Tình hình sử dụng và xử lý chất thải rắn nông nghiệp ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 89)

3.2.2.1. Tình hình sử dụng phụ phẩm từ cây lúa

Rơm rạ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sinh khối của cây lúa, trung bình có khối lượng xấp xỉ với sản lượng thu hoạch và được xem là phụ phẩm của quá trình sản xuất lúa. Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng rơm rạ hiện nay ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung vẫn do người dân tự xử lý hầu như không có sự hướng dẫn của các cấp chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn.

Nhìn chung, hình thức sử dụng rơm rạ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dân. Theo truyền thống, rơm rạ thường được thu hoạch mang về phục vụ cho các mục đích dân sinh như đun nấu, lợp nhà, làm thức ăn gia súc (chủ yếu là thức ăn cho trâu bò), sản xuất phân bón như phân chuồng, ủ phân compost, cày vùi tại chỗ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.

Gần đây, một số hình thức sử dụng khác đã xuất hiện và ngày càng có xu hướng gia tăng như sử dụng để sản xuất nấm ăn, đốt, che tủ mặt đất... Đặc biệt là gần đây đã có một số nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất biochar.

Do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nên người dân ít sử dụng rơm rạ cho các mục đích dân sinh và việc đốt rơm rạ trực tiếp được xem là đơn giản và thích hợp cho quá trình giải phóng đồng ruộng sau thu hoạch. Do vậy, đốt rơm rạ là

86

hình thức được người nông dân Nam bộ sử dụng từ lâu để tiêu hủy lượng rơm rạ trên đồng ruộng. Ngược lại, do diện tích đất nông nghiệp hạn chế và rơm rạ được sử dụng cho nhiều mục đích dân sinh khác nên đốt rơm rạ rất ít khi được áp dụng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nhưng hiện nay, hiện tượng đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng đã rất phổ biến ở đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là ở các vùng nông nghiệp ven đô thị. Có thể nói đây là xu hướng mới trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch và ngày càng có xu hướng phổ biến ở đồng bằng sông Hồng.

Kết quả nghiên cứu tại 3 huyện Sóc Sơn, Hoài Đức và Thường Tín cho thấy các hình thức sử dụng rơm rạ khác nhau và xu hướng thay đổi theo thời gian.

Ở các xã Tiên Dược, Bắc Phú và Tân Minh (huyện Sóc Sơn); xã Tiền Yên, Yên Sở và Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); xã Tân Minh, Nguyễn Trãi và Văn Phú (huyện Thường Tín), việc sử dụng rơm rạ của người dân chủ yếu với 8 hình thức chính: (1) Đốt tập trung; (2) đốt phân tán; (3) vùi tại chỗ; (4) làm chất đốt; (5) làm thức ăn gia súc; (6) ủ phân; (7) che tủ luống rau; (8) sản xuất nấm. Tuy nhiên các hình thức sử dụng và tỷ lệ áp dụng ở các huyện này cũng có sự khác biệt.

Tại Sóc Sơn, số hộ dân thu hoạch rơm rạ mang về nhà làm chất đốt chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6%; tiếp theo là tận dụng rơm rạ làm thức ăn gia súc, chiếm 37,7%. Hình thức đốt rơm rạ cũng khá phổ biến, chiếm đến 33,2% (Bảng 3.16).

Bảng 3.16. Tình hình sử dụng rơm rạ ở huyện Sóc Sơn năm 2010

Hình thức xử lý Xã Tiên Dƣợc Xã Bắc Phú Xã Tân Minh Trung bình

n=30 % n=30 % n=30 % n=90 % Đốt tập trung 10 33,3 9 30,0 3 10,0 22 24,4 Đốt phân tán 2 6,7 4 13,3 2 6,7 8 8,8 Vùi tại chỗ 1 3,3 8 26,7 6 20,0 15 16,6 Làm chất đốt 16 53,3 9 30,0 16 53,3 41 45,6 Làm thức ăn gia súc 13 43,0 9 30,0 12 40,0 34 37,7 Ủ phân 6 20,0 3 10,0 4 13,3 13 14,4 Khác (Che tủ luống rau, trồng nấm...) 3 10,0 3 10,0 6 20,0 12 13,3 (n = Số hộ điều tra; % được tính theo tổng số hộ được hỏi)

87

Các hình thức sử dụng rơm rạ ở huyện Sóc Sơn đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ những năm 1990 đến 2010, đặc biệt là từ sau năm 2000. Trước đây, trong thập niên những năm 1990 hầu hết người dân đều thu hoạch rơm rạ về làm chất đốt hoặc làm thức ăn gia súc. Ví dụ như ở xã Tiên Dược, trong những năm 1990 có tới 93% số hộ sử dụng phụ phẩm làm chất đốt và 47% số hộ sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Nhưng đến năm 2010, số hộ thu hoạch rơm rạ về làm chất đốt chỉ còn 53,3% và làm thức ăn gia súc là 43%. Trong khi đó, tỷ lệ các hộ sử dụng rơm rạ theo các hình thức khác, đặc biệt là đốt rơm rạ lại tăng lên khá nhiều. Hình thức đốt tập trung tăng từ 0% vào năm 1990 lên đến 33,3% vào năm 2010 ở xã Tiên Dược. Hình thức vùi rơm rạ tại chỗ cũng có chiều hướng tăng lên, ví dụ như ở xã Bắc Phú năm 1990 chỉ có 3,3%, nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 26,7% số hộ áp dụng hình thức sử dụng này (Bảng 3.17).

Bảng 3.17. Biến động các hình thức sử dụng rơm rạ ở huyện Sóc Sơn giai đoạn 1990 - 2010 (%)

Hình thức sử dụng Xã Tiên Dƣợc Xã Bắc Phú Xã Tân Minh 1990 2010 1990 2010 1990 2010 Đốt tập trung 0 33,3 3,3 30,0 0 10,0 Đốt phân tán 0 6,7 3,3 13,3 0 6,7 Vùi tại chỗ 0 3,3 3,3 26,7 13,3 20,0 Làm chất đốt 93,0 53,3 43,0 30,0 60,0 53,3 Làm thức ăn gia súc 47,0 43,0 40,0 30,0 40,0 40,0 Ủ phân 23,0 20,0 6,7 10,0 26,7 13,3

Khác (Che tủ luống rau, trồng nấm...)

0 10,0 0 10,0 13,3 20,0

Nhìn chung trên địa bàn huyện Sóc Sơn, tỷ lệ người dân sử dụng rơm rạ để vùi tại chỗ và đốt ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là hình thức đốt tập trung. Trong khi đó, các hình thức sử dụng rơm rạ làm chất đốt hoặc thức ăn gia súc ngày càng giảm đi nhưng vẫn ở mức cao. Nguyên nhân là do đời sống kinh tế của người dân ở các địa phương này còn nghèo, phần lớn người dân đều sản xuất nông

88

nghiệp theo hướng truyền thống nên họ vẫn tận dụng tối đa các nguồn phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đích dân sinh.

Diễn biến các hình thức sử dụng rơm rạ ở huyện Hoài Đức và Thường Tín ít nhiều có sự khác biệt so với ở Sóc Sơn. Việc tận dụng các chất thải trồng trọt nói chung và rơm rạ nói riêng để làm chất đốt và thức ăn gia súc chiếm tỷ lệ rất ít. Đặc biệt việc sử dụng rơm rạ mang về ủ phân hiện nay không còn được áp dụng ở Hoài Đức (Bảng 3.18).

Hầu hết rơm sau khi thu hoạch được đốt ngay trên ruộng hoặc ven bờ lớn nơi đặt các máy tuốt lúa. Riêng trong vụ chiêm người dân thường cày dập rơm rạ vùi trong đất. Trong vụ mùa, do nền ruộng khô ráo nên người dân thường đốt tập trung rơm rạ trên mặt ruộng, để tro tại ruộng hoặc thu tro về làm phân bón cho hoa màu.

Bảng 3.18. Tình hình sử dụng rơm rạ ở huyện Hoài Đức năm 2010

Hình thức sử dụng Xã Tiền Yên Xã Yên Sở Xã Sơn Đồng Trung bình n= 30 % n= 30 % n= 30 % n= 90 % Đốt tập trung 13 43,3 29 96,7 29 96,7 71 78,8 Đốt phân tán 5 16,7 8 26,7 3 10,0 16 17,7 Vùi tại chỗ 8 26,7 11 36,7 7 23,3 26 28,8 Làm chất đốt 8 26,7 3 10,0 2 6,7 13 14,4 Làm thức ăn gia súc 6 20,0 6 20,0 0 0 12 13,3 Ủ phân 0 0 0 0 0 0 0 0

Khác (Che tủ luống rau, trồng nấm...)

6 20,0 7 23,3 6 20,0 19 21,1

(n = Số hộ điều tra; % được tính theo tổng số hộ được hỏi)

Kết quả nghiên cứu tại 3 xã Tiền Yên, Yên Sở và Sơn Đồng cho thấy có tới 78,8% hộ trên địa bàn huyện xử lý theo hình thức đốt tập trung, đặc biệt tại Yên Sở và Sơn Đồng, tỷ lệ này lên tới 96,7%. Một số hộ dân cắt sát gốc rạ rồi phơi khô và sử dụng để đun nấu hoặc rơm được thu gom làm thức ăn cho gia súc. Tỷ lệ số hộ áp

89

dụng hình thức sử dụng là cày vùi rơm rạ chiếm 28,8%, tập trung chủ yếu ở xã Yên Sở. Điều đáng chú ý là không còn hộ dân nào còn sử dụng rơm rạ để ủ phân.

So với những năm 1990 thì cách sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ở Hoài Đức có những khác biệt đáng kể. Nếu như năm 1990 tỷ lệ người dân áp dụng hình thức đốt tập trung rơm rạ ở Sơn Đồng chỉ chiếm 6,7% thì đến năm 2010 tỷ lệ này đã lên tới 96,7%. Ngược lại, hình thức mang về ủ phân hiện nay gần như không còn hộ gia đình nào sử dụng, trong khi vào năm 1990 vẫn có đến 50% số hộ áp dụng hình thức này (Bảng 3.19). Có thể nói rằng, việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng là rất phổ biến và chiếm đại đa số trong các hình thức sử dụng rơm rạ ở Hoài Đức.

Bảng 3.19. Biến động các hình thức sử dụng rơm rạ ở Hoài Đức giai đoạn 1990- 2010 (%)

Hình thức sử dụng

Xã Tiền Yên Xã Yên Sở Xã Sơn Đồng 1990 2010 1990 2010 1990 2010 Đốt tập trung 3,3 43,3 6,7 96,7 6,7 96,7 Đốt phân tán 3,3 16,67 3,3 26,7 0 10,0 Vùi tại chỗ 0 26,7 36,7 36,7 6,7 23,3 Làm chất đốt 43,3 26,7 0 10,0 80 6,7 Làm thức ăn gia súc 20,0 20,0 40,0 20,0 13,3 0 Ủ phân 0 0 50,0 0 20,0 0 Khác (Che tủ luống rau, trồng nấm...) 3,3 20,0 0 23,3 0 20,0

Nguyên nhân có sự chuyển biến nhanh chóng sang hình thức đốt rơm rạ tại ruộng ở Hoài Đức được giải thích là do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, người dân ngày càng ít quan tâm đến việc bảo vệ đất cho quá trình sử dụng bền vững. Kết quả này là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu chất đốt và làm thức ăn gia súc từ rơm rạ không còn nhiều. Đốt rơm rạ được xem là hình thức đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn công sức và tạo điều kiện giải phóng mặt bằng nhanh chóng cho các vụ sản xuất tiếp theo.

90

Xu hướng tương tự cũng diễn ra ở huyện Thường Tín với hình thức đốt rơm rạ vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn so với ở huyện Hoài Đức. Có đến 63,3% tỷ lệ người dân áp dụng hình thức đốt tập trung rơm rạ, đặc biệt là ở xã Tân Minh với 76,7% số hộ áp dụng hình thức này. Trong khi đó không hộ dân nào sử dụng rơm rạ làm thức ăn gia súc và chỉ có 1,1 hộ sử dụng rơm rạ để ủ phân (Bảng 3.20).

Bảng 3.20. Tình hình sử dụng rơm rạ ở huyện Thƣờng Tín năm 2010

Hình thức sử dụng Xã Tân Minh Xã Nguyễn Trãi Xã Văn Phú Trung bình n= 30 % n= 30 % n= 30 % n= 90 % Đốt tập trung 23 76,7 18 60,0 16 53,3 57 63,3 Đốt phân tán 3 10,0 2 6,7 4 13,3 9 10,0 Vùi tại chỗ 14 46,7 6 20,0 1 3,3 21 23,3 Làm chất đốt 1 3,3 3 10,0 5 17,0 9 10,0 Làm thức ăn gia súc 0 0 0 0 0 0 0 0 Ủ phân 1 3,3 0 0 0 0 1 1,1 Khác (Che tủ luống rau, trồng nấm...) 5 16,7 9 30,0 5 16,7 19 21,1

(n = Số hộ điều tra; % được tính theo tổng số hộ được hỏi)

Các hình thức sử dụng rơm rạ ở Thường Tín hiện nay so với những năm 1990 cũng có nhiều khác biệt. Ví dụ, nếu như năm 1990 hình thức mang về làm chất đốt ở xã Văn Phú chiếm tới 97% thì đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 17%; ở xã Tân Minh tỷ lệ này giảm từ 80% xuống 3,3% và ở xã Nguyễn Trãi giảm từ 80% xuống 10%. Ngược lại, hình thức đốt rơm rạ tăng lên rất nhiều, đặc biệt ở xã Nguyễn Trãi và xã Văn Phú năm 1990 không có hộ nào sử dụng rơm rạ theo hình thức này, nhưng đến năm 2010 đã có gần 70% số hộ đốt rơm rạ (Bảng 3.21).

91

Bảng 3.21. Biến động các hình thức sử dụng rơm rạ ở Thƣờng Tín giai đoạn 1990 - 2010 (%)

Hình thức sử dụng Xã Tân Minh Xã Nguyễn Trãi Xã Văn Phú 1990 2010 1990 2010 1990 2010 Đốt tập trung 3,3 76,7 0 60,0 0 53,3 Đốt phân tán 0 10,0 0 6,7 0 13,3 Vùi tại chỗ 3,3 46,7 3,3 20,0 0 3,3 Làm chất đốt 80,0 3,3 80,0 10,0 97,0 17,0 Làm thức ăn gia súc 3,3 0 0 0 0 0 Ủ phân 3,3 3,3 0 0 0 0

Khác (Che tủ luống rau,

trồng nấm...) 0 16,7 0 30,0 3,0 16,7

Nhìn chung, hình thức sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dân. Trước đây bà con nông dân thường tận dụng tối đa các loại chất thải này để làm làm chất đốt, làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón cho cây trồng... Trong những năm gần đây, do đời sống kinh tế được cải thiện, việc thu hoạch phụ phẩm nông nghiệp ít được quan tâm nên chúng thường được đốt bỏ ngay trên đồng ruộng, đường làng, ngõ xóm.

Thông thường ở những mảnh ruộng gần đường thuận tiện cho vận chuyển, rơm rạ có thể được tận dụng làm thức ăn gia súc hoặc chất đốt, ngược lại, đối với những mảnh ruộng ở xa đường đi, rơm rạ thường không được tận dụng và được đốt ngay tại ruộng là chủ yếu.

Ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế- xã hội cũng như tác động của đô thị hóa đến các hình thức sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cũng được thể hiện ở các huyện nghiên cứu (Bảng 3.22). Trong đó, Sóc Sơn được xem là huyện thuần nông ở mức độ phát triển thấp nhất trong 3 huyện nghiên cứu. Sự phát triển kinh tế- xã hội thấp và người dân cơ bản vẫn giữ các hình thức nông nghiệp truyền thống. Trong khi Hoài Đức là huyện ven đô thị, chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa của vùng trung tâm thành phố Hà Nội. Hoài Đức là huyện có nhiều làng

92

nghề truyền thống nên người dân ngày càng ít quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Còn Thường Tín lại được xem là huyện có mức độ thâm canh cao theo hướng công nghiệp hóa nền nông nghiệp. Người dân sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhiều trong nông nghiệp mà ít quan tâm đến các hình thức nông nghiệp truyền thống.

Ở huyện Hoài Đức, xu hướng sử dụng rơm rạ chủ yếu là đốt tại ruộng 96,6%, hoặc để vùi tại chỗ 28,9%, làm thức ăn cho gia súc 13,3%, làm chất đốt 14,4% và làm nấm hay che tủ luống rau 21,1%. Ngược lại, ở Sóc Sơn, chỉ có 33,2% số hộ đốt rơm rạ tại ruộng, vùi tại chỗ là 16,6%, làm chất đốt 45,6%, làm thức ăn gia súc 37,7%, ủ phân 14,4% và các hình thức khác 13,3%. Các hình thức sử dụng rơm rạ ở huyện Thường Tín được xem là trung gian giữa huyện Sóc Sơn và huyện Hoài Đức.

Bảng 3.22. Các hình thức sử dụng rơm rạ ở Hà Nội năm 2010 Hình thức sử dụng Sóc Sơn Thƣờng Tín Hoài Đức n= 90 % n= 90 % n= 90 % Đốt tập trung 22 24,4 57 63,3 71 78,9 Đốt phân tán 8 8,8 9 10,0 16 17,7 Vùi tại chỗ 15 16,6 21 23,3 26 28,9 Làm chất đốt 41 45,6 9 10,0 13 14,4 Làm thức ăn gia súc 34 37,7 0 0 12 13,3 Ủ phân 13 14,4 1 1,1 0 0

Khác (Che tủ luống rau,

trồng nấm...) 12 13,3 19 21,1 19 21,1

(n = Số hộ điều tra; % được tính theo tổng số hộ được hỏi)

Dựa trên kết quả nghiên cứu điển hình ở 3 huyện sản xuất nông nghiệp cho thấy bức tranh chung về tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ) ở Hà Nội đã có nhiều biến động so với trước đây (Bảng 3.23).

93

Bảng 3.23. Biến động sử dụng rơm rạ ở Hà Nội giai đoạn 1990 – 2010 Hình thức sử dụng Năm 1990 Năm 2010 Số người sử dụng (n= 270) Tỷ lệ % Số người sử dụng (n= 270) Tỷ lệ % Đốt tập trung 7 2,6 150 55,5 Đốt phân tán 3 1,1 33 12,2 Vùi tại chỗ 20 7,4 62 23,0 Làm chất đốt 173 64,1 63 23,3 Làm thức ăn gia súc 61 22,6 46 17,0 Ủ phân 39 14,4 14 5,2

Khác (Che tủ luống rau,

trồng nấm...) 13 4,8 50 18,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 89)