Quy định về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Trung Quốc hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 34 - 38)

NGHIỆP Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

2.1.1. Quy định về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Trung Quốc hiện nay ở Trung Quốc hiện nay

Mặc dù còn đang có nhiều tranh luận và ý kiến khác nhau, nhưng đến nay, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn kiên trì thực hiện chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng với hai hình thức là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động. Sở hữu toàn dân, tức là quyền sở hữu đất đai thuộc sở hữu nhà nước do Quốc vụ viện thay mặt nhà nước thực hiện. Mọi đơn vị và cá nhân đều không được xâm chiếm, mua bán hoặc bằng những hình thức khác nhau để chuyển nhượng phi pháp đất đai. Quyền sử dụng đất đai có thể chuyền nhượng theo luật định [3, tr. 12]. Đất đai thành phố (đô thị) thuộc sở hữu nhà nước. Đất nông thôn và ngoại ô thành phố, trừ đất do pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước, phần còn lại đều thuộc sở hữu của tập thể nông dân; đất thổ cư, đất phần trăm, đồi phần trăm đều thuộc sở hữu tập thể nông dân. Đất đai thuộc sở hữu tập thể nông dân do tổ chức kinh tế tập thể thôn hoặc Hội đồng dân làng kinh doanh, quản lý; trường hợp đất đai đã thuộc sở hữu tập thể nông dân của hai tổ chức kinh tế tập thể nông thôn trở lên trong thôn, thì do từng tổ chức kinh tế tập thể nông thôn hoặc tổ dân làng kinh doanh, quản lý; trường hợp đất đai đã thuộc sở hữu tập thể nông dân xã (trấn), thì do tổ chức kinh tế tập thể nông thôn xã (trấn) kinh doanh, quản lý.

Đất nông nghiệp tại nông thôn thuộc sở hữu tập thể (đại diện là ban lãnh đạo thôn do người dân trong thôn bầu ra). Ban lãnh đạo thôn căn cứ số

nhân khẩu thực tế trong thôn tại thời điểm giao khoán đất, thực hiện việc giao khoán đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong thôn sử dụng. Thời gian giao khoán đất nông nghiệp là 30 năm; diện tích đất nhận khoán được sử dụng ổn định trong suốt thời gian nhận khoán. Người nhận khoán đất nông nghiệp có quyền cho thuê quyền sử dụng đất (người thuê phải sử dụng đúng mục đích), để thừa kế quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo mục đích sử dụng đã được xác định.

- Chế độ sử dụng đất nông nghiệp về nguyên tắc vẫn tuân thủ chế độ sở hữu tập thể được quy định trong Luật Quản lý đất đai năm 1999 [3, tr. 2]. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao mức thu nhập của người nông dân trong chính sách tam nông của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vài năm gần đây một số quy định trong chế độ sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và quyền của người được giao khoán đất nông nghiệp ngoài quyền được cho thuê, được góp vốn còn được bổ sung thêm quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất.

- Đặc biệt, ngày 19/10/2008, Đảng cộng sản Trung Quốc ban hành một văn kiện lịch sử cho phép nông dân "thuê lại phần đất nông nghiệp được sử dụng theo hợp đồng hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất của họ". Đồng thời xây dựng đảng liêm chính ở nông thôn, tăng cường hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng hủ bại ở nông thôn.

Văn kiện trên đã được thông qua ngày 12/10/2008 tại Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, công tác "tam nông 221; đã được cụ thể hóa một bước quan trọng.

Văn kiện này được đánh giá là bước đột phá "cởi trói" đối với quyền sử dụng ruộng đất, nuôi dưỡng nông nghiệp, cho nhiều lấy ít.

Thị trường hoạt động cho thuê đất nông nghiệp và chuyển giao quyền sử dụng loại đất này sẽ được thiết lập và tăng cường nhằm cho phép nông dân thực hiện hợp đồng phụ, cho thuê, trao đổi và hoán đổi quyền sử dụng đất

nông nghiệp của họ hoặc tham gia các thực thể nắm giữ cổ phần đối với ruộng đất của họ. Những chuyển nhượng như vậy về quyền sử dụng đất phải do người nông dân tham gia một cách tự nguyện với tiền trả tương ứng và phù hợp với luật pháp.

Pháp luật Trung Quốc quy định, đất nông nghiệp là sở hữu tập thể và được chia nhỏ cho nông dân sử dụng theo các hợp đồng thuê dài hạn. Những biện pháp mới được thông qua này là một bước đột phá lớn trong công cuộc cải cách ruộng đất khởi xướng 30 năm trước đây để người nông dân tận dụng các cơ hội tiến hành quản lý quy mô cũng như các hoạt động kinh doanh mới.

Như vậy, từ đầu những năm thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thông qua chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình đã tách rời chế độ sở hữu ruộng đất và chế độ kinh doanh, tách rời giữa quyền sở hữu ruộng đất và quyền kinh doanh ruộng đất - Quyền sở hữu rộng đất thuộc về sở hữu tập thể. Còn quyền kinh doanh ruộng đất thì trao cho các hộ gia đình nhận đất khoán. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của chế độ ruộng đất ở nông thôn Trung Quốc hiện nay.

Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về sở hữu tập thể và quyền kinh doanh ruộng đất thuộc hộ gia đình nhận đất khoán vẫn được coi là một trong hai hình thức cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và được coi là cơ sở cần phải được giữ vững của nông thôn theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngoài việc Nhà nước khi cần có thể trưng dụng có bồi thường thì ruộng đất thuộc sở hữu tập thể không được mua bán và trên một mức độ rất lớn, chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước thông qua các chính sách.

Sự tách rời giữa quyền sở hữu ruộng đất và quyền sử dụng ruộng đất là một sự tách rời đặc biệt không giống như sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất mà địa chủ và những người sở hữu ruộng đất khác trong xã hội phong kiến và xã hội tư bản đã thực hiện trong lịch sử.

Trong điều kiện chế độ khoán sản phẩm hiện hành tại nông thôn Trung Quốc, tập thể được hưởng quyền sở hữu ruộng đất lại không thể chuyển

nhượng quyền sở hữu ruộng đất như ở trên. Trước hết nó phải công nhận mỗi hộ nông dân trong tập thể và mỗi thành viên chính thức thuộc tập thể này đều đương nhiên có quyền sở hữu ruộng đất. Quyền lợi này không phải do tập thể giao cho mỗi hộ nông dân dựa trên lợi ích và nhu cầu của tập thể, mà buộc phải trao cho người dân theo chính sách của Nhà nước. Không phải do mối quan hệ lợi và hại thuần nhất trong kinh tế, mà là chính sách Nhà nước đã quyết định việc tập thể trao quyền sở hữu ruộng đất cho hộ nông dân được hưởng quyền lợi này. Theo quy định của chính sách này, tập thể lại không thể tự tiện phủ nhận hay xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của hộ gia đình nông dân tức là quyền nhận khoán. Dù cho hộ gia đình nông dân đó không chăm chỉ trồng trọt hay bỏ hoang thì tập thể cũng không có quyền phủ nhận hay xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của hộ nông dân.

Tuy nhiên, quyền sở hữu ruộng đất mà người nông dân có được thông qua việc nhận khoán lại không phải là quyền sử dụng đầy đủ, vì việc sử dụng ruộng đất như thế nào không thể dựa hoàn toàn vào ý định và lợi ích của người nhận khoán, mà trước hết cần phải tuân theo nhu cầu của Nhà nước và sự sắp xếp của tập thể, hơn nữa cũng không thể tùy tiện thay đổi tính chất và phương hướng sử dụng ruộng đất. Như vậy chế độ ruộng đất vẫn giữ tinh thần và nguyên tắc của chủ nghĩa bình quân mà người tiểu nông Trung Quốc theo đuổi hàng ngàn năm nay. Vì vậy không những ai cũng có quyền nhận khoán đất mà còn được chia đất khoán theo bình quân đầu người. Chính điều này đã gây nên tình trạng đất canh tác ở Trung Quốc bị chia vụn ra. Bình quân mỗi hộ 8,47 mẫu Trung Quốc gồm 9,5 mảnh. Tình hình đó cho thấy chế độ ruộng đất hiện nay mang đặc điểm cứng nhắc, vì sau khi đất được tập thể chia đều cho người nhận khoán theo chính sách của Nhà nước, quyền sử dụng đất sẽ rất khó thay đổi, thậm chí không được thay đổi hay chỉnh sửa, không được trả lại ruộng đất.

Ở Trung Quốc không có cơ chế tập trung ruộng đất, làm cho ruộng đất tiếp tục bị chia nhỏ. Điều này do hai nguyên nhân cơ bản của chế độ ruộng

đất hiện hành quyết định. Đó là chia đều ruộng đất và các thành viên trong tập thể đương nhiên được hưởng quyền nhận khoán. Quyền được nhận khoán là bất khả xâm phạm. việc chia đều ruộng đất vốn đã phủ nhận sự tập trung ruộng đất và khiến những mảnh đất đã tập trung bị chia nhỏ ra. Khi quyền nhận khoán là bất khả xâm phạm thì các thành viên tập thể đương nhiên được hưởng và được kế thừa tự nhiên, không những khiến cho ruộng đất khó tập trung mà ngày càng bị chia nhỏ hơn. Điều đó là do trong tình hình dù đất canh tác không giảm, nhưng dân số và số lượng các gia đình không ngừng tăng lên cũng khiến cho ruộng đất vốn đã bị chia lại càng trở nên nhỏ vụn hơn.

Trong thực tế, quyền sử dụng ruộng đất có liên quan chặt chẽ với việc đóng thuế cho Nhà nước cùng những đóng góp và trách nhiệm của người nông dân đối với tập thể và đối với các công việc chung của địa phương. Người nào nhận khoán đất của tập thể, người đó sẽ phải chịu những đóng góp trên và còn phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích. Người nông dân trong một phạm vi nào đó không hoàn toàn tự do sử dụng sản phẩm cuối cùng của việc sử dụng ruộng đất mà phải chịu sự chi phối, hạn chế nhất định của Nhà nước và tập thể. Hộ gia đình nông dân phải bán số lượng nông sản mà Nhà nước đặt mua, sau đó mới có thể tự do sử dụng số sản phẩm còn lại.

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 34 - 38)