P. KD Thiết bị nhiệt năng B Vật tư
4.3. Một số kiến nghị về phía nhà nước nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay.
hợp đồng nhập khẩu của các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Hiện nay nhà nước ta cần có các biện pháp, chính sách vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho khâu thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian và công sức của các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động nhập khẩu. Đồng thời, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng, những chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, linh hoạt theo xu thế phát triển hướng toàn cầu hóa như hiện nay.
Bên cạnh đó, chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách ban hành thông tư hướng dẫn thi hành các chính sách thuế:
- Nhà nước cần phải quy định cụ thể, chính xác tên hàng, mức thuế, nhà nước quản lý bằng han ngạch hay giấy phép để công ty làm cơ sở ký kết hợp đồng và khai báo hải
quan, tính thuế. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách thuế thì Nhà nước cần thông báo cho Công ty biết từ trước 3 đến 6 tháng để công ty kịp thời cập nhật và có những điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình
- Nhà nước có những chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu cho mặt hàng thiết bị kỹ thuật của công ty để có giá cả phù hợp, góp phần đẩy mạnh nhu cầu mặt hàng này của các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời cần ban hành danh mục các hàng hóa nhập khẩu với việc áp mã thuế chính xác, kịp thời đối với từng mặt hàng cụ thể.
Hoàn thiện các thủ tục hải quan
Nhà nước cần nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục nhập khẩu không cần thiết để tránh rườm ra, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả cơ quan giám định hải quan cũng như cho doanh nghiệp. Muốn vậy, trước hết Nhà nước cần đẩy mạnh công tác giáo dục cán bộ công chức, hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu mặt hàng thiết bị kỹ thuật nói riêng về tinh thần trách nhiệm đối với công việc, về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt đông nhập khẩu. Kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm và có dấu hiệu tiêu cực nhằm minh bạch hóa tất cả các khâu từ đăng kiểm hàng hóa cho đến thông quan, tạo dựng và củng cố lòng tin, tạo sự tin tưởng cho doanh nghiệp.
Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông vận tải.
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay việc chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng là hết sức cần thiết. Việc này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp ở nước ngoài có ý định đầu tư, mở rộng giao thương tại Việt nam, tạo cơ hội phát triển cho nền kinh tế chung của đất nước. Việc xây dựng hệ thống giao thống vận tải ngày càng củng cố hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền, quốc gia. Đặc biệt với lợi thế đường bờ biển dài, thuận lợi giao thương, trao đổi hàng hóa, nhà nước cần đầu tư phát triển các cảnh biển lớn, thu hút đối tác kinh doanh từ trong khu vực đến tất cả các quốc gia trên thế giới.
Vì vậy, muốn sở hữu một trong số những cảng biển hiện đại và chuyên nghiệp nhất trong mắt đối tác nước ngoài thì chính phủ cần đầu tư xây dựng các bến, trạm container phục vụ vận chuyển đường biển, tránh tình trạng quá tải xảy ra
lộn xộn gây thất thoát mất mát. Huy động mọi nguồn lực kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên mạng lưới giao thông đảm bảo nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn của phía công ty nước ngoài, hệ thống này cần được nhà nước quản lý chặt chẽ, hợp lý làm nền tảng vững chắc để Việt Nm phát triển thương mại quốc tế.
Quản lý chặt chẽ các chính sách tài chính tín dụng
Trong thời điểm hiện tại do tình hình tài chính thế giới đang có những diễn biến phức tạp, những tác động lớn do kinh tế thế giới đang có sự bất ổn chưa ngừng lại, lạm phát ngày càng gia tăng nhà nước nên có các biện pháp điều hành và kiểm soát có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ. Hơn nữa, cần hết sức cẩn trọng trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng kiềm chế lạm phát để nó thực sự phát huy tác dụng trong thời điểm hiện tại.
Xu thế hiện nay thường được sử dụng để quản lý chính sách tài chính tín dụng đó là nhà nước nên định hướng dịch chuyển hình thức phục vụ, cung cấp các dịch vụ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu, luôn nhanh chóng, hiệu quả, theo đó thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ ngày càng chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao, tạo sự tin tưởng và mối quan hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan nhà nước, hỗ trợ, tạo điều kiện để xuất nhập khẩu trở thành một trong những ngành mũi nhọn được nhà nước chú trọng, khuyến khích, thúc đẩy phát triển.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình “Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế” Trường Đại học Thương mại – PGS.TS Doãn Kế Bôn. Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
- Incoterms 2010
- Luật Thương mại (2006) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Luật Hải quan (2006) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Cùng một số luận văn của Sinh viên Đại học Thương Mại khóa trước :
- Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu cầu nâng hai trụ ô tô thủy lực từ thị trường Trung Quốc của Công ty XNK thiết bị công nghiệp Sao Đỏ” Trịnh Thị Dung – K42E1 năm 2010
- Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình NK máy móc, thiết bị tại Công ty Cổ phần cơ điện công nghiệp” Bùi Anh Sáng
- Đề tài: “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu bếp ga từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Hoa” Nguyễn Thị Quỳnh – K43E5 năm 2011
Một số website trên mạng Internet
http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx thuộc cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương