Trong quá trình làm việc tại công ty, các nhân viên thường 3-4 năm lại được chuyển sang làm công việc khác, ở dây chuyển khác hoãc bộ phận khác trong công ty. ờ một số công ty tỷ lệ chuyển vị trí của công nhân khoáng 5-6% và của người quán lý có thể đến tỷ ỉệ 1/3 hàng năm. Luân phiên đổi việc nhằm tạo ra những nhân viên tống quát, biết làm nhiểu việc hơn là những nhân viên chuyên môn hoá. Luân phiên đổi việc còn khiến những nhân viên này có thế hiểu được còng việc chung của
toàn công ty và tạo dựng được những mối quan hệ thân mật với các bộ phận khác nhau, từ đó góp phần làm cho quá trinh sản xuất trong công tv vận hành trôi chảy tránh được ách tắc. Lý do gì mà nhân vièn các công ty Nhật Bản lại sẩn sàng luân phiên đổi việc như vậy? Theo chê độ làm việc suốt đời, công ty thuê toàn bộ người công nhân để làm việc cho công ty chứ không thuê chuyên môn sẩn có của người đó cho một công việc cụ thể như ớ các còng ty Âu-Mv.
Điều mà công ty cần- thiết ở mỗi công nhân không phải là chuyên môn của họ mà là lòng trang thành với công ty và tâm lý sẩn sàng phục tùng sự phân cồng của công ty, do vậy khác với công nhân Mỹ, công nhân Nhật Bản sẩn sàng đảm nhiệm và trau dồi thêm những công việc khác nhau mà không cần bám mãi vào một công việc và đào sâu thêm chỉ 1 chuyên môn đã có. Hơn nữa, do chế độ làm việc suốt đời, công nhân không sợ bị mất việc nên họ càng yên tâm.
c. Ngoài các hỉnh thức đào tạo trên, các nhân viên trong công ty còn
được dự các lớp học ngấn hạn khác nhau ở cả trong và ngoài nước do công ty dài thọ chi phí. Đối với những nhân viên nằm trong kế hoach bố trí làm việc ở nước ngoài, họ sẽ được cử sang chính các nước sẽ làm việc để học tiếng, phong tục, tập quán từ vài nám trước. Ngoài ra, các nhân viên còn được cử đi tham dự các hội nghị chuyên đề quốc tế, tham quan cáe cơ sở nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh tại các địa phương.
Sở đĩ các công ty Nhật Bản thường ưu tiên cao cho việc tự đào tạo lấy nhản viên như vậy là do chế độ ỉàm việc suốt đời, thăng thướng theo thâm niên phục vụ ở công tv khiến còng ty sẩn sàng đầu tư cao cho việc đào tạo nhân viên mà không sợ bị mất người. Vì mỗi công nhân viên là một thành viên của gia đình công ty nên việc giáo dục một công nhân viên khồng chỉ là rèn dũa một công cụ mới, mà đó còn là phương tiện để nâng cao đạo đức và phát triển toàn bộ con người. Mật khác việc đào tạo
của các công ty còn nhằm sửa chữa những khiếm khuyết của nền giáo dục nhà trường, đặc biệt trong lĩnh vực có liên quan đến quản lv, bằng cách cung cấp một sự £Ĩáo dục thưc thể và ứng dụng để tạo cho nhân viên có ích hơn cho cồng tỵ. Hơn nữa, do Nhật Bản không có thị trường lao động mờ theo chiều ngang giữa các công ty, mà chỉ có thị trường lao động khép kín nội bộ công ty và theo chiều dọc, nên công ty cần phải tự đào tạo lấy người của mình để bổ sung cho tình trạng không thể thu hút được những tài năng cần thiết từ bên ngoài.
II.2.3 Hệ thống quản lý lao động truyền thống tại cấc công ty Nhật Bản
Hệ thống quản lý lao động truyền thống Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của thế giới và được coi như nhân tố then chốt trong việc tạo nên sức mạnh của các cồng ty Nhật Bản. Trong thời gian sau chiến tranh,.Quả thật đây là một hệ thống quản lý lôi kéo được người làm công nhập sâu vào công ty đến mức họ buộc phải cống hiến hầu như vô tận cho lợi lộc của cả công ty lẫn của họ.Quản lý Nhật Bản hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm chú ý và COI đó là đòn bẩy cho sự phát triển công ty và nền kinh tế nói chung.
Hệ thống quản lý lao động truyền thống Nhật Bản dựa vào các trụ cột chính sau:
ỉ . C h ế độ làm việc suốt đời
Chế độ làm việc suốt đời có nghĩa là người còng nhân được tuyển ngay khi rời ghế nhà trường, liên tục làm việc cho một công ty cho đến lúc về hưu ở độ tuổi nhất đinh, thường là 55 tuổi.
Mặc dù không có văn bản hợp đồng nào được ký kết song một khi được công ty lớn tuyển dụng, người đó sẽ mâc nhiên trờ thành công nhân
chính thức, thường xuyên và làm việc suốt đời tại công ty đó nếu họ muốn.
Người công nhân này nguyện trung thành và tận tâm suốt đời với công ty. Nguời đó sẽ không được phép rời bỏ cống ty vì bất cứ lý do gì. Người công nhân bỏ chủ rất có thể sẽ khống kiếm được việc làm, hoặc một việc làm tương đương, vì ở Nhật Bán không tổn tại thị trường lao động mở, theo chiểu nganơ giưã các công ty mà chỉ có thị trường lao động nội bộ cồng ty theo chiều dọc và khép kín. Hoặc nếu có thể kiếm được thì kiếm khi kiếm được việc làm tốt như cũ và trong con mắt của chủ và đồng nghiệp mới, anh ta là kẻ phản bội, luôn bị nghi ngờ. Hơn nữa, chế độ làm việc suốt đời bao giờ cũng đi liền với chế độ nâng lương và đề bạt theo thâm niên phục vụ công ty, cho nên , người công nhân chỉ tiếp tục làm việc tại một cổng ty thì anh ta mới có thể tận dụng được những lơị thế vật chất và tinh thần do thâm niên tích luỹ được tạo ra. Theo thống kê của Bộ Lao động Nhật Bản một nhân viên quản lý cổ trắng trung bình trong ngành chế tạo mà chuyển sang công ty mới vào độ tuổi 40 phải sẵn sàng bị mất 25 triệu yên (gần 230.000 đôla) trong thu nhập suốt đời và từ 7-15 triệu yên tiền hưu. Như vậy, theo một nghĩa nào đó, người nhân viên này bị cột chặt vào một công tv.
Về phía công ty, mặc dù không có bất cứ một văn bản quy đinh nào, song một khi tuyển công nhân và công ty, đương nhiên sẽ có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi vật chất, tinh thần ổn đinh, đầỵ đủ và lâu dài cho nhân viên, khổng sa thái nhân viên vì bất cứ lý do gì, trừ khi nhân vièn phản lại chủ hoặc mắc những lỗi nặng vể đạo đức. Công nhân không những được công-ty chăm lo điều kiện làm việc học tập và tiến thân lâu dài mà còn cá nơi ăn, chốn ờ lản cuộc sống riêng tư. Sự cam kết của công ty được chính phủ ủng hộ bằng các khoản trợ cấp đào tao lại, trợ cấp bù
lỗ, trợ cấp do giữ nhân viên lại trong lúc khó khăn, hoặc trợ cấp thất nghiêp...
Tuy nhiên, nếu công ty phá vỡ cam kết đó, thì họ sẽ bị chính phủ khiển trách, công luận phê phán, nhân viên không tồn trọng công đoàn gầy sức ép, và sẽ bị khó khăn trong những lần tuyển mộ sau. Hơn nữa , dưới chế độ làm việc suốt đời, chỉ bằng cách dùng mãi cùng một công nhàn, công ty mới có thể khai thác hết đực những kinh nghiệm và kỹ năng mà công nhân đó tích luỹ đừợc.
Chế độ làm việc suốt đời này chỉ áp dụng đối với những nam công nhân viên chính thực tại các cơ quan chính phủ và các công ty, xí nghiệp lớn của Nhật Bản, chiếm khoảng 1/3 tổng số công nhân viên.Còn đại đa số còng nhân viên không chính thức như làm thuê theo hợp đồng,theo thời vụ, làm một phần thời gian, lao động nữ, làm việc tại các xí nghiệp nhỏ... đểu khổng được hưởng chế độ này. Những loại cồng nhân này phải chịu những thiệt thòi dễ bị thay đổi việc làm, lương và phụ cấp thấp và dễ bị hy sinh cho sự an toàn cho những công nhân viên làm việc suốt đời .
Với chế độ làm việc suốt đời là nét độc đáo của Nhật Bản, thì điều đó có nghĩa là ở Nhật Bản hầu hết những người vừa rời ghế nhà trường gia nhập một công ty lớn (hoặc một công ty sẽ trở thành công ty lớn) sẽ ở lại với công ty cho đến khi về hưu. ỏ Phương Tây, chắc hẳn cũng có những người như thế, nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều, và ở các nước này có hiện tượng phổ biến là công nhân thường chuyển từ công ty này sang công ty khác, nhất là khi họ còn trẻ.
Có những ý. kiến cho rằng chế độ làm việc suốt đời không phù hợp với kinh doanh hiện đại. Tinh trạng khủng hoảng chu kỳ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải có một chế độ thuê mướn linh hoạt tức nếu cần có thể sa thải hoặc thu hút hàng loạt công nhân một luc.
Nhưng trong thực tế, các công ty Khật Bán vản không bị bế tắc trước các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Nếu khủng hoảng xảy ra công ty sẽ giảm công nhàn tạm thời và công nhân chỉ làm một phần thời gian hoặc siảm giờ làm thèm. Nếu khủng.-hoảng xảy ra nhẹ ở một đôi ngành thì giưã các bộ phận trong nội bộ tập đoàn công ty sẽ thương lượng để điều chỉnh công nhân. Nếu khủng hoàng nặng hơn, các xí nghiệp lớn sẽ đẩy gánh nặng cho các X.Í nghiệp nhỏ bằng cách giảm chi phí sản xuất và nguồn hàng gia công, không cung cấp việc cho người nhận làm việc ở nhà. Nếu các giải pháp trên chưa đủ, công ty sẽ giầm tiền thưởng và giảm tỷ lệ tăng tiền lương của cán bộ quàn lý cấp cao trước, sau đó mới giảm đến hàng ngũ quản lý cấp thấp và công nhân. Đóng cửa một số bộ phận trong thời gian ngắn để công nhân bảo dưỡng máy móc, tân trang nhà xưởng (trường học, sơn cửa, vệ sinh). Không thuê thêm nhân viên mới, công nhân cũ sẽ phải cố gắng cáng đáng công việc nhiều hơn...
Như vậy tất cả các biện pháp đã phòng và điều chỉnh đó là một tấm nệm dày che chở cho "Chế độ làm việc suốt đời"của Nhật Bản được an toàn và các công nhân chính thức của các công ty, xí nghiệp lớn yên tâm, không sợ thất nghiệp.