C. Ghi nhớ: * Hệ trục chân vịt:
2. Vận hành máy nén khí
2.1. Chuẩn bị trước khi vận hành
- Kiểm tra dây đai (dây curroa) lai máy nén khí, dây đai phải có độ căng vừa phải, khi độ căng dây đai quá cứng hoặc quá chùng thì phải căn lại độ căng dây đai. Thay đổi lực căng bằng cách nới lỏng bu lông siết của động cơ và trượt động cơ trên đế. Nếu cần thiết có thể sử dụng đòn bẩy hoặc điều chỉnh trên đế motor.
- Kiểm tra dây điện, đối với máy nén sử dụng motor điện để dẫn động, nếu dây điện bị hở hoặc bị đứt phải nối lại.
- Kiểm tra nhiên liệu, nhớt cho động cơ Diesel dẫn động, đối với các máy nén sử dụng động cơ Diesel dẫn động (xem thêm mô đun Vận hành máy chính để biết thêm các bước chuẩn bị vận hành động cơ Diesel)
- Kiểm tra dầu bôi trơn máy nén khí, đối với các máy nén khí loại piston bảo đảm dầu bôi trơn luôn nằm trong giới hạn cho phép.
- Mở van xả nước cặn cho bình chứa khí nén, do trong quá trình làm việc không khí có hơi nước nên khi nén ở áp suất cao hơi nước sẽ tích tụ thành nước và đọng lại trong bình chứa, nếu không được xả lượng nước này đi vào đường ống khí gây ra tác hại không mong muốn trong quá trình xịt khí làm khô chi tiết.
- Kiểm tra van an toàn của máy nén. Van an toàn được cài đặt sẳn khi lắp đặt máy, người vận hành không được tự ý thay đổi giá trị áp lực của van an toàn. Việc điều chỉnh áp lực của van an toàn phải do người có chuyên môn thực hiện theo số liệu của nhà cung cấp.
2.2. Khởi động và chăm sóc máy nén khí
- Khởi động bơm nước làm mát đối với máy nén được làm mát bằng nước. Khi khởi động máy bơm nước ta phải mở van nước, ấn công tắc cho bơm làm việc và kiểm tra nước ra khỏi máy nén nếu có lẫn bọt khí do bơm nước bị lọt khí ở đường nước vào hoặc ở nắp bơm. Nếu hệ thống làm mát có đồng hồ báo áp suất nước ta phải kiểm tra áp suất nước và so sánh với giá trị tiêu chuẩn, nếu có hiện tượng bất thường phải xử lý ngay.
- Bật cầu dao chính để cấp điện cho hệ thống, lúc này motor điện hoặc động cơ Diesel đã trong tình trạng sẵn sàng làm việc. Nếu áp lực khí trong bình chứa khí nén dưới mức cho phép, rơ le an toàn sẽ bật và máy nén sẽ hoạt động.
- Quan sát chiều quay của máy nén, đối với các máy nén dẫn động bằng motor điện ba pha, khi máy nén quay ngược chiều ta phải dừng máy, ngắt cầu dao điện và đổi vị trí của 2 trong 3 đầu dây nối vào motor điện, khi đó motor sẽ đảo chiều.
- Quan sát giá trị của đồng hồ áp lực, nếu sau một thời gian hoạt động, áp lực báo trên đồng hồ quá cao hoặc quá thấp, ta phải điều chỉnh lại van an toàn.
- Mở van cấp khí cho đường ống để sử dụng, lúc này đường ống khí nén đã sẵn sàng làm việc.
- Mở van xả đáy của bình tích hơi sau 4 hoặc 8 tiếng hoạt động.
2.3. Tắt máy nén khí
- Khi áp lực khí trong bình chứa khí nén đạt giá trị cho phép, van an toàn sẽ làm việc và tắt motor hoặc động cơ Diesel dẫn động máy nén. Tuy nhiên nếu không sử dụng khí nén nữa người vận hành phải tắt cầu dao điện để tắt hoàn toàn máy nén tránh trường hợp máy nén hoạt động ngoài ý muốn.
- Vệ sinh môi trường và dọn dẹp dụng cụ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: 1. Các câu hỏi:
Câu hỏi số 5.4.1: Mô tả cấu tạo và chức năng của một số thiết bị chính trong
máy nén.
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 5.4.1: Thực hiện công việc vận hành máy nén khí.
- Mục tiêu:
+ Hiểu được quy trình vận hành máy nén khí + Vận hành máy nén khí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật + Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
dẫn động bằng motor điện và động cơ Diesel phụ), bộ cờ lê, bộ tuýp, các thiết bị cần thiết khác, ...
- Cách thức tiến hành: Giao cho mỗi học viên một máy nén khí dẫn động motor điện hoặc động cơ Diesel. Yêu cầu học viện tiến hành các bước cần thiết để vận hành và tắt máy nén khí.
- Nhiệm vụ của từng học viên khi thực hiện bài tập: làm đầy đủ các bước theo quy trình vận hành máy nén khí.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/học viên
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Thực hiện đầy đủ đủ các bước trước khi vận hành máy
+ Vận hành máy và dừng máy an toàn
+ Dụng cụ thực hiện xong được vệ sinh và sắp xếp đúng vị trí + Vệ sinh khu vực làm việc
C. Ghi nhớ:
- Vận hành máy nén đúng các bước của quy trình. - Thường xuyên kiểm tra áp suất của hệ thống khí nén.
- Dây điện sử dụng cho motor phải phù hợp, tránh dùng dây quá nhỏ gây quá tải, hoặc dây quá lớn gây lãng phí.
- Dây đai (Curroa) lai máy nén phải được che chắn kỹ. - Luôn có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Bài 5 : VẬN HÀNH BƠM NƯỚC LY TÂM Mã bài: MĐ 05 – 05
Mục tiêu:
- Mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của bơm nước ly tâm. - Vận hành được bơm nước ly tâm đúng quy trình.
- Kiểm tra được sự làm việc của bơm nước ly tâm.
- Có ý thức, trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
A. Nội dung:
- Bơm ly tâm dưới tàu thường được dùng để : Bơm nước hầm tàu; bơm nước cứu hỏa; bơm nước chống chìm; bơm nước rửa sàn tàu.
- Nguồn dẫn động cho bơm ly tâm thường là :
+ Trích lực máy chính thông qua dây curoa, loại bơm này thường dùng hút khô hầm tàu (bơm nước lacanh hay bơm nước lườn).
+ Dẫn động từ motor điện, loại bơm này thường dùng bơm hút khô hầm tàu, bơm cứu hỏa, bơm chống chìm, bơm rửa sàn tàu.
Hình 5.5.2 – Bơm ly tâm được dẫn động từ motor điện.
+ Dùng động cơ Diesel dẫn động, loại bơm này thường dùng để cứu hỏa, chống chìm, rửa sàn tàu.
Hình 5.5.3 – Bơm ly tâm được dẫn động từ động cơ Diesel.
+ Ngoài ra còn có bơm ly tâm chìm là bơm dẫn động bằng motor điện nhưng có thể đặt chìm trong nước, bơm này thường dùng để hút nước dưới các hầm tàu.