- Nguồn lực: Buồng máy tàu cá, máy bơm nước ly tâm (có đủ các dạng dẫn
1. Thiết bị khai thác trên tàu lưới vây
- Nghề lưới vây (còn gọi là nghề vây rút chì) là một trong những nghề quan trọng hiện nay, chiếm khoảng 17% tổng số tàu thuyền, chuyên đánh bắt các loài cá tầng nổi hoặc tầng giữa như các loài cá nục, cá ngừ, cá cơm, cá ngân,…
- Nguyên tắc đánh bắt của nghề lưới vây là khi phát hiện đàn cá, người ta dùng tàu thả lưới vây thành vòng tròn xung quanh đàn cá rồi kéo dây rút gọn giềng chì để thắt kín đáy không cho đàn cá thoát xuống dưới, sau đó thu dần vàng lưới, dồn cá vào tùng lướirồi dùng vợt xúc cá lên tàu. Tàu thuyền lưới vây ngày nay hầu hết đã được lắp máy công suất tới 155CV, chiều dài lưới (chu vi vòng vây đàn cá) khoảng 400m, chiều cao lưới có thể tới 80 - 100m có thể đánh bắt ở vùng nước xa bờ có hiệu quả.
- Nghề lưới vây đánh bắt đàn cá ban ngày gọi là lưới vây ngày. Nghề lưới vây dùng ánh sáng đánh bắt cá ban đêm gọi là nghề lưới vây ánh sáng. Ngư trường hoạt động từ vùng nước ven bờ ra đến vùng lộng, nơi có các đàn cá thường tập trung trú ngụ quanh vùng gò rạn hoặc gốc chà rạo. Mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, lưới vây cá cơm có thể đánh bắt đến tháng 9.
1.1. Cấu tạo
- Lưới vây là hình thức đánh bắt cá cho năng suất và sản lượng cao. Có hai hình thức lưới vây là vây đơn và vây đôi. Tuy nhiên dù vây đơn hay vây đôi thì trang bị máy khai thác trên tàu vẫn tương tự nhau, bao gồm các máy sau :
Hình 5.6.1 – Tàu làm nghề lưới vây.
Hình 5.6.2 – Tàu lưới vây đơn.
Máy tời lưới vây: Là thiết bị dùng để thu dây rút chì lưới vây. Dây là thiết bị chính trong nghề lưới vây.
- Cấu tạo cơ bản của tời gồm 2 tang ma sát đơn gắn trên trục tải, một bộ truyền động có khả năng biến đổi vận tốc nhiều chế độ khác nhau phục vụ cho các chế độ khai thác.
- Ở một số tàu người ta thường kết hợp tời lưới kéo làm tời lưới vây vì nó có một số ưu điểm như: rất an toàn trong quá trình thu dây rút, thuận tiện trong việc xếp cáp, cho phép giảm số lượng người tham gia rút dây chì.
- Trong thực tế có 3 hình thức dẫn động cho tời, phổ biến nhất là dẫn động bằng trích lực máy chính (Hình 5.6.3), tuy nhiên ngày nay rất nhiều tàu đã sử dụng thủy lực để dẫn động tời (Hình 5.6.4). Ngoài ra đôi khi người ta cũng dùng motor điện để dẫn động tời và hình thức này rất ít gặp trong thực tế vì chi phí cao cũng như chế độ bảo dưỡng khó khăn.
Hình 5.6.3 – Tời kéo lưới vây dẫn động cơ khí.
Hình 5.6.4 – Tời kéo lưới vây dẫn động thủy lực.
Máy thu lưới vây: Là thiết bị dùng đề thu cánh lưới từ dưới nước đưa lên tàu, có nhiều dạng máy thu lưới vây như phổ biến nhất có hai dạng là:
- Máy thu lưới vây Octapenco (Hình 5.6.5):
Cơ chế hoạt động của máy này là khi thu toàn bộ cánh lưới được túm lại thành bó, bó lưới ôm qua tang thứ nhất rồi luồn qua tang thứ hai theo hình chữ
S, nhờ có lực ma sát phát sinh trên bề mặt giữa tang và bó lưới cũng như lực căng do bó lưới cuốn chéo qua hai tang. Người thao tác dễ dàng thu cánh lưới lên. Với loại máy này sức người bỏ ra là khá lớn và số lượng người tham gia thu lưới là đông.
Loại tời này sử dụng lực dẫn động từ động cơ điện truyền qua bộ hộp giảm tốc qua hệ thống trụ các đăng đến hai trục của tang thu lưới, hai tang thu lưới này chuyển động ngược chiều nhau nhờ hệ bánh răng trung gian.
Trong một số trường hợp khác, tời này cũng được dẫn động bằng motor thủy lực thay cho motor điện như số lượng không nhiều
Hình 5.6.5 - Máy thu lưới vây Octapenco.
- Máy thu lưới vây treo (Hình 5.6.6):
Khác với máy thu Octapenco, máy thu lưới vây treo cao có kết cấu giống như một ròng rọc, lưới được treo trên đầu cần cẩu, việc thu lưới diễn ra hoàn toàn nhờ trọng lượng bản thân bó lưới.
Loại tời này thường được dẫn động bằng motor thủy lực được đặt phía dưới trục tang, chuyển động của motor thủy lực truyền qua bộ bánh răng và làm quay tang và nhờ đó thực hiện quá trình thu lưới.
Hình 5.6.6 – Máy thu lưới vây treo.
1.2. Vận hành
Chuẩn bị tời, máy :
- Kiểm tra bộ ly hợp trích lực cho tời, máy thu, bơm thủy lực, đảm bảo bộ ly hợp vận hành an toàn, không bị vật cản, kẹt.
- Kiểm tra dây đai (dây curoa) lai bơm thủy lực (nếu có), đảm bảo bơm thủy lực hoạt động đúng áp lực.
- Kiểm tra bình dầu thủy lực, nếu thiếu phải châm thêm.
- Kiểm tra cầu dao, dây điện đối với các tời, thiết bị sử dụng motor điện, đảm bảo dây điện không bị hỏng, đứt, hở mạch.
- Chuẩn bị ngư lưới cụ. Vận hành tời :
- Khi tàu bắt đầu chuyển sang chế độ thu dây rút, đóng ly hợp truyền động cho tời với các tời dùng trích lực máy chính, đóng cầu dao điện co motor với các tời dùng motor điện hoặc đóng tay gạt điều khiển motor thủy lực với các tời dùng motor thủy lực.
- Mở phanh tời.
- Quấn dây rút vào tang.
- Đóng ly hợp của tang và tiến hành thu dây, trong quá trình thu dây có thể dùng phanh, tay ga hoặc tay điều khiển để điều khiển tốc độ thu dây của tời.
- Khi kết thúc quá trình thu dây, mở tay gạt bộ ly hợp của tang. - Đóng phanh cho tang.
- Ngắt ly hợp bộ truyền động, cầu dao motor điện hoăc cần điều khiển motor bơm thủy lực để dừng tời.
Vận hành máy thu lưới:
- Khi chuyển sang chế độ thu lưới, đóng ly hợp cho máy thu lưới với các máy dẫn động bằng trích lực máy chính hoặc đóng cần điều khiển motor thủy lực với các máy dẫn động bằng motor thủy lực.
- Quấn bó lưới qua tang. - Kéo thu lưới.
- Khi kết thúc quá trình thu lưới, ngắt cần điều khiển motor thủy lực hoặc ngắt ly hợp truyền động máy thu.
- Thu dọn ngư lưới cụ.