Tổ chức cồng đoàn công ty

Một phần của tài liệu Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 56 - 57)

ở Nhật Bản, hầu như mỗi công ty, xí nghiệp thường chỉ có một công đoàn. Khác với các nước phương Tây, công đoàn thường được tổ chức theo ngành, nghề, còn ở Nhật, còng đoàn được tổ chức theo xí nghiệp, bao gổm bộ công nhân viên chính thức trong XI nghiệp (cả công nhân cổ trắng lẫn cổ xanh thuộc các nghề khác nhau). Do vậy công đoàn là "công đoàn xí nghiệp", công đoàn "trong nhà", mỗi xí nghiệp chỉ có một còng đoàn, và đó chính là nét độc đáo của Nhật trong .thời kỳ sau chiến tranh. Ngav từ nám 1947, mậc dù ở Nhật có nhiều loại công đoàn, song "công đoàn xí nghiệp" đã chiếm tới 88,01% và tới giữa những nảm 1970 tỷ lệ đó là 90%.

ở Nhật, quyền lợi của cồng nhân gắn chật với vận mệnh của công ty, và còng đoàn cũng vậy. Vì được tổ chức theo xí nghiệp nên quyền lợi của còng đoàn cũng liên hệ chặt chẽ quyền lợi của xí nghiệp.

Quan hệ giữa công đoàn và công ty là quan hệ hợp tác. Công ty và công đoàn thường tổ chức các cuộc họp để bàn cách quản lý tốt nhất và cải thiện điều kiện làm việc và phúc lợi của công nhân viên. Đây chính là cách để công nhàn tham gia vào việc vận hành và iàm chủ công ty. Hơn nữa, do các thành viên trong ban giám đốc công ty, xí nghiệp vốn đã từng là các nhà lãnh đạo công đoàn xí nghiệp và các nhà lãnh đạo công đoàn xí nghiệp này, trong tương lai, rất có thể sẽ được để bạt vào các chức vụ quản lý cấp cao, vào ban giám đốc công ty khi họ thôi làm công tác công đoàn, nên quan hệ giữa công đoàn và công ty càng chặt chẽ và có tính hợp tác hơn. Về cơ bản, mỗi công đoàn ờ Nhật Bản là một tổ chức độc lập, được tổ chức trong phạm vi một công ty, xí nghiệp riêng biệt và chỉ đại diện cho quyền lợi của công nhân viên trong công ty đó mà thôi. Họ không chịu bất cứ sự can thiệp nào từ ngoài công ty. Như vậy, có thể nói, công đoàn xí nghiệp là một lực lượng có tính xây dựng trong thời kỳ tăng trường tốc độ cao ở Nhật. Ví dụ, khi một công ty Nhật Bán muốn cải tiến kỹ thuật để nâng cao sản xuất thì giữa chủ và thợ không những không đối lập nhau mà còn hợp tác để cùng thực hiện. Đây chính là yếu tố có lợi cho phát triển kinh tế Nhạt Bản.

Một phần của tài liệu Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)