp ven đô. Tuy nhiên, các nội dung đó về cơ bản mới chỉ có tính

chất thí điểm ở những xã nông nghiệp đặc thù, chứ chưa được xây dựng trên diện

rộng, vì vậy các hoạt động nhằm phát triển nông nghiệp mang sắc thái của nền nông

nghiệp ven đô chưa được rõ nét và rộng khắp. Để khắc phục tồn tại này, về mặt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

thực hiện các mô hình thí điểm (vùng lúa, vùng màu, vùng rau sạch, vùng cây ăn

quả, các mô hình kết hợp v.v) để tiếp tục điều chỉnh hoặc xây dựng các quy hoạch

mới chi tiết, cụ thể và rộng khắp cho các vùng còn tiềm năng (lợn nạc, gà thả vườn, du lịch sinh thái v.v.). Các quy hoạch mới này nên được xác định cho khoảng thời

gian dài (15-20 năm) và đưa vào trong quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện

Hoài Đức cho đến 2020. Trong đó, tăng cường mức độ chi tiết, cụ thể cho những kế hoạch trong giai đoạn trước mắt (2014-2017) và tăng tính định hướng cho giai đoạn sau (2017-2020). Thời gian hoàn thành xây dựng các đề án về phát triển các vùng chuyên canh mới ở các vùng tiềm năng cho đến hết 2013. Trong việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, trọng tâm là gắn vùng sản xuất nguyên liệu với công

nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh việc mở rộng vùng nông sản

nguyên liệu ra các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc bộ, đặc

biệt là các tỉnh giáp ranh với huyện Hoài Đức.

Để khắc phục sự yếu kém về chất lượng quy hoạch như thiếu đồng bộ, lộn xộn, thiếu khả thi cần nâng cao năng lực và trách nhiệm của bộ phận lập kế hoạch từ năng lực của đội ngũ cán bộ trong phương pháp xây dựng kế hoạch, tinh thần trách nhiệm, cho đến việc tăng cường kiểm tra giám sát và tạo các điều kiện hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch nâng cao chất lượng. Năng lực của đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có thể được khắc phục bằng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua các lớp bồi dưỡng tập tuấn phù hợp với chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài về phương pháp lập kế hoạch. ý thức trách nhiệm chỉ có thể có được trên cơ sở đảm

bảo chế độ tiền lương và kỷ luật lao động. Để tăng cường công tác kiểm tra giám

sát cần phân định rõ chức năng của các sở, ban, ngành và lập lịch biểu kiểm tra,

đánh giá thường xuyên theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm. Sau kiểm

tra, đánh giá cần có sự đôn đốc và điều chỉnh phù hợp với những biến động thực tế.

Các điều kiện hỗ trợ cho công tác quy hoạch, kế hoạch có thể là những hỗ trợ về vốn điều tra khảo sát, xây dựng và thẩm định kế hoạch, hoặc hỗ trợ về đầu tư cho xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho công tác quy hoạch ở tầm quốc gia. Các hỗ trợ này

phải đảm bảo thực sự phát huy hiệu quả, chống lãng phí, thông qua việc kiểm tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

Ngoài ra, để khắc phục hiện tượng tự phát trong quá trình phát triển đô thị,

cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp để phát hiện đầy đủ các hiện tượng vi phạm pháp luật trong xây dựng và trật tự đô thị. Quan trọng hơn, các biện pháp xử lý các vi phạm phải thật nghiêm minh.

Hoạt động tiếp theo sau công tác xây dựng quy hoạch là triển khai và giám sát quá trình thực hiện quy hoạch. Trong hoạt động này, cần thường xuyên rà soát các điều kiện của quy hoạch để có sự điều tiết theo 2 hướng: giữ nguyên các mục tiêu quy hoạch và các mô hình đã được triển khai, tạo các điều kiện phù hợp với các yêu cầu quy hoạch nếu các điều kiện này có sự thay đổi. Trong trường hợp không tạo được các điều kiện theo yêu cầu quy hoạch (do quy hoạch không sát thực tế

hoặc do có những sự đột biến do tác động của đô thị hoá) thì điều chỉnh mô hình.

Tuy nhiên, một số mô hình gắn với việc tạo các sản phẩm vô hình, có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái, đến đời sống của đông đảo tầng lớp dân cư như: diện tích trồng cây xanh, diện tích ao, hồ đầm làm nhiệm vụ điều hoà môi trường, diện tích và các hoạt động xử lý ô nhiễm trong sản xuất và đời sống trong các khu công nghiệp và dân cư nông thôn cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt và được ưu tiên đặc biệt.

Ngoài ra, trong triển khai thực hiện kế hoạch cũng cần hết sức chú ý đến vấn đề tổ chức, phối hợp, chỉ đạo hoạt động để đảm bảo các kế hoạch đi vào thực tế. Hơn nữa, các chính sách khác của nhà nước về nông nghiệp và nông thôn cần được

ban hành đồng bộ như chính sách đầu tư, chính sách bảo trợ, bảo hiểm khuyến

khích sản xuất v.v để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đúng các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.

3.6.2.2. Giải pháp về thị trường

Thị trường là nhân tố quyết định sự sống còn của sản xuất kinh doanh nói

chung và sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nhu cầu của thị trường như thế nào bắt buộc người nông dân phải

cung cấp các sản phẩm đó, với điều kiện các sản phẩm này phù hợp với đặc tính

sinh thái và điều kiện tự nhiên tại nơi thị trường cần. Sản xuất nông nghiệp phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 sản xuất cho bất kỳ một sản phẩm nào của ngành nông nghiệp. Trong nền nông nghiệp đô thị, giải quyết tốt vấn đề thị trường lại là một nhiệm vụ cần thiết và khó khăn vì nhu cầu của người dân đô thị về các sản phẩm cao cấp và sản phẩm văn hoá tinh thần ngày càng cao và phức tạp. Nhu cầu này luôn gắn chặt với việc cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao trong một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Như vậy, muốn phát triển nông nghiệp huyện Hoài Đức theo hướng nông nghiệp ven đô điều đầu tiên phải nghĩ đến là tạo ra một thị trường tốt để thúc đẩy nhanh chóng quá trình này.

Thị trường cho nông nghiệp huyện Hoài Đức trong thời gian qua còn nhiều

bất hợp về thông tin, kênh tiêu thụ, giá cả, chất lượng sản phẩm, về trật tự và quy

mô thị trường làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do đó, trên góc độ

nông nghiệp sinh thái, để giải quyết tốt khâu thị trường cần tập trung vào những giải pháp sau:

Cần tạo những điều kiện để các sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn tiếp cận

được dễ dàng đến tận tay người tiêu dùng. Thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng

thủ đô đối với các sản phẩm an toàn như rau sạch ngày càng tăng nhưng các điều

kiện để đảm bảo gắn kết người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm sạch còn yếu

kém. Các điều kiện đó có thể bao gồm: (1) Các kênh thông tin phân biệt sản phẩm sạch làm cho người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng khi mua hàng, (2) Các kênh tiêu

thụ rau sạch thông suốt, đều đặn đến tận các siêu thị, cửa hàng trong thành phố, và

(3) Mức giá cả phải hợp lý để vừa đảm bảo lợi ích cho người sản xuất vừa ý, phù

hợp với nhu cầu thực tế người tiêu dùng.

3.6.2.3. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế và phát

triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái. Đây là những yếu tố vật chất tạo nên điều kiện trực tiếp cho sự phát triển của các ngành và vùng kinh tế. Đối với

Hoài Đức, sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ cho

chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp sinh thái, đô thị còn thiếu đồng bộ và

thấp so với yêu cầu của một nền nông nghiệp ven đô ở một vùng kinh tế đặc thù.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 sạch cho các vùng kinh tế sinh thái trọng điểm. Mặt khác, hệ thống giao thông, nhất là giao thông nông thôn và giao thông nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu giao thông dễ dàng thuận tiện đến tận từng vùng sản xuất để kết hợp phát triển các hoạt động kinh

doanh dịch vụ-du lịch sinh thái. Các hệ thống này tuy đã được đầu tư nhiều và đã

được cải thiện một bước nhưng vẫn đang phải chịu các sức ép lớn về khả năng và

trình độ phục vụ yêu cầu phát triển nền nông nghiệp sinh thái, và sức ép tác động

thường xuyên của đô thị hoá làm phá vỡ kết cấu truyền thống và giảm chức năng

phục vụ của hệ thống.

3.6.2.4. Giải pháp về khoa học- công nghệ và khuyến nông

Thực tế hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ven đô ở Hoài Đức thời gian qua vẫn phát huy hiệu quả

không cao do hạn chế về quy mô, cơ cấu vốn đầu tư, khó khăn về cơ chế chính

sách, năng lực cán bộ, hoặc tâm lý, thói quen và trình độ của người nông dân trong

việc nắm bắt và áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất. Từ việc xác định mũi nhọn về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Hoài Đức theo hướng ven đô, để khoa học công nghệ thực sự là khâu then chốt

trong chuyển dịch cơ cấu, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau: - Các hạng mục đầu tư ưu tiên:

(1) Về loại hình công nghệ cần ưu tiên đầu tư cho công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học, ví dụ công nghệ sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, công nghệ sinh học lai tạo chọn lọc giống chất lượng, năng suất và khả năng chống chịu môi trường cao, công nghệ vi sinh trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, công nghệ chăn nuôi chất lượng cao và xử lý chất thải…

(2) Về loại nông sản chủ yếu cần chỉ đạo tập trung một số sản phẩm chủ yếu cho từng vùng trong từng giai đoạn, trước mắt cho đến 2020 tập trung trồng bưởi diễn, cam canh ở các xã Đắc Sở, Song Phương; sản xuất rau an toàn ở các xã Song Phương, An Thượng, Vân Côn, Tiền Yên.

(3) Về lĩnh vực áp dụng công nghệ cần tập trung nghiên cứu và chuyển giao cho khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch, kiểm tra chất lượng về sinh an toàn thực phẩm, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi theo phương thức chăn thả hoặc bán công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 nghiệp kết hợp xử lý chất thải. Tiếp tục mở rộng tập huấn chuyển giao kỹ thuật áp dụng giống mới và sản xuất sạch.

(4) Về các hạng mục công trình đầu tư cho khu nông nghiệp công nghệ cao cần ưu tiên hoàn thành dứt điểm các công trình như Trại lơn giống ông bà, Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả, Cơ sở chế biến gia cầm , Nhà máy giết mổ chế biến thực phẩm , Cơ sở chế biến rau quả . Tiếp theo, đẩy nhanh tiến độ lập và thực hiện dự án

xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đã có, cơ sở giới thiệu và tiêu thụ rau

sạch, cây ăn quả ở huyện Hoài Đức. Cuối cùng, rà soát quy hoạch để bổ sung xây dựng các khu liên hợp sản xuất- chế biến- bảo quản- tiêu thụ có công nghệ cao tại từng vùng sản xuất tập trung.

3.6.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu

Để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Hoài Đức trong giai đoạn tới

theo đúng như mô hình đã xác định cần phải có lượng vốn lớn. Như vậy, để có đủ

lượng vốn theo quy hoạch và đảm bảo cơ cấu đầu tư với các hạng mục ưu tiên như đã xác định trong mô hình, và cũng nhằm khắc phục tồn tại về mặt tiến độ độ cấp phát vốn trong giai đoạn tới, giải pháp về vốn cần chú ý các vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô ở huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)