Chính sách bảo vệ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 41 - 46)

Trung Quốc đặc biệt coi trọng vấn đề bảo vệ đất nông nghiệp.

- Luật Quản lý đất đai năm 1998 của Trung Quốc quy định: "Lấy bao nhiêu đất canh tác nông nghiệp thì phải khai hoang bù bấy nhiêu; các cấp chính quyền địa phương phải có biện pháp bảo đảm tổng số đất canh tác trong khu vực hành chính của mình không bị giảm".

- Chính quyền nhân dân các cấp phải lập quy hoạch tổng thể vế quản lý, sử dụng đất theo theo nguyên tắc:

+ Bảo vệ nghiêm ngặt đất canh tác nông nghiệp cơ bản, khống chế việc sử dụng đất nông nghiệp làm đất xây dựng.

+ Phải nâng cao hệ số sử dụng đất.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm sử dụng đất bền vững.

+ Thường xuyên giữ vững sự cân bằng giữa sử dụng đất canh tác vào việc khác với việc khai hoang phục hóa.

- Khống chế nghiêm ngặt chuyển đất canh tác thành đất phi canh tác. Chính quyền nhân dân các cấp ở địa phương từ cấp huyện trở lên phải đưa công tác bảo hộ đất canh tác cơ bản vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là một nội dung của mục tiêu trách nhiệm trong nhiệm kỳ công tác lãnh đạo chính quyền của mình. Chính quyền nhân dân cấp trên phải tích cực đôn đốc thực thi.

Mỗi đơn vị, mỗi cá nhân đều có nghĩa vụ bảo hộ đất canh tác cơ bản và có quyền kiểm tra, tố cáo những hành vi xâm chiếm, phá hoại đất canh tác cơ bản. Đất canh tác cơ bản của tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc hoạch định chiếm khoảng trên 80% tổng diện tích canh tác trong khu vực hành chính của mình. Chỉ tiêu số lượng cụ thể cần căn cứ vào quy hoạch tổng thể về sử dụng đất trong toàn quốc để phổ biến xuống từng cấp.

- Những đất canh tác phải được đưa vào khu bảo hộ đất canh tác cơ bản, quản lý chặt chẽ:

Những đất canh tác đã được cơ quan của Quốc vụ viện hoặc chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên phê chuẩn xác định là nằm trong khu vực sản xuất lương thực, bông và hạt có dầu…

Những đất canh tác có công trình thủy lợi, công trình giữ đất, giữ nước tốt, đang thực thi kế hoạch cải tạo, những ruộng đất có sản lượng trung bình và thấp có thể cải tạo được.

Đất đai sử dụng cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp; những ruộng đất thí nghiệm để dạy học, thực nghiệm cho học sinh, sinh viên các trường.

Khu bảo hộ đất canh tác cơ bản đã được hoạch định do chính quyền nhân dân cấp huyện cắm mốc và công bố, cơ quan chủ quản hành chính ruộng đất của chính quyền nhân dân cấp huyện làm hồ sơ và sao gửi cho cơ quan chủ quản hành chính nông nghiệp đồng cấp. Không cho đơn vị hay một cá nhân nào có quyền phá hoại hoặc tự ý thay đổi mốc giới của khu bảo hộ đất canh tác cơ bản.

Khu đất canh tác cơ bản sau khi đã được cắm mốc giới, thì chính quyền nhân dân cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc, tổ chức các cơ quan chủ quản hành chính đất đai và các cơ quan chủ quản hành chính nông nghiệp tiến hành nghiệm thu xác nhận; hoặc chính quyền nhân dân cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc ủy nhiệm cho các cơ quan chủ quản hành chính về đất đai và chủ quản hành chính về nông nghiệp của chính quyền nhân dân cấp thị xã, cấp châu tự trị tổ chức nghiệm thu xác nhận.

- Chính quyền nhân dân các cấp ở địa phương cần áp dụng mọi biện pháp nhằm bảo đảm cho quy hoạch tổng thể về sử dụng ruộng đất trong khu vực hành chính của mình không bị giảm về số lượng đất canh tác cơ bản.

+ Khi đất canh tác cơ bản đã được Quốc vụ viện phê chuẩn, cho phép chiếm dụng, chính quyền nhân dân địa phương phải căn cứ vào văn kiện phê chuẩn của Quốc vụ viện để sửa lại quy hoạch tổng thể về sử dụng đất bổ sung một số đất canh tác cơ bản có số lượng và chất lượng tương đương. Đơn vị chiếm dụng cần phải theo nguyên tắc chiếm dụng bao nhiêu thì cần phải khai khẩn đất hoang để bù lại bấy nhiêu. Nếu khai khẩn không đủ hoặc đất khai khẩn không phù hợp yêu cầu canh tác thì phải trả phí khai khẩn đất canh tác theo quy định của Tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc. Số tiền này dùng vào việc khai khẩn đất canh tác mới.

+ Đơn vị chiếm dụng đất canh tác cơ bản phải căn cứ theo yêu cầu của chính quyền nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên, chuyển lớp đất màu

của đất canh tác cơ bản bị chiếm dụng nhằm thay đổi thổ nhưỡng của khu đất mới khai khẩn hoặc khu đất cằn cỗi bạc màu.

+ Cấm bất cứ đơn vị hoặc cá nhân nào đào hầm hố, xây nhà cửa, xây mồ mả, đào cát, đào đá, đào quặng, lấy đất, đổ phế thải rắn ở trong khu bảo hộ đất canh tác cơ bản và các hoạt động có tính chất phá hoại đất canh tác cơ bản. Cấm bất cứ đơn vị hoặc cá nhân nào chiếm dụng đất canh tác cơ bản để trồng rừng, cây ăn quả và đào ao thả cá.

+ Quy định cụ thể và chặt chẽ về sử dụng đất đai làm nhà ở nông thôn Mỗi hộ nông dân ở nông thôn Trung Quốc chỉ được dùng một nơi làm chỗ ở, diện tích đất ở không được vượt quá tiêu chuẩn quy định của Tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc. Ví dụ: tỉnh Hải Nam quy định mức đất ở cho một hộ là không quá 175m2, nếu hộ đó muốn ở rộng hơn thì phải mua của cụm dân cư (đối với sản xuất) hoặc của chính quyền nhân dân thôn. Tỉnh Quảng Đông quy định mức đất ở vùng đồng bằng là 80m2/1hộ; Vùng Trung du, miền núi không quá 150m2/1 hộ do cấp địa khu (cao hơn cấp huyện nhưng thấp hơn cấp tỉnh) phê duyệt.

Việc quy định cấp đất làm nhà ở tại nông thôn cũng được quy định cụ thể như: việc xây dựng nhà ở của nông dân ở nông thôn phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tổng thể của Hương, Trấn; phải tận dụng đất ở có sẵn và số đất trống còn nhàn rỗi ở nông thôn. Đất làm nhà ở nông thôn sau khi được chính quyền Hương, Trấn thẩm định, phải trình để chính quyền nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Trường hợp chiếm dụng đất nông nghiệp để làm nhà ở thì phải làm thủ tục thẩm định, xin chuyển mục đích sử dụng đất và phải được phê chuẩn. Nếu người dân ở nông thôn đã được cấp đất làm nhà ở mà bán nhà, cho thuê nhà rồi lại xin đất làm nhà ở thì không được cấp nữa. Người dân nông thôn chiếm dụng đất phi pháp để làm nhà ở chưa được phê duyệt hoặc dùng thủ đoạn lừa gạt để được phê chuẩn thì cơ quan hành chính về đất đai thuộc chính quyền nhân dân cấp huyện trở lên ra lệnh trả lại đất chiếm dụng

trái phép, định thời hạn tháo dỡ nhà ở mới xây dựng trên đất chiếm dụng trái phép, phần đất chiếm vượt quá tiêu chuẩn làm nhà ở theo quy định của Tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc thì xử lý như chiếm dụng đất trái phép.

- Cơ quan chủ quản hành chính nông nghiệp của chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên cùng với cơ quan chủ quản hành chính về môi trường tiến hành theo dõi, giám sát, đo lường và đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường của đất canh tác cơ bản và định kỳ báo cáo với chính quyền nhân dân cấp mình về chất lượng môi trường và xu thế phát triển của môi trường.

- Những nơi có xây dựng khu bảo hộ đất canh tác cơ bản, chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên cùng chính quyền nhân dân cấp dưới ký bản cam kết trách nhiệm bảo hộ đất canh tác cơ bản. Chính quyền nhân dân làng xã căn cứ vào yêu cầu của bản cam kết trách nhiệm bảo hộ đất canh tác cơ bản với tổ chức kinh tế tập thể nông thôn hoặc với Hội nông dân.

- Chính quyền nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên có chế độ đôn đốc, kiểm tra việc bảo hộ đất canh tác cơ bản. Các cơ quan chủ quản hành chính đất đai, cơ quan chủ quản hành chính nông nghiệp và các cơ quan hữu quan khác định kỳ tiến hành kiểm tra tình hình bảo hộ đất canh tác cơ bản và báo cáo bằng văn bản lên chính quyền nhân dân cấp trên về kết quả kiểm tra. Đơn vị và cá nhân được kiểm tra cần phải cung cấp những tư liệu và tình hình liên quan một cách đúng sự thật, không được từ chối. Cơ quan chủ quản hành chính đất đai của chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên và cơ quan chủ quản hành chính nông nghiệp đồng cấp có quyền ra lệnh sửa chữa những hành vi có tính chất phá hoại đất canh tác cơ bản xẩy ra trong khu vực hành chính của mình.

- Những hành vi sau đây sẽ bị xử phạt nặng:

Chiếm dụng đất canh tác cơ bản một cách bất hợp pháp mà chưa được phê chuẩn hoặc có những thủ đoạn lừa dối để được phê chuẩn.

Phê chuẩn phi pháp để chiếm dụng đất cơ bản.

Mua, bán hoặc bằng các hình thức khác để chuyển nhượng đất canh tác cơ bản một cách phi pháp.

Đất canh tác đáng lẽ được đưa vào khu vực bảo hộ đất canh tác cơ bản, nhưng không đưa vào thì chính quyền nhân dân cấp trên ra lệnh phải sửa sai có kỳ hạn, nếu không chịu sửa thì những người chủ quản đảm nhiệm trực tiếp và những người có trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị kỷ luật theo đúng pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức hay tư nhân nào phá hoại hoặc tự ý thay đổi mốc giới của khu bảo hộ đất canh tác cơ bản, cơ quan chủ quản hành chính đất đai hoặc cơ quan chủ quản hành chính nông nghiệp của chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên có quyền ra lệnh khôi phục nguyên trạng, có quyền phạt từ 1000 NDT trở xuống. Chiếm dụng đất canh tác cơ bản làm lò nung, xây dựng nhà cửa, xây lăng mộ, đào cát, khai thác đá, làm quặng, lấy đất, đổ những phế thải rắn hoặc có những hoạt động phá hoại đất canh tác cơ bản, hủy hoại điều kiện trồng trọt, thì cơ quan chủ quản hành chính đất đai từ cấp huyện trở lên có quyền ra lệnh sửa chữa để khôi phục lại điều kiện trồng trọt như cũ và xử phạt số tiền gấp đôi đến dưới gấp ba số chi phí khai khẩn thành đất canh tác. Nếu cấu thành tội phạm sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng pháp luật.

Xâm chiếm hoặc lấy tiền khai khẩn đất canh tác để tiêu xài, nếu cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng pháp luật; nếu chưa cấu thành tội phạm thì có thể căn cứ vào luật pháp để xử lý hành chính hoặc kỷ luật.

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 41 - 46)