Sự giới thiệu của cá nhản

Một phần của tài liệu Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 43)

Không phải mọi sinh viên đều được nhà trường tiến cử.Có những sinh viên muốn làm việc ở những công ty lớn nhưng công ty đó lai không tuyển người từ trường của họ. Do vậy, ngoài con đường tiến cử của nhà trường,'nhiều sinhviên còn tìm con đường không chính thức, rức ỉà tìm những người môi giới có khả năng giúp họ được một công ty có uy tín mà họ muốn vào làm việc nhận đơn xin dự tuyển của họ. Tuy vậy, người môi giới nào phải là một cá nhân quan trọng và có ảnh hưởng đến cả hai bên: người xin việc và công ty. Sự giới thiệu của người nàv sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có khá năng được công ty mà anh ta muốn vào làm việc tiếp nhạn đơn nếu không được nhà trường nơi anh ta đã từng theo học tiến cừ. Những sinh viên trường tư thường hay dùng cách này để tiếp cận với cồng tv mà họ ưa chuộng.

Nhờ hai điểu kiện trên, các công ty lớn khỏng chỉ nắm chắc được lai lịch của người được tuyển ngay từ đầu, mà chính hai điều kiện này tụ

chúng đã ràng buộc người được tuyển với công ty trong suốt cuộc đời bằng trách nhiệm và nghĩa vụ. ít nhất anh ta cũng không thể bội ơn các "nguồn" đã tiến cử mình. Và người tiến cử sinh viên cũng coi như "mắc nợ" với công ty, họ thường phải chịu trách nhiệm một phần trước cồng ty về tư cách của ngươi mà mình tiến cử không chỉ lúc x.in việc mà cả mãi về sau này nữa. Những quan hệ ràng buộc này cũng khiến cho những người được tuyển phải suy nghĩ rất kỹ trước khi làm bất cứ việc gì có thể gây tổn hại tới uy tín của những người đã giúp đỡ mình. Mặt khác, những người

- s ,

tiến cử, do có "món nợ" đặc biệt với công ty nên họ thường vui lòng góp "tiếng nói" giũp công ty lúc cần đến trong kinh doanh. Đây cũng là một khía cạnh quan trọng mà các công ty Nhật Bản tính đến khi tuyển người. Việc tuyển nhân viên thông qua sự tiến cử của nhà trường cũng thế. Người được tuyển còn được coi là đại diện cho trường mà họ đã theo học. Kết quả làm việc của họ sẽ phản ánh và tác động đến quan hệ tương lai giữa công ty và nhà trường, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm gáy dựng, củng cố và khuếch trương uy tín của trường mình tại cồng ty. Nếu họ làm việc khồng tốt, hay gây chuyện thì những năm sau công ty sẽ không tiếp tuc tuyển người từ trường đó nữa.

Các quan hệ qua lại, khép kín và trách nhiệm, nghĩa vụ nói trên như: trường học-sinh viên-công ty hoăc người giới thiệu-sinh viên-công ty là cơ sở tinh thần giúp công ty duy trì được sự ổn định, hoà hợp giữa các cá nhân và sự tận dụng của họ trong công ty.

Dù người xin việc được tiến cử bằng con đường nào, để nhạn được việc làm họ vẫn phải quan những cuộc thi sát hach rất khó do chính công ty tổ chức.

Vì để trở thành một nhân viên suốt cuộc đời, nên trong quá trình tuyển chọn, yèu cầu quan trọng nhất đối với người dự tuyển là họ phải có khả năng hoà nhâp với tập thể, lòng trung thành vô hạn với công ty và khả năng thích ứng với hoàn cảnh còn việc họ đã được trang bị kiến thức gì, tới mức nào ír được quan tâm vì thực tế tay nghề của họ sẽ được cồng ty đào tạo tại chỗ sau này. .

Quan điểm tuyển chọn có tính nguyên tắc như vây sẽ quán xuyến toàn bộ nội dung các thủ tụt; tuyển chọn sau đây:

* Thi viết

Đây là khâu tuyển chọn đầu tiên có tính cạnh tranh, buộc mọi người phải trải qua số điểm đạt yêu cầu bất kể họ đến bằng con đường nào. Các cuộc thi viết thường được chia làm 3 phần:

- Ngoại ngữ: Thông dụng nhất là tiếng Anh, có thể có những công ty yêu cầu chọn tiếng khác.

- Trí thức chung và kiến thức chuyên ngành, v ề tri thức chung: sinh viên phải trả lời các câu hỏi khác nhau, từ xác định tên nhân vật nổi tiếng trên thế giới đên các thuật ngữ viết tắt: IMF, GATT... đến những câu hỏi vể dân số ở một nước bất kỳ... các câu hỏi cũng có thể liên quan đến văn học, lịch sử, ngôn ngữ Nhật Bản,.. Do yêu cầu .và nội dung kiểm tra như vậy, nẽn thanh niên Nhật Bản đã phải chuẩn bị sớm cho mình một tri thức chung khá phong phú-

vể kiến thức' chuyên ngành: Sinh vien phải trả lời những câu hỏi có liên quan tới lĩnh vực mà mình đã học ở trường đại học, song các câu hỏi này cũng chủ yếu chỉ vòng quanh các kiến thức đại cương hon ỉà chuyên sâu ở lĩnh vực đó.

- Cuối cùng các thí sinh dự tuyển còn phải viết một Bài luận về một chủ đề cho sẩn "Dự đinh tương lai cúa tôi”, ‘‘Công ty và gia đình",...

Như vậy, các cuộc thi viết nhằm kiểm tra tri thức chung, phổ thông của các thí sinh và chỉ những người đạt kết quả tối thiểu nhất định (tuỳ theo mỗi công ty) mới được quyền vào giai đoạn kiểm tra tiếp theo: thi vấn đáp

* Thi vấn đáp

Đây là khâu quan trọng nhất trong các cuộc thi. Đôi khi có thể có công ty bỏ qua thi viết, nhưng không có cỏng ty nào bỏ thi vấn đáp. Quyết định cuối cùng của ban giám đốc phần lớn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra ở giai đoạn này .Thi vấn đáp có thể tổ chức theo 2 cách.

- Các quản trị viên của công ty phỏng vấn từng người mội

- Nhiều sinh viên cùng thảo luận vể một chủ đề cho sẵn dưới sự chứng kiến của các quản trị viên của công ty.

Nếu thi viết là để nắm được khả năng học vấn thì ở cuộc thi vấn đáp, cồng ty quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề khác. Thực tế cho thấy, các câu hỏi vấn đáp thường xoay quanh các khía cạnh sau: hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội, lòng trung thành, tính quyết đoán, năng lưc ý chí, khả năng lãnh đạo, quan điểm chính trị... Để có quyết đinh khách quan và chính xác, mỗi cuộc thi thường có nhiều người chấm, mỗi người phụ trách một khía cạnh: dung nhan, tác phong, lễ tiết.. Qua cuộc thi này sẽ đánh giá được toàn bộ nhân cách, đạo đức, khả năng hoà nhập và lòng trung thành với tập thể của người dự tuyển. Các công ty rất chú trọng tuyển những người ít có nr tưởng cá nhân chủ nghía, bởi lẽ, những người có đầu óc như vậy rất dễ gây ảnh hưởng xấu tới tình đoàn kết của nhóm, dễ gây mất ổn định trong công ty.

Có thể nói, cách tuyển chọn như vậy, chứng tỏ các công ty Nhật Bản coi việc tuyển nhân viên là nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hường iớn đến hoạt động tương lai của công ty. Bởi vì họ thuê một nhân viên nào đó là thuê toàn bộ con người đó suốt đời, chứ không chỉ đơn thuần thuê chuyên môn của người đó cho một công việc cụ thể. Nếu sai lầm, họ không thể nào sửa chữa được, vì chế độ làm việc suốt đời khiến họ không thể dễ dàng sa thải được những người này mà không phải trả giá bằng uy tín và tiển bạc.

11.2.2 Giáo dục và đào tạo tại công tỵ

Khi một nhân viên được tuyển có trí thức chung đựơc tuyển dụng, họ sẽ được coi là thành viên của "gia đình" công ty. Do vậy họ sẽ được đào ìuyện để trở thành người của công ty cả lối sống lẫn kỹ năng riêng của công ty. Chương trình giáo dục và đào tạo nhân viên của công ty, xí nghiệp .Nhật Bản được chia hai giai đoạn.

1. Giai đoạn giáo dục tổng quát

Giai đoạn này kéo dài trong 4-6 tháng đầu sau khi nhân viên được tuyển và là giai đoạn giáo dục vô cùng quan trọng mà hầu hết các công ty Nhật Bản đều thực hiện. Dù chương trình và phương pháp giáo dục mỗi còng ty khác nhưng nói chung tất cả các nhân viên đêù được đào tạo vể nền văn hoá của công ty. Ngoài ra họ còn được hướng dẫn cách ứng xử và giao tiếp giữa người và người trong công ty. Nhìn chung, chương trình giáo dục tổng quát gồm 3 nội dung cơ bản:

Một phần của tài liệu Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)