Vận hành bơm 1 Chuẩn bị

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành thiết bị cơ khí tàu cá (Trang 58 - 61)

C. Ghi nhớ: * Hệ trục chân vịt:

2. Vận hành bơm 1 Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị

- Đối với bơm dẫn động trích lực: kiểm tra độ căn của dây đai (dây curoa) lai bơm, độ căng của dây đai phải đảm bảo, nếu dây đai quá căng hoặc quá chùng thì phải căn chỉnh lại độ căng cho phù hợp.

- Đối với bơm dẫn động bằng động cơ Diesel: kiểm tra dầu bôi trơn cho động cơ diesel (Xem thêm mô đun Vận hành máy chính hoặc mô đun Bảo trì máy chính để biết thêm).

- Đối với bơm dẫn động bằng motor điện: kiểm tra dây điện, dây điện phải không bị đứt, tróc, hở mạch. Khi dây điện bị đứt hoặc hở phải nối lại và làm kín tránh bị điện giật.

- Kiểm tra lượng nước trong ống hút vào bơm, nếu nước cạn phải mồi thêm nước, vì bơm ly tâm là loại bơm không tự hút do đó khi vận hành phải mồi đầy nước trong ống hút của bơm, nếu không bơm sẽ hoạt động mà không có nước khi đó sẽ làm hư phốt và cháy motor bơm. Trong thường trong miệng hút của bơm có gắn một van một chiều có tác dụng giữ nước trong ống hút của bơm, tránh phải mồi nước khi bơm lần sau. Tuy nhiên khi không hoạt động một thời gian lượng nước này có thể bị hụt mất.

- Các phương pháp mồi bơm ly tâm: + Đổ nước trực tiếp vào bơm:

. Bước 1: Mở van mồi và van xả air.

. Bước 2: Kiểm tra van một1 chiều ở giỏ hút đã kín chưa.

. Bước 3: Tiến hành đổ nước vào bơm thông qua van mồi cho đến khi chất lỏng chảy ra ở van xả air là một dòng liên tục. Sau đó đóng van xả air và van mồi rồi mới khởi động bơm.

+ Dùng bơm chân không:

Đóng van thoát, mở các van hút. Dùng bơm chân không hoặc bơm phun tia hút hết không khí trong bơm và đường ống hút rồi mới khởi động bơm.

Hình 5.5.11 - Bơm chân không dùng để mồi bơm ly tâm.

+ Đặt bơm thấp hơn mặt thoáng bể chứa:

Khi đặt bơm dưới mặt thoáng bể chứa thì chỉ cần mở van hút là bơm đã được mồi, phương pháp này thường được ứng dụng dưới tàu.

- Kiểm tra miệng hút của bơm, với các bơm đặt cố định, sau một thời gian có thể cặn bẩn bám vào miệng hút và làm tắc miệng hút.

Hình 5.5.12 – Miệng hút của bơm.

- Kiểm tra đường ống ra của bơm, bảo đảm ống ra không bị gãy, vỡ, kẹt. - Đóng mở các van trên hệ thống ống cần thiết cho mục đích sử dụng. - Đóng van thoát, mở van hút của bơm. Đối với bơm có áp suất cao thì mở nhỏ van thoát để tránh cho động cơ lai bơm không bị quá tải.

- Xem xét kỹ xung quanh để đảm bảo chắc chắn không có gì cản trở cho sự làm việc của bơm.

- Via thử vài vòng bằng tay xem bơm có bị kẹt không.

2.2. Khởi động bơm

Sau khi tiến hành đầy đủ các bước chuẩn bị trên ta tiến hành khởi động động cơ lai bơm.

- Đóng cầu dao điện, đối với các bơm dẫn động bằng motor điện.

- Đóng ly hợp lai bơm đối với các bơm dẫn động bằng trích lực máy chính. - Khởi động động cơ diesel với các bơm dẫn động bằng động cơ Diesel. - Kiểm tra nước ra, nếu không thấy nước ra, phải dừng bơm và kiểm tra lại lượng nước trong ống hút hoặc đường ống hút có thể bị vỡ, rò rỉ không kín. Nếu nước ra yếu phải kiểm tra lại miệng hút nước xem có bị kẹt do cặn bẩn hoặc miệng hút không ngập hết trong nước.

- Kiểm tra chiều quay của motor bơm, đối với các bơm điện 3 pha, khi đấu nối thứ thự các pha không đúng sẽ làm cho motor quay ngược chiều. Để đảo chiều quay của motor ta đổi thứ tự của hai trong ba đầu dây điện nối vào motor. Không nên để motor chạy lâu mà không có nước, khi đó các phớt của bơm không được làm mát sẽ sinh nhiệt làm làm hư phớt bơm gây ra kẹt trục bơm và làm cháy motor bơm.

- Khi bơm làm việc ổn định thì từ từ mở hết cỡ van đẩy của bơm và cần theo dõi các thông số sau:

+ Các thông số công tác của bơm: Phút ; Pđẩy ; ampe kế của động cơ lai bơm các thông số này phải luôn luôn ở các giá trị bình thường.

+ Nhiệt độ thân bơm, ổ đỡ so với nhiệt độ môi trưòng.

+ Theo dõi xem bơm làm việc có phát ra tiếng ồn nào không.

+ Nếu xuất hiện các dấu hiệu không bình thường thì phải dừng bơm, tìm nguyên nhân và cách khắc phục.

2.3. Dừng bơm

- Khi bơm xong, cắt cầu dao điện, đối với các bơm dẫn động bằng motor điện. - Cắt ly hợp lai bơm, đối với các bơm dẫn động bằng trích lực máy chính. - Dừng động cơ lai đối với những bơm sử dụng động cơ Diesel dẫn động. - Đóng các van van hút và van đẩy trên hệ thống đường ống.

- Thu dây bơm, đối với các bơm không đặt cố định. - Thu dây điện.

- Đưa bơm về vị trí cất giữ với những bơm di động. - Vệ sinh khu vực xung quanh bơm.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: 1. Các câu hỏi:

Câu hỏi số 5.5.1: Cho biết các dạng dẫn động chính cho bơm nước ly tâm. 2. Các bài thực hành:

Bài thực hành số 5.5.1: Thực hiện công việc vận hành bơm nước ly tâm.

- Mục tiêu:

+ Hiểu được quy trình vận hành bơm nước ly tâm + Vận hành bơm nước ly tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật + Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành thiết bị cơ khí tàu cá (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)