Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 70)

Phân tích tính chất hóa học đất bằng các phương pháp có độ chính xác cao thường dùng phổ biến hiện nay trong các phòng phân tích đất ở Việt Nam. Các phương pháp cụ thể như sau:

- pH (KCl) được chiết bằng KCl 1 N với tỷ lệ 1:2,5 (w/v), đo bằng máy pH- meter. - Xác định chất hữu cơ (OM) theo phương pháp Walkley-Black.

- Xác định axit humic và axit fulvic theo phương pháp Chiurin, dung dịch dùng để tách chiết là NaOH 0,1 N. Sau đó dùng HCl 1 N để kết tủa axit humic.

- Đạm tổng số (N%): phương pháp Kjeldahl, phá mẫu bằng axit H2SO4 + HClO4. - Lân tổng số (P2O5%): phương pháp so màu xanh molipđen, phá mẫu bằng hỗn hợp axit H2SO4 + HClO4.

- K2O tổng số: đo bằng quan kế ngọn lửa, phá mẫu bằng hỗn hợp axit H2SO4 + HClO4. - Xác định nitơ thủy phân theo phương pháp Chiurin – Kononova.

- Xác định P2O5 dễ tiêu theo Oniani so màu xanh molipđen.

- K2O dễ tiêu theo phương pháp amôni axêtat (pH = 7); đo K trong dung dịch chiết rút bằng quang kế ngọn lửa.

- Xác định Ca2+, Mg2+ trao đổi bằng phương pháp chuẩn độ Trilon B, dung dịch chiết xuất KCl 1 N.

- Xác định dung tích hấp phụ CEC theo phương pháp Scheffer.

- Xác định số lượng vi sinh vật đất theo phương pháp Kock. Môi trường nuôi cấy vi khuẩn tổng số là MPA, môi trường nuôi cấy xạ khuẩn tổng số là Gause và môi trường nuôi cấy nấm tổng số là Czapek.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 70)