Thực trạng dân số, lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô ở huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 51)

3. Yêu cầu

3.2.Thực trạng dân số, lao động

3.2.1. Dân s

Tính đến năm 2013 dân số huyện Hoài Đức là 191.612 nghìn người, Trong

đó: dân số nông thôn là 177.269 người, chiếm 93% dân số toàn huyện. Dân số đô thị là 15.343 người, chiếm 7% dân số toàn huyện. Mật độ dân số bình quân chung của huyện 2.021 người/ km2, phân bố không đều; nhiều xã, thị trấn có mật độ dân số rất cao như:

thị trấn Trạm Trôi (4.419 người/km2), Cát Quế (3.961 người/km2), Đức Giang (3.607

người/ km2), nhiều xã có mật độ dân số thấp: xã An Thượng (879 người/km2), Đắc Sở

(943 người/ km2)

Trong giai đoạn 2009 đến nay, dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân

khoảng 1,56%/năm, dân số đô thị của huyện Hoài Đức có mức tăng khá cao, đạt

5,25%/năm. Hiện nay, cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là nông thôn (chiếm 93% dân số).

Năm 2013, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52,97% (92.627 người),

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

với tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 66,26% tổng số lao động

trong các ngành.

3.2.2. Lao động và vic làm

Dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2013 có 109.215 người, chiếm

54,9% tổng dân số toàn huyện; trong đó lao động nông nghiệp là 72.364 người,

chiếm 66,26% tổng số lao động (Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, chiếm gần 50% tổng số lao động trong

các ngành kinh tế quốc dân). Đây là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

Hoài Đức là huyện có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống; năm 2000

huyện được tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận 7 làng nghề cổ truyền đạt tiêu chuẩn quy định. Đến năm 2013 huyện Hoài Đức đã có 11 làng nghề và thành lập 6 hiệp hội ngành nghề ở các làng nghề.

Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung, nguồn lao động của huyện

Hoài Đức có chất lượng khá. Huyện Hoài Đức có điểm thuận lợi trong giải quyết việc làm, đó là có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống (năm 2009, huyện Hoài Đức có 11 làng nghề và thành lập 6 hiệp hội ngành nghề ở các làng nghề) hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 – 9.000 người lao động. Lực lượng lao động trong làng nghề được đào tạo thông qua sự truyền dạy của lớp người đi trước. Số người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị mất đất sản xuất chưa qua đào tạo chiếm tỷ

trọng tương đối lớn; lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội

ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức ngành giáo dục, y tế,…

3.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức

Theo kết quả thống kê, năm 2013 diện tích tự nhiên của huyện Hoài Đức là 8246,77 ha bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Đơn vị có diện tích lớn nhất là xã An Khánh với 830,27 ha và thị trấn Trạm Trôi có diện tích

nhỏ nhất là 122,40 ha. Bình quân diện tích trên đầu người trên đầu người là 0,04

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Biểu đồ 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

Diện tích đất giao là sử dụng là 7040,45 ha, chiếm 85,37% tổng diện tích tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên. Trong đó giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng là 5113,78 ha, chiếm 72,63%

trong đó chủ yếu là đất ở và còn lại 1926,67 ha do các tổ chức đơn vị và doanh nghiệp

sử dụng chiếm 27,37% chủ yếu là đất phi nông nghiệp (đất sản xuất kinh doanh phi

nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất đô thị). Diện tích đất giao để quản lý là 1206,32

ha, chiếm 14,63% (biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất năm 2013

3.3.1 Đất nông nghip

Đất nông nghiệp có diện tích là 4272,61 ha, chiếm 51,14% tổng diện tích tự

nhiên với diện tích bình quân là 221,24 m2/người. Trong đó tập trung chủ yếu ở một số

xã như: xã An Thượng 465,79 ha, xã Vân Côn 423,84 ha, xã Đức Thượng 324,02 ha, chi tiết tại biểu đồ 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 *Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 4126,66 ha bao gồm: đất trồng cây

hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ

lớn 87,94%. Tuy nhiên những năm gần đây do xây dựng khu công nghiệp, đường

giao thông,… đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm như xã An Khánh giảm 112 ha,…

Biểu đồ 3.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013

- Đất trồng cây hàng năm

Có diện tích 3633,7 ha chiếm 87,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại cây như: lúa, ngô, khoai, sắn… Trong đó chủ yếu là trồng lúa chiếm 75,27% và được phân bố ở tất cả các xã trong huyện, tập trung chủ yếu ở Đức Thượng, Yên Sở, Sơn Đồng,... Diện tích đất trồng lúa giảm 934,77 ha so với năm 2005 do chuyển sang các mục đích khác, tuy nhiên năng suất lúa cả năm vẫn tăng (đạt 56,57 tạ/ha). Ngoài ra trên địa bàn huyện còn trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, lạc) cho năng suất

rất cao 4,2 tấn/ha. Với thu nhập bình quân 1,7 triệu/người/tháng, chủ yếu ở xã Song

Phương, Tiền Yên,…

- Đất trồng cây lâu năm

Có quy mô không lớn chiếm 12,06% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó gần 2 ha là diện tích đất trồng cây lâu năm kết hợp với nôi trồng thủy sản do UBND xã quản lý. Phần lớn diện tích đất này giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Hình 3.1: Đất trồng cây hàng năm ở xã Song Phương

Nhìn chung trong năm qua cùng với quá trình đổi mới của huyện Hoài Đức đã

có bước phát triển đáng kể về kinh tế - xã hội, trong đó sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Năng suất và sản lượng nhiều loại hàng hóa gia tăng đa dạng về cơ cấu và tập chung về mặt quy mô sản xuất. Tuy nhiên tiềm năng thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của từng xã còn lớn; còn có thể sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa có chất lượng cao cho nhu cầu trong huyện và xuất khẩu ra bên ngoài. Cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, làm tốt công tác khuyến nông, phát triển các mô hình trang trại,… để nâng cao hiệu quả dử dụng đất nông nghiệp nâng cao đời sống của nhân dân.

- Đất nuôi trồng thủy sản

Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 111,10 ha, chiếm 3% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là nuôi cá giống và cá thịt. Đất nuôi trồng thủy sản của huyện tập trung ở các xã Di Trạch (13,32 ha), Đông La (15,51 ha). Tuy nhiên giá trị kinh tế do nuôi cá đem lại không cao.

- Đất nông nghiệp khác

Đất nông nghiệp khác có diện tích 29,02 ha, chiếm 1% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở 4 xã Song Phương, Minh khai, Dương Liễu, Vân Canh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Đất phi nông nghip

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp được chia ra các loại đất sau: đất ở, đất

chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và

mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác. Diện tích được trình bày trong

biểu đồ 3.5.

Sự phân bố diện tích đất phi nông nghiệp ở các đơn vị là khác nhau. Đơn vị có diện tích lớn nhất là xã An Khánh 609,96 ha, tiếp theo là xã An Thượng 295,19ha. Bên cạnh đó, một số xã có diện tích đất phi nông nghiệp thấp là xã Đắc Sở 84,23 ha, Minh Khai 77,98 ha.

Biểu đồ 3.5: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2013

3.3.3. Đất chưa s dng

Đất chưa sử dụng có diện tích là 56,31 ha, chiếm 0,69% tổng diện tích tự

nhiên; phân bố nhiều nhất ở xã Yên Sở (25,32 ha), xã Vân Côn (16,77 ha) và xã

Tiền Yên (8,97 ha). Trong những năm tới huyện Hoài Đức cần có kế hoạch khai

thác, đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

3.3.4. Biến động vđất đai ca huyn Hoài Đức trong nhng năm qua

- Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 4272,61 ha giảm 547,6 ha so với năm 2009 nguyên nhân chủ yếu do chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng. Trong đó: đất trồng lúa giảm 502,64 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 67,61 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 17,35 ha, đất nông nghiệp khác tăng 6,87 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 năm 2009 trong đó: đất ở tăng 406,24 ha, đất chuyên dùng tăng 176,73 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 2,76 ha.

- Đất chưa sử dụng năm 2013 là 56,31 ha giảm -3.54 ha so với năm 2009

nguyên nhân do chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất

nông nghiệp khác…

Biến động đất đai huyện Hoài Đức giai đoạn 2009 - 2013 được thể thiện chi

tiết trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Biến động đất giai đoạn 2009 – 2013 huyện Hoài Đức

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Di ện tích đất năm 2013 (ha) So với năm 2009 (ha) Diện tích năm 2009 (ha) Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 824,77 8246,77 1 Đất nông nghiệp NNP 4272,61 4820,21 -547,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4126,66 4663,78 -537,12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3633,7 4203,95 -570,25 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2689,52 3192,16 -502,64 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 944,18 1011,79 -67,61 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 492,96 459,83 33,13 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 111,1 128,45 -17,35 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 34,85 27,98 6,87

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3917,85 3366,71 551,14

2.1 Đất ở OTC 1913,38 1507,14 406,24 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1849,93 1017,21 832,72 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 63,45 489,93 -426,48 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1775,7 1598,97 176,73 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 59,5 68,1 -8,6 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQP 67,82 67,02 0,8 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 462,03 296,93 165,1 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 1186,35 1166,92 19,43 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 27,37 27,85 -0,48 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 76,81 74,05 2,76 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 124.59 154.72 -30.13 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3.98 -3.98

3 Đất chưa sử dụng CSD 56.31 59.85 -3.54

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 56.31 59.85 -3.54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

3.4 Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.4.1 Thun li (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoài Đức có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với khu vực nội thành Hà Nội và các trung tâm kinh tế lớn; địa hình tương đối bằng phẳng, trình độ dân trí cao, có nhiều khả năng lắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Do vậy huyện có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

+ Phần lớn đất đai trong vùng là đất phù sa có chất lượng khá tốt, địa hình

tương đối bằng phẳng với độ cao và độ dốc hợp lý, làm cơ sở nền tảng cho phát

triển các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

+ Điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu cho phép sản xuất nhiều mặt hàng nông nghiệp đa dạng, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất khẩu (cây lương thực, thực phẩm, cây hoa, rau an toàn, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…)

+ Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đã từ lâu, Hoài Đức đã

nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú (nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim Chung…). Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh CN – TTCN.

+ Hạ tầng cơ sở, nhất là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện và bưu chính

viễn thông phát triển đồng bộ, đóng vai trò quan trọng tạo mối liên kết vùng nhằm khai thác lợi thế vùng, từng khu vực trong huyện, để phát triển một nền kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.

+ Lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.

3.4.2 Khó khăn

+ Là một huyện ven đô Hà Nội, xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa, diễn ra mạnh mẽ và mức độ phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ xảy ra những áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới.

+ Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hoá chất tràn lan và công nghệ lạc hậu.

+ Tốc độ phát triển kinh tế còn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Cơ cấu chuyển đổi cây trồng còn chậm; chưa hình thành được các vùng chuyên

canh sản xuất nông sản có giá trị kinh tế cao. Một số làng nghề còn sử dụng công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp; dịch vụ, thương mại còn manh mún; cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều bất cập.

+ Sản xuất nông nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, năng suất, sản lượng cây trồng còn thấp, hệ số sử dụng ruộng đất thấp, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác còn chưa cao.

+ Chưa có nhiều mô hình canh tác quy mô lớn làm tiền đề cho phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện. Thiếu quy hoạch chi tiết và phát triển nông nghiệp nên việc chỉ đạo sản xuất còn gặp khó khăn, không có cơ sở khoa học.

3.5 Đánh giá hiệu quả một số loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức Hoài Đức

3.5.1. Hin trng cây trng và các loi hình s dng đất nông nghip

Hoài Đức mới được sát nhật vào Hà Nội và cùng với quá trình đô thị hóa đất

nước nên diện tích đất canh tác của huyện có xu hướng giảm do chuyển sang các

mục đích phi nông nghiệp, trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp toàn huyện chỉ còn chưa đầy 1.000 ha khu vực bãi Đáy.

Trong những năm gần đây, hệ thống cây trồng của huyện khá đa dạng và

phong phú, bao gồm cây lương thực (lúa, ngô); cây ăn quả (bưởi diễn, cam canh,

nhãn, vải,...); Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương); cây thực phẩm (khoai

lang, các loại đỗ, rau màu).

Diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng huyện Hoài Đức được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4: Hiện trạng các cây trồng chính huyện Hoài Đức STT Cây trồng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Lúa 2378,81 31,82 2 Ngô 984,99 13,18 3 Khoai lang 130,91 1,75 4 Khoai tây 124,15 1,66 5 Đỗ tương 308,45 4,13 6 Su hào 327,52 4,38

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp ven đô ở huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 51)