3. Yêu cầu
3.6.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp Hoài Đức trong xu thế đô
Quan điểm phát triển
- Phát triển nông nghiệp của huyện Hoài Đức phải được đặt trong tổng thể quy
hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, đã được phê duyệt của thành phố Hà Nội số 17/2012/QĐ - UBND ngày 9/7/2012. - Phát triển nông nghiệp phải lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn cơ cấu sản xuất hợp lý, mỗi ha đất nông nghiệp ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 - Phát triển nông nghiệp phải phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế chung của toàn huyên, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, TTCN, TMDV, đặc biệt là hỗ trợ cho sự phát triển du lịch của huyện.
- Phát triển nông nghiệp không tách rời quá trình và nhịp độ đô thị hóa đối với khu vực nông thôn, gắn với tạo cảnh quan bảo vệ môi trường cao, chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa.
- Phát triển nông nghiệp phải dựa trên việc áp dụng giống mới và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhằm tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Xây dựng quy trình canh tác hợp lý và áp dụng công nghệ mới trong tất cả các công đoạn sản xuất.
Xu hướng phát triển chung
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển các dịch vụ liên quan.
- Xây dựng và phát triển lâu dài một số phân vùng sản xuất chuyên canh, với quy mô phù hợp: Vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, cây cảnh, vùng trồng
cây ăn quả. Chú trọng đầu tư một số loại cây, con đặc sản khác thích hợp và hiệu
quả cao.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản từ sơ chế đến chế biến sâu nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, thu hút khối lượng lớn nông sản phong phú và đa dạng từ các địa phương lân cận tới Hà Nội, góp phần ổn định và đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ của Thủ đô.
- Đổi mới và phát triển các quan hệ sản xuất nông nghiệp. Coi trọng các mô hình HTX cổ phần, đa sở hữu; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ theo hướng hình thành các nông trại sản xuất hàng hóa; phát triển một số quần thể trang trại - khu dân cư - điểm du lịch sinh thái - văn hóa đẹp và hiện đại.
Xu hướng phát triển nông nghiệp huyện Hoài Đức theo sự phân vùng sản xuất
Theo quy hoạch phân vùng tổ chức sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp Hoài Đức có thể vẫn duy trì xu hướng phát triển theo 2 vùng:
- Vùng 1: Gồm các xã An Thượng, Song Phương, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Đông La và xã Vân Côn. Đây là vùng ven sông Đáy, đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 đai chủ yếu là đất cát, đất tầng mỏng. Hệ thống cây trồng của vùng này tập trung vào nhóm cây: Cây rau màu như su hào, cải bắp, cà chua,… và cây ăn quả như bưởi diễn, cam canh.
Vùng 2: Gồm các xã Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Sơn Đồng, Di
Trạch, Vân Canh, Lại Yên, Tiền Yên, An Khánh, La Phù và thị trấn Trạm Trôi; đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm. Hệ thống cấy trồng phong phú và đa dạng. Diện tích lúa, và rau màu chiếm tỷ lệ lớn như lúa, ngô, su hào, cải các loại, rau các loại,…
Cụ thể, quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh như sau:
1. Vùng sản xuất lúa: Tập trung tại các xã Đức Thượng, Song Phương, Đắc Sở sản xuất lúa đặc sản, lúa giống.
2. Vùng sản xuất rau an toàn: Tập trung tại các xã Song Phương, An Thượng, Vân Côn, Tiền Yên. Các loại rau chính: cà chua, khoai tây, cải bắp, dưa, su hào, bí xanh, bí đỏ, cà các loại, rau các loại.
3. Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm khác: Tập trung ở các xã Song
Phương, Đắc Sở trồng chính là cây bưởi diễn, cam canh ngoài ra còn trồng xen các loại xoài, vải…..
4. Vùng trồng màu, cây ngắn ngày: Tập trung tại hai xã Song Phương, Đắc Sở.
Trên thực tế, hiện nay cũng cho thấy quá trình giảm dần quỹ đất canh tác
nông nghiệp do đô thị hóa khu vực nông nghiệp nông thôn đang kéo theo một bộ
phận lao động nông nghiệp phải chuyển nghề sang hoạt động phi nông nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay có một bộ phận làm các nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc chế biến lương thực thực phẩm (khoảng 20% số hộ tham gia), buôn bán nhỏ tiêu thụ sản phẩm địa phương và các mặt hàng khác, thu hút đa số nữ thanh niên 18- 35 tuổi (khoảng 15-20% số hộ tham gia, tùy tình hình thực tế của mỗi xã). Một số
bộ phận nữa làm các dịch vụ làm thuê ở nội thành phục vụ xây dựng, giao thông,
khuân vác, tạp vụ… cuốn hút phần lớn lực lượng thanh niên từ 18-35 tuổi (có khoảng 50-60% số hộ tham gia). Việc hành nghề phi nông nghiệp hiện nay ở các xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
chính, chưa có được các mô hình tổ chức theo chiều sâu phục vụ có hiệu quả
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhịp độ đô thị hóa.
Vì vậy, cần phải tổ chức chặt chẽ quá trình hình thành các mô hình đô thị
hóa ngay trong lòng nông thôn. Tức là, từng bước cơ cấu lại lao động và phát triển
các điểm dân cư kiểu đô thị ở các phường nông nghiệp - nông thôn hiện nay. Trong đó, có việc chuyển dần tỷ lệ lao động nông nghiệp hiện nay vào các hoạt động phi
nông nghiệp. Sự chuyển biến này thực chất thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, tổ chức sản xuất nông nghiệp
hiện đại, chế biến nông sản và sản xuất tiểu thủ công nghiệp thành các sản phẩm
hàng hóa cao cấp phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tham gia các hoạt động XDCB, lưu thông phân phối, cung ứng sinh hoạt, phục vụ phát triển hệ thống
du lịch theo kiểu đô thị. Bên cạnh đó cũng phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
tương xứng để phục vụ cho cả sản xuất và đời sống dân cư đô thị.