Tình hình sản xuất nông nghiệp ở các huyện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 78 - 83)

3.1.2.1. Huyện Sóc Sơn

Sóc Sơn là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích đất tự nhiên là 30.651,3 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính với trung tâm huyện là thị trấn Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km theo quốc lộ 3. Sóc Sơn có địa hình

75

nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có đặc điểm của một huyện trung du, địa hình đa dạng, phức tạp, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam [43].

Dân số toàn huyện năm 2012 có 303,7 nghìn người, trong đó dân số nông thôn 299,1 nghìn người, chiếm khoảng 98,4% [11].

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện năm 2012 là 13.094,9 ha, chiếm 42,7% tổng diện tích đất tự nhiên [11]. Trong đó, cây lương thực có hạt chiếm diện tích lớn nhất 20.377 ha, điển hình là lúa với sản lượng hàng năm vào khoảng 91.952 tấn, chiếm 94,8% sản lượng cây lương thực có hạt toàn huyện. Năm 2012, số lượng gia súc gia cầm của huyện Sóc Sơn là 1.879.039 con, trong đó có 27.767 con bò, 5045 con trâu, 128.227 con lợn và 1.718.000 con gia cầm (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 ở Sóc Sơn

Loại hình sản xuất Đơn vị Số lượng

Về trồng trọt

1. Diện tích cấy lúa ha 18.527

Năng suất bình quân tạ/ha 49,6

Tổng sản lượng tấn 91.952

2. Diện tích ngô ha 1.850

Năng suất bình quân tạ/ha 27,3

Tổng sản lượng tấn 5.052

Về chăn nuôi

1. Đàn trâu bò con 32.812

2. Đàn lợn con 128.227

3. Đàn gia cầm con 1.718.000

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Hà Nội 2012 [11] 3.1.2.2. Huyện Thường Tín

Thường Tín nằm ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 20 km. Huyện Thường Tín có địa hình tương đối bằng phẳng. Thường Tín thuộc vùng

76

đồng bằng sông Hồng, có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, với trình độ thâm canh cao [44].

Năm 2012 dân số toàn huyện là 203.600 người, với mật độ dân số 1810 người/km2 trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với 223.700 người, chiếm 97% dân số toàn huyện [11].

Huyện đã hình thành cơ cấu các loại cây trồng khá đa dạng với các nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Đối với cây lúa ngày càng được đầu tư thâm canh với các giống lúa năng suất cao, bố trí mùa vụ hợp lý, bón phân cân đối và đầy đủ [45]. Diện tích lúa toàn huyện là 11366 ha, với năng suất đạt 61,3 tạ/ha/vụ, sản lượng lúa năm 2012 đạt 69684 tấn. Đối với cây ngô, trong những năm qua diện tích có xu hướng tăng lên do chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm vụ ngô đông. Năm 2012, với diện tích gieo cấy 348 ha, sản lượng ngô của huyện là 1839 tấn. Ngoài ra, còn có các cây thực phẩm bao gồm rau các loại, khoai tây, khoai lang...[11].

Chăn nuôi trên địa bàn huyện khá phát triển do tận dụng lợi thế vùng bãi ven sông, thuận lợi cho chăn thả gia súc cùng với nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Theo số liệu năm 2012, toàn huyện có tổng đàn gia súc gia cầm là 784.214 con, trong đó chăn nuôi gia cầm của huyện là chủ yếu, với 713.000 con (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 ở Thƣờng Tín

Loại hình sản xuất Đơn vị Số lượng

Về trồng trọt

1. Diện tích cấy lúa ha 11.366

Năng suất bình quân tạ/ha 61,3

Tổng sản lượng tấn 69.684

2. Diện tích ngô ha 348

Năng suất bình quân tạ/ha 52,8

Tổng sản lượng tấn 1.839

Về chăn nuôi

1. Đàn trâu bò con 2.877

2. Đàn lợn con 68.337

3. Đàn gia cầm con 713.000

77

3.1.2.3. Huyện Hoài Đức

Hoài Đức có vị trí liền kề với các quận nội thành Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên là 8.246,3 ha. Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số của huyện Hoài Đức là 204,4 nghìn người với 49.878 hộ, trong đó dân số nông thôn là 198,5 nghìn người [11].

Hoài Đức là huyện có nhiều làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú (nghề tạc tượng ở Sơn Đồng; làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù; nhiếp ảnh ở Kim Chung). Trong những năm gần đây, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân đạt 15,2%/năm. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua không chỉ đem lại mức thu nhập ổn định cho người lao động mà còn góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện [42].

Cây lúa vẫn là cây nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nông lâm nghiệp ở Hoài Đức, tuy nhiên tình trạng độc canh và sản xuất thuần nông nghiệp còn phổ biến ở đây. Năm 2012, diện tích cấy lúa trên địa bàn toàn huyện là 4.601 ha, sản lượng đạt 25.925 tấn thóc (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 ở Hoài Đức

Loại hình sản xuất Đơn vị Số lượng

Về trồng trọt

1. Diện tích cấy lúa ha 4601

Năng suất bình quân tạ/ha 56,3

Tổng sản lượng tấn 25925

2. Diện tích ngô ha 1109

Năng suất bình quân tạ/ha 51,7

Tổng sản lượng tấn 5737

Về chăn nuôi

1. Đàn trâu bò con 3435

2. Đàn lợn con 47658

3. Đàn gia cầm con 677000

78

Mặc dù Hoài Đức vẫn còn trên 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp và làng nghề dịch vụ nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện chỉ có 4.095,2 ha chiếm 49,7% diện tích đất tự nhiên. Đồng thời, tình trạng nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai còn lỏng lẻo đang là những cản trở cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp ở Hoài Đức đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang có xu hướng mở rộng từ vùng nội đô. Đây là những yếu tố có tác động làm thay đổi tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và các hình thức quản lý chất thải nông nghiệp ở Hoài Đức nói riêng.

Để bảo đảm thu nhập và việc làm cho người dân nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển những cây, con có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trường nội thành và làm gia tăng hiệu quả của nền nông nghiệp. Do đó, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế của huyện. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hoài Đức đạt gần 300 tỷ đồng, kết quả này góp phần tích cực vào nâng cao đời sống kinh tế - xã hội huyện ven đô này [42].

Về chăn nuôi,năm 2012 tổng số gia súc gia cầm trên địa bàn huyện là 728.093 con, trong đó gia cầm là nhiều nhất 677 nghìn con (chiếm 93% tổng đầu gia súc gia cầm), tiếp đó là lợn 47.658 con. Còn lại là bò (2.826 con) và trâu (609 con) [11].

Tóm lại, Hà Nội có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 của Hà Nội ước đạt 30,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó cơ cấu giá trị trồng trọt chiếm 42,4%; chăn nuôi, thủy sản chiếm 54,4%; dịch vụ 3,2%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội là khá lớn, chiếm 45% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố. Trong đó, lúa là cây trồng chủ yếu với diện tích là 205.347 ha, còn lại là ngô, rau đậu các loại. Số lượng gia súc, gia cầm của Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước. Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc tận dụng các chất thải ngày càng ít nên lượng thải từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội là rất lớn. Để có giải pháp quản lý hiệu quả các chất thải rắn nông nghiệp, cần đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp hiện nay ở Hà Nội.

79

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 78 - 83)