Chính sách đất nông nghiệp là yếu tố quan trọng tạo sự ổn định xã hội và hiện đại hóa nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 30 - 34)

định xã hội và hiện đại hóa nông nghiệp

Trên cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm từ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác trước đó và phân tích đánh giá tình hình, xu thế quốc tế, Đặng Tiểu Bình đã nêu lên quan điểm cho rằng: Trung Quốc phải đi con đường riêng của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội có tính đặc sắc Trung Quốc. Với tinh thần giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị. Tập thể lãnh đạo do Đặng Tiểu Bình làm đại biểu đã có những tìm tòi về lý luận và sáng tạo trong thực tiễn.

Năm 1984, trong bài viết Xây dựng chủ nghĩa xã hội có tính đặc sắc Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra rằng: Trung Quốc có 80% nhân khẩu sống ở nông thôn, Trung Quốc có ổn định hay không ổn định trước tiên phải xem xem 80% này có ổn định hay không. Thực tiễn sau này chứng tỏ rằng, những phán đoán của Đặng Tiểu Bình là phù hợp. Nông thôn, nông nghiệp của Trung Quốc đã có những bước phát triển, đặt nền móng cho công cuộc cải cách và phát triển toàn diện sau này.

Đặng Tiểu Bình còn cho rằng, muốn thúc đẩy nông nghiệp phát triển, cần phải giải quyết những vấn đề trong phát triển nông nghiệp, nhất là vấn đề quan hệ sản xuất. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm và cải cách nông thôn Trung Quốc, năm 1990 Đặng Tiểu Bình đã nêu lên tư tưởng "hai bước nhảy vọt". Ông nói: cải cách và phát triển nông nghiệp xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, xét trên quan điểm lâu dài thì cần có hai bước nhảy vọt, bước nhảy vọt thứ nhất là xóa bỏ công xã nhân dân, lấy chế độ trách nhiệm khoán đến hộ gia đình làm chính, đây là bước tiến rất lớn, cần phải kiên trì lâu dài không thay đổi. Bước nhảy vọt thứ hai là phải thích ứng được với khoa học đồng ruộng và nhu cầu xã hội hóa sản xuất, phát triển quy mô kinh doanh thích hợp, phát triển kinh tế tập thể. Đây là một bước tiến rất lớn nữa, đương nhiên nó là một quá trình lâu dài. Xuất phát từ việc đánh giá tình hình Trung Quốc là một quốc gia "Người nhiều ít đất" và địa hình phức tạp, Đặng Tiểu Bình cho rằng, Trung Quốc không thể đi theo con đường cơ giới hóa cao độ như các nước Âu- Mỹ. Ông chỉ rõ lối thoát cơ bản của phát triển nông nghiệp Trung Quốc là khoa học kỹ thuật và giáo dục. Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp truyền thống Trung Quốc là kỹ thuật đình trệ, thực hiện việc chuyển biến nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, mấu chốt là ở chỗ đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Sau này, Đặng Tiểu Bình còn cho rằng, trong điều kiện Trung Quốc hiện nay, khoa học kỹ thuật phải được coi là sức sản xuất thứ nhất. Đặng Tiểu Bình cùng lúc với việc nhấn mạnh tính

quan trọng của khoa học kỹ thuật, ông còn ý thức được tác dụng của việc bồi dưỡng nhân tài nông nghiệp, tầm quan trọng của việc giáo dục nông dân. Đặng Tiểu Bình đã đề xuất quan điểm cho rằng, cần phải tăng cường mức độ khoa học giáo dục chấn hưng nông nghiệp. Kinh tế phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật, tiến bộ khoa học kỹ thuật dựa vào nhân tài, bồi dưỡng nhân tài lại phải dựa vào giáo dục, đây chính là chuỗi tư tưởng của Đặng Tiểu Bình.

Kế thừa tư tưởng "nông nghiệp là cơ sở" của Mao Trạch Đông, lý luận "nông nghiệp là căn bản" của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đã đề xuất quan điểm mới cho rằng: Cần đặt nông nghiệp vào vị trí hàng đầu của nền kinh tế quốc dân. Nội dung cốt lõi của quan điểm này bao gồm: Một là, khẳng định địa vị cơ sở của nông nghiệp là không thay đổi, là một phương châm lâu dài. Đối với vấn đề hiện đại hóa nông nghiệp, ông nhấn mạnh: Không có việc hiện đại hóa nông nghiệp thì việc hiện đại hóa nền kinh tế sẽ khó có khả năng thực hiện được. Hai là, phát triển nông nghiệp là bảo đảm hậu cần của sự tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc, ông cũng đã cảnh báo rằng, nông nghiệp phải đối mặt với hai rủi ro lớn đó là thiên nhiên và thị trường, nông nghiệp đi lên là rất khó, còn đi xuống lại rất dễ, nhất thiết là phải luôn coi trọng vấn đề này, nhằm đảm bảo hậu cần cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, tăng cường năng lực hạn chế rủi ro của nền kinh tế. Ba là, phải bằng cách suy nghĩ của cải cách để phát triển nông nghiệp, phải đảm bảo lợi ích thiết thực của người nông dân, đẩy nhanh cải cách nông nghiệp và nông thôn, tăng nhanh việc điều chỉnh kết cấu nông nghiệp và nông thôn, nêu lên con đường đô thị hóa nông thôn đặc sắc Trung Quốc bằng cách xây dựng các thị trấn, thị xã ở nông thôn [37, tr. 25].

Ngày 01/1/1984, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ban hành "Thông tư về công tác nông thôn năm 1994", nêu lên trọng điểm công tác nông thôn năm 1984 là: Trên cơ sở ổn định và hoàn thiện chế độ trách nhiệm sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất, khai thông quỹ đạo lưu thông, phát triển

sản xuất hàng hóa. Bản thông tư nêu lên yêu cầu: Kỳ hạn khoán đất đai nhìn chung kéo dài 15 năm trở lên, để khuyến khích nông dân tăng đầu tư, bồi dưỡng sức đất, thực hành kinh doanh tập trung; đối với những dự án mang tính khai thác có chu kỳ sản xuất dài như cây ăn quả, cây lấy gỗ, đồi hoang, đất hoang..., kỳ hạn khoán nên dài hơn một chút; nghiêm cấm những khoản thu bất hợp lý đối với nông dân, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân; công nghiệp nông thôn cần tập trung vào các thị trấn; phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi và nghề cá; tăng cường lãnh đạo công tác nông thôn, nâng cao trình độ cán bộ; tăng cường lãnh đạo đối với công tác chính trị tư tưởng và văn hóa giáo dục ở nông thôn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)