Phương pháp nghiên cứu thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 65 - 66)

Nghiên cứu thực địa nhằm thu thập thông tin và lấy mẫu đất để đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, các nguồn phát sinh và tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) trong điều tra thu thập thông tin từ các hộ sản xuất nông nghiệp với các bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

Các nghiên cứu chi tiết được lựa chọn thực hiện ở 3 huyện sản xuất nông nghiệp có những đặc trưng riêng đại diện cho các vùng khác nhau của Hà Nội, bao gồm huyện Sóc Sơn, huyện Hoài Đức và huyện Thường Tín.

Huyện Sóc Sơn đại diện cho khu vực thuần nông ở Hà Nội, có địa hình tiếp giáp giữa vùng châu thổ sông Hồng và vùng trung du đồi núi phía Bắc. Đây là huyện nghèo của thủ đô, người dân tập trung vào sản xuất nông nghiệp là chính nhưng năng suất lúa thấp (51 tạ/ha); tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa thấp.

Hoài Đức là huyện điển hình cho nền sản xuất nông nghiệp ven đô, có nhiều làng nghề truyền thống và đang chịu sức ép mạnh của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Đây là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và quản lý các chất thải nông nghiệp nói riêng.

62

Thường Tín là huyện đại diện cho vùng sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh cao và có năng suất lúa cao, đạt 62,2 tạ/ha. Thường Tín cũng được xem là huyện có diện tích chuyên canh lúa lớn và sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Ở mỗi huyện, lựa chọn ngẫu nhiên 3 xã, trên cơ sở phân bố tương đối đồng đều để đảm bảo cho các thông tin thu thập mang tính đại diện cao cho toàn huyện. Cụ thể ở huyện Sóc Sơn, nghiên cứu được tập trung ở các xã Tiên Dược, Tân Minh và Bắc Phú; ở huyện Hoài Đức chọn các xã Tiền Yên, Yên Sở và Sơn Đồng; còn ở huyện Thường Tín chọn các xã Tân Minh, Nguyễn Trãi và Văn Phú.

Ở mỗi xã, nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 hộ sản xuất nông nghiệp để thực hiện phỏng vấn (tổng số 270 hộ cho 3 huyện). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin từ một số cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã tại các địa bàn nghiên cứu. Những nội dung chính thu thập trong quá trình khảo sát thực địa bao gồm các thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp như sự biến động về diện tích, năng suất các loại cây trồng, sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng phân chuồng, phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng về phát sinh, thu gom, vận chuyển và cách sử dụng, xử lý các loại chất thải rắn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)