Tác phong hoá

Một phần của tài liệu Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tác phong hoá là nhằm giáo dục nhân cách, đạo lỹ, nội quy và cách ứng xử giữa người với người cho các nhân viên. Hầu hết các. công ty lớn của Nhật Bản đều hướng dẫn nhân viên của mình học cách ứng xử, cách sống trong công ty thông qua cuốn cẩm nang hành động; trong đó ghi hàng trăm điểu vô cùng chi tiết về những vấn đề trên. Có thể nói, việc dạy tác phong thường thức cho nhân viên mới của các công ty Nhật Bản rất chu đáo và tỷ mỉ, thậm chí còn hơn cả giáo dục ở gia đình. Chính vì vậy có thể nói rằng, sở đĩ các công ty Nhật Bán sản xuất ra được những sản phẩm đẹp, rẻ, có sức cạnh tranh cao, chính là vì họ đã đào tạo được những người công nhân lịch sự, nghiêm túc và có tác phong lịch thiệp.

c.Tập đoàn ho á

ỏ các nước Âu-Mỹ, người ta thường đề cao tinh thần độc ỉập, tự chủ và bình đẳng, đó, cá nhân được coi trọng và được coi là cơ sở của xã hội. Nhưng ở Nhật Bản, người ta cho rằng con người không phải là một thực thể độc lập, mà là một tập thể có liên quan chật chẽ với những người khác. Do đó, khi đánh giá một con người, người Nhật không chỉ đánh giá bằng khả năng chuyên môn và kết quả công việc của người đó, mà chủ

yếu đánh giá người đó được bao nhiêu người ưa thích, tức là có khả năng hợp tác vói mọi người hay khổng. Do vậy, có việc đào luyện tính tập thể, tạo cho con người có khả năng đoàn kết và hoà nhập với những người khác là rất quan trọng. Ngoài những buổi lên lớp, thảo luận về vai trò quan trọng của tinh thần hợp tác, công ty còn chia nhân viên thành từng nhóm nhỏ từ 10-15 người, cùiìg sinh hoạt và làm việc dưới sự hướng dẫn tận tình của một người đã vào công ty lâu năm. Trong suốt thời gian học tập, cả nhóm được bố trí cùng tham gia các hoạt động chung. Trọng tâm của chương trình huấn luyện là khẳng định sức mạnh của tinh thần tập đoàn, phủ nhận tư tưởng cá nhân chủ nghĩa còn tiềm ẩn trong mỗi người. Sau thời gian học tập, tất cả mọi nhân viên sẽ được bổ nhiệm đến nhiều sở nhiệm rải rác khắp nơi song những người cùng nhóm sẽ bằng nhiều hình thức duy trì liên lạc với nhau suốt cuộc đời làm việc sau đó. Mối quan hệ này càng quan trọng và thiết thực hơn khi những người này trở thành cán bộ chủ chốt của các bộ phận khác trong cổng ty. Mối liên hệ giữa những người bạn hữu này sẽ có tác dụng giúp công ty hoạt động trôi chảy, tránh hoặc giúp giải quyết dẻ dàng những bất đồng nếu có giữa các bộ phận. Sau giai đoạn giáo due tổng quát, nhân viên mới được phân về các bộ phận khác nhau trong công ty và bắt đầu giai đoạn làm việc thực sự công việc giáo dục chuyên môn. Đặc điểm độc đáo trong giáo đục và đào tạo chuyên môn tại các công ty Nhật Bản là nố diễn ra suốt cuộc đời và nó thường cung cấp cho họ những tri thức và những kỹ năng riêng có của mỗi công ty hơn là tn thức chung.

2. Đào tạo chuyên môn tại công tv

Việc đào tạo tại công ty bao gồm các hình thức chủ vếu sau:

Một phần của tài liệu Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)