Các hình thức giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 38 - 41)

- Đối với đất nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước: chủ yếu là đất nông lâm trường quốc doanh giao khoán cho hộ thành viên nông lâm trường, việc giao quyền sử dụng đất được tiến hành theo hai phương thức là không thu tiền và có thu tiền [3, tr. 8].

Phương thức cấp đất không thu tiền, người sử dụng đất có được quyền sử dụng đất thông qua phương thức không phải nộp tiền theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định của Điều lệ tạm thời về thuế sử dụng đất thành phố, thị trấn nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Phương thức giao quyền sử dụng đất có thu tiền là giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất trong một thời hạn nhất định và người sử dụng đất trả tiền vì được quyền sử dụng đất do Nhà nước giao cho. Quyền sử dụng đất có thu tiền có thể được thực hiện dưới hình thức "xuất nhượng" quyền sử dụng đất quốc hữu có thời hạn, trả tiền một lần, bằng phương thức thỏa thuận, đấu thầu, đấu giá do chính quyền nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, và dưới hình thức cho thuê đất quốc hữu, cơ quan chủ quản hành chính về đất đai của chính quyền nhân dân cấp huyện trở lên ký hợp đồng cho thuê đất có thời hạn nhất định và người thuê sử dụng trả tiền thuê đúng như Bộ Đất đai và Tài nguyên đã ban hành quy phạm cho thuê đất quốc hữu năm 1999.

Thời hạn xuất nhượng, cho thuê đất theo các dự án khác nhau; 01 năm đối với đất xây dựng công trình tạm thời; 40 năm đối với đất thương nghiệp, du lịch, vui chơi, giải trí; 50 năm đối với đất công nghiệp, xây dựng trường học, bệnh viện, khu thể thao và 70 năm đối với đất làm nhà ở. Người phê duyệt xuất nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất là chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên; người tổ chức xuất nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất (thỏa thuận, đấu thầu, đấu giá) do cơ quan chủ quản hành chính về đất đai của chính quyền nhân dân cấp huyện trở lên tổ chức thực hiện [3, tr. 9].

Người thụ nhượng thuê quyền sử dụng đất bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác ngoài các đối tượng được cấp đất. Mức tiền Nhà nước thu của các đối tượng thụ nhượng, thuê đất là tùy thuộc vào việc thỏa thuận đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất công khai tại một địa điểm nhất định ở huyện, quận. Sau khi đã giao nộp tiền xuất nhượng thuê quyền sử dụng đất và các khoản phí khác, mới được sử dụng đất.

- Đối với đất sở hữu tập thể:

Đất đai thuộc sở hữu tập thể gồm: những ruộng đất khi cải cách ruộng đất chia cho nông dân và đã cấp giấy chứng nhận sở hữu thì thuộc sở hữu tập

thể. Những ruộng đất mà tập thể nông dân liên tục sử dụng của sở hữu tập thể của nông dân khác đã trên 20 năm được coi là sở hữu tập thể đang sử dụng (nếu thời gian sử dụng liên tục chưa được 20 năm, hoặc tuy đã đủ 20 năm mà người sở hữu đã từng đề nghị người sử dụng hoặc cơ quan hữu quan trả lại, thì chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định quyền sở hữu).

Đất đai của các tổ chức kinh tế tập thể quy mô đội, liên đội, thôn, liên thôn và quy mô xã.

Đất phần trăm để lại cho kinh tế tập thể sử dụng chung (ở tỉnh Hải Nam khoảng 20% đất thuộc sở hữu tập thể để sử dụng chung, còn 80% giao khoán cho hộ nông dân) [3, tr. 10].

Đất rừng, đồng cỏ, bãi bồi ngoài phần đất thuộc sở hữu nhà nước, còn lại thuộc sở hữu tập thể (có quy mô, diện tích nhỏ hơn của Nhà nước).

Đất nông, lâm trường của tổ chức kinh tế tập thể; đất làm nhà ở nông thôn... Đất do tổ chức kinh tế tập thể chuyển nhượng quyền nhận khoán kinh doanh ruộng đất của nông dân để xây dựng cơ sở công nghiệp dịch vụ, các công trình công ích của xí nghiệp Hương trấn.

Đất của tập thể nông dân dùng quyền sử dụng đất để liên doanh với các xí nghiệp trong nước và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc sở hữu tập thể.

Đất do tổ chức kinh tế tập thể thu hồi quyền sử dụng đất không bồi thường theo quy định của tập thể. Đất tự khai phá chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

- Về các hình thức giao quyền sử dụng đất:

Cũng như đất đai thuộc sở hữu nhà nước, có hai hình thức giao quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể: giao quyền sử dụng đất không thu tiền và có thu tiền.

+ Giao quyền nhận khoán kinh doanh ruộng đất thuộc sở hữu tập thể có thời hạn cho hộ nông dân nói chung không thu tiền (cũng có nơi thu một

khoản tiền rất nhỏ). Thời hạn giao đất là 30 năm (trong giao khoán lần đầu vào năm 1980, có nơi giao khoảng trên 10 năm). Đối tượng được giao đất bao gồm các hộ nông dân trong tổ chức kinh tế tập thể. Mức giao theo bình quân nhân khẩu của xã (hương), không quy định hạn điền, người nhận khoán kinh doanh ruộng đất có hợp đồng sử dụng đất và được tổ chức kinh tế tập thể cấp "Giấy chứng nhận quyền nhận khoán kinh doanh ruộng đất". Hộ nông dân đã có đất từ trước không phải trả tiền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thuộc sở hữu tập thể.

+ Thuê đất của tập thể có hạn là 30 năm, kể cả đất được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Giá thuê đất nông nghiệp và phi nông nghiệp khác nhau, do tập thể nông dân quyết định. Đối tượng thuê đất là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, cả người ở trong và ngoài tổ chức kinh tế tập thể. Người nhận thuê đất có hợp đồng sử dụng đất và được tổ chức kinh tế tập thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chuyển từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng phi nông nghiệp theo pháp luật thì sau khi chính quyền cấp huyện đăng ký lập sổ, cấp phát chứng thư, xác nhận quyền sử dụng đất xây dựng của tập thể, mới tiến hành giao, hoặc thuê quyền sử dụng đất xây dựng.

+ Đối với hộ nông dân mới nhận đất ở từ đất nông nghiệp chuyển sang (do cấp huyện xét duyệt theo quy hoạch) phải trả tiền bồi thường đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể.

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)