3. Yêu cầu
1.3.1 Tình hình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
nước trên thế giới
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp để đáp ứng nhu cầu trước
mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.
Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra
nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành
một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây
trồng trên đất lúa.
Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho
rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã
giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 * Mỹ
Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới
về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2%
GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản
phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm (Hoàng Việt, 2001).
Hàng năm Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng như chính phủ Mỹ cũng dành một khoản tiền lớn đầu tư để nghiên cứu các loại hình sử dụng đất cho phù hợp với nhiều giống
cây, con mới thích nghi với điều kiện và tiềm năng của từng vùng. Điển hình tháng
11/2006 Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa cấp chứng nhận cho 30 giống cây trồng mới thuộc nhóm tái chế và nhóm củ được nhân giống của nước này như cỏ màn trầu, bông, cỏ đuôi trâu, rau diếp, yến mạch, hạt tiêu, cà chua, lúa nước, lúa mì.
* Trung Quốc
Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố
quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của
nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Mới đây, tại Bác Ngao, Hải Nam, viện sĩ Viên Long Bình - "Cha đẻ của lúa lai thế giới", người đề xuất và chủ trì Chương trình gây giống lúa lai siêu cấp Trung Quốc cho rằng: sau 13 năm nghiên cứu và nhân rộng, công tác nghiên cứu lúa lai siêu cấp Trung Quốc đã thu được thành tựu đáng mừng, gieo trồng thử trên diện tích nhỏ tại khu vực thâm canh lương thực đã cho thu hoạch cao.
Viện sĩ Viên Long Bình cho biết, theo Chương trình "nghiên cứu cải tiến và ứng dụng giống lúa lai siêu cấp chất lượng cao" do Bộ Khoa học kỹ thuật Trung Quốc ấn định vào năm 2008, mục tiêu giai đoạn 3 được thực thi theo 3 bước, tức là chỉ tiêu sản lượng thí điểm trên diện tích rộng lúa lai siêu cấp một vụ năm 2010 lên tới 830 kg/sào; năm 2012 lên tới 860 kg/sào; năm 2015 lên tới 900 kg/sào. Theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 ông: "nghiên cứu lúa lai siêu cấp có ý nghĩa to lớn, có lợi cho đảm bảo an ninh lương thực Trung Quốc và thế giới; có lợi cho nông dân Trung Quốc gia tăng thu nhập, nông nghiệp tăng năng suất; có lợi cho kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững; nâng cao trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngành giống Trung Quốc; thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường” (Vũ Ngọc Tuyên, 1994).
* Thái Lan
Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông
qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay
thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng
kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Nam
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,38 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới,
xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng
nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 (Lê Văn Trưởng, 2006). Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ
thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng
dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày
có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện
thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995).
Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tổng diện tích đất nông nghiệp là
903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông
nghiệp dùng để trồng trọt. Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả
nước, là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng
cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải
kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các
tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993); Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô
hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997), Quy
hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996), phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng của tác giả Nguyễn Như Hà (2000), chương trình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy:
Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp... Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong, 1995. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.
Năm 1999, Hà Học Ngô và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá
tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể phát triển các loại hình sử dụng đất cho đạt hiệu quả như lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau màu, hoa cây cảnh và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 cây ăn quả. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chưa được khai thác triệt để là do chưa xác định được hướng sử dụng lợi thế đất nông nghiệp, đồng thời chưa xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (Hà Học Ngô và các cộng sự, 1999).
Việc quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đa dạng
hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong, Nguyễn Văn Phúc. Các tác
giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của Phạm Vân Đình.
Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm
năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai
thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công-huyện Châu
Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng
Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông cho lãi từ 9258 - 12527,2 ngàn đồng/ha. Mô hình lúa xuân - cá hè đông và cây ăn quả, cho lãi từ 14315,7 - 18949,25 nghìn đồng/ha.
Năm 2001, Đỗ Thị Tám tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế
cao, dễ áp dụng mà còn có thể tạo được nhiều việc làm có giá trị ngày công lao
động cao như: LUT cây ăn quả, LUT lúa – cá, LUT chuyên màu. Có thể nhận thấy
rằng các nghiên cứu về đất và sử dụng đất là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất.
Có thể nói Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu
vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và
thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất nông nghiệp là 802.600 ha,
trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất
nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng. Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Có tài nguyên nước phong
phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
Giá trị tổng sản phẩm của vùng năm 2005 đạt 42.081 tỷ đồng theo giá hiện
hành bằng 21,32% GDP toàn vùng ven biển. Về cơ cấu: nông nghiệp đóng góp
23%, CN và xây dựng 32%, dịch vụ 45%, giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu
người đạt 7,3 triệu đồng đạt 72% mức bình quân trong cả nước.
Theo báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng sông Hồng
đến năm 2020. Đến năm 2020 vùng phải phát triển đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng Bắc Bộ. Trên cơ sở đó thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng hoá, chuyên môn hoá, và từng bước có được nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng chất lượng nông sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đáp ứng nhu cầu trong và ngoài vùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức – Thành Phố Hà Nội.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hoài Đức có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, thủy văn,…
- Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số và lao động, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện,… Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Hoài Đức theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô huyện Hoài Đức theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô
- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức
- Hiện trạng cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
2.2.3 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
* Đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của từng cây trồng trên 1 ha đất canh tác.
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 công lao động quy đổi.
Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử dụng đất trên 1 ha đất canh tác.
- Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một vụ (hoặc một năm). Với hệ thống cây trồng, giá trị sản xuất là giá trị của sản lượng trên một đơn vị diện tích;
- Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được tính bằng tiền tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa đó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33