Xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 135)

Hiện nay, tình trạng đốt bỏ các phụ phẩm nông nghiệp ngày càng tăng trên địa bàn Hà Nội, việc xử lý chất thải rắn chăn nuôi chưa triệt để, các loại bao bì hóa chất bảo vệ thực vật được vứt bừa bãi. Vì vậy cần có những giải pháp quản lý hiệu quả các loại chất thải này. Vấn đề đặt ra là cần tìm giải pháp để cộng đồng hiểu được lợi ích của các CTRNN và tác động của các hình thức xử lý CTRNN đến môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các chất thải rắn nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân và bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn; đồng thời cần có những giải pháp quyết liệt hơn về mặt hành chính và tổ chức

132

thực hiện. Để giải quyết vấn đề chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội cần tập trung vào một số giải pháp sau:

3.4.1. Thực hiện các giải pháp hành chính

- UBND thành phố Hà Nội cần ban hành Quyết định về việc xây dựng Kế hoạch khung tổ chức xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch thành các sản phẩm hữu ích như phân bón hữu cơ, trồng nấm… UBND Thành phố cần bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm phục vụ xử lý rơm, rạ theo Kế hoạch khung.

- UBND thành phố cần tiếp tục chỉ đạo UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành có liên quan có chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân xả thải bừa bãi các CTRNN như thải bỏ rơm, rạ ảnh hưởng đến công trình giao thông, thủy lợi; thải bỏ các chất thải chăn nuôi vào các ao hồ tự nhiên, hệ thống thoát nước; thải bỏ các bao bì thuốc BVTV không đúng nơi quy định...

- UBND các huyện, thị xã cần cụ thể hóa kế hoạch hàng năm, hàng vụ và trực tiếp chủ trì triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch xử lý CTRNN trên địa bàn.

- UBND xã, phường, thị trấn cần tổ chức thực hiện theo kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn (hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật). Căn cứ vào đặc thù của địa phương để đưa ra các giải pháp hữu hiệu.

3.4.2.Giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức

Tăng cường tuyên truyền giáo dục làm thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi và cách ứng xử về vấn đề sử dụng chất thải nông nghiệp trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường. Đây là vấn đề khó và đòi hỏi thực hiện lâu dài bằng nhiều hình thức thích hợp. Giải pháp này cần chú trọng các vấn đề sau:

(i) Lực lượng tham gia tuyên truyền: Cần huy động và phát huy vai trò tích cực của các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế, xã hội khác trong hoạt động quản lý CTRNN và gìn giữ vệ sinh môi trường ở nông thôn.

(ii) Đối tượng cần tuyên truyền: Trước hết, cần tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường tại cộng đồng và các gia đình. Đây là hình thức giáo dục có

133

ảnh hưởng đến nhân cách trong văn hóa ứng xử nói chung và ứng xử đối với môi trường nói riêng. Tổ chức tốt hơn hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nông nghiệp nói riêng trong các nhà trường từ cấp tiểu học và trung học. Việc tuyên truyền, giáo dục và cung cấp thông tin cho cán bộ chủ chốt các cấp là cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và chuẩn bị cho họ những kiến thức, kỹ năng để họ thực thi nhiệm vụ. Như vậy, sẽ cung cấp cho cán bộ địa phương những tầm nhìn mới, đưa họ ngồi lại với nhau, bàn bạc với dân để giải quyết các vấn đề môi trường và xử lý chất thải trong phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

(iii) Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền về vai trò, lợi ích và các cách thức để tận dụng các chất thải nông nghiệp và vai trò của quản lý chất thải nông nghiệp đối với sự phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay.

- Tuyên truyền về ảnh hưởng của các hình thức xử lý chất thải nông nghiệp đến môi trường nói chung và môi trường đất lúa nói riêng.

- Tuyên truyền về ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp đến người dân; tác hại của việc vứt bao bì hóa chất không đúng nơi quy định gây nguy hại tới sức khỏe người lao động và cho môi trường…

(iv) Về các phương thức tuyên truyền

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và giáo dục về quản lý chất thải nông nghiệp hiệu quả, như: tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài phát thanh, báo chí, phim ảnh...), giáo dục môi trường qua hệ thống các trường học, chương trình truyền thông bằng mô hình trình diễn qua hệ thống khuyến nông từ Trung ương xuống đến cơ sở; tuyên truyền lồng ghép với phong trào xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức các tọa đàm, hội thảo theo các chuyên đề về quản lý chất thải nông nghiệp nhằm cung cấp thông tin, trợ giúp kỹ thuật và tư vấn cho các thành viên trong cộng đồng về vai trò cũng như các cách thức xử lý đối với CTRNN.

134

(i) Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý

- Cần tổ chức lại công tác quản lý trong sản xuất nông nghiệp từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu thu hoạch và sau thu hoạch, tiêu thụ nông sản và đặc biệt là khâu quản lý đồng ruộng, trong đó nội dung trọng tâm là quản lý môi trường đồng ruộng. Mô hình tổ chức quản lý môi trường đồng ruộng cần lồng vào trong hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Hiện nay, trong tổ chức sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu là hình thức hộ gia đình, một số hình thức trang trại… do đó tính chất phân tán đã chi phối các hoạt động chung của ngành nông nghiệp (trong đó có việc quản lý môi trường đồng ruộng).

- Thông qua hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sẽ tiến hành các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật xử lý các CTRNN. Các dịch vụ thu gom và xử lý các CTRNN cần đưa vào chi phí dịch vụ. Với việc tổ chức theo mô hình này sẽ thống nhất được các hoạt động xử lý CTRNN trong toàn vùng trong việc áp dụng các kỹ thuật và công nghệ xử lý đã được thẩm định và như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong sử dụng và xử lý các CTRNN cũng như đem lại môi trường trong lành cho đồng ruộng.

- Ngoài ra, công tác quản lý CTRNN cần có sự tham gia của nhóm đối tượng phát thải, xả thải CTR là các hộ gia đình, các trang trại, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và các đối tượng có thể tham gia, cung cấp các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

(ii) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến CTR nông nghiệp, đặc biệt lồng ghép trong xây dựng các hương ước làng xã vì nó có vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh hành vi của xã hội nông thôn; bổ sung các quy định, hướng dẫn về phân loại, thu gom và xử lý CTR nông nghiệp bằng các công nghệ xử lý phù hợp, có hiệu quả. Đặc biệt, cần có những văn bản quy định về việc khuyến cáo không được đốt rơm rạ, đặc biệt là đốt trực tiếp trên đồng ruộng.

(iii) Chính sách đất đai:

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa với dân số gần 7 triệu người cho nên cần xác định các vùng ven sản xuất nông nghiệp của Hà Nội là nơi cung cấp thực phẩm cho Thủ đô.

135

Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay của Hà Nội là giảm diện tích trồng lúa và chuyển sang sản xuất rau sạch, hoa, quả và các sản phẩm từ chăn nuôi theo công nghệ cao là một xu hướng tất yếu. Cho nên, việc xử lý chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp cũng cần được xác định theo hướng của chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (hướng vào xử lý chất thải chăn nuôi và các chất thải của sản xuất rau màu…).

- Về công tác quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp cần được xây dựng một cách khoa học vừa đáp ứng được phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, vừa là tiền đề cho công tác quản lý, sử dụng “tài nguyên CTRNN” một cách hiệu quả. Trong các vùng sản xuất nông nghiệp có điều kiện, cần có sự tập trung đất đai với quy mô đủ lớn trên cơ sở dồn điền, đổi thửa và khuyến khích các hộ nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất. Khi đất sản xuất của các hộ nông dân tập trung trên những diện tích lớn thì việc bố trí các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

(iv) Các chính sách hỗ trợ khác:

Hiện nay, nước ta đang triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung là: “Tăng trưởng xanh”. Do đó, việc xây dựng Chương trình quốc gia trong quản lý CTRNN cần được đặt ra là một trong những nội dung để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Chính phủ. Trên cơ sở Chương trình Quốc gia, Chính phủ sẽ tích hợp tất cả các dự án của các tổ chức vào Chương trình để thống nhất quản lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục hỗ trợ các địa phương trong quản lý CTRNN. Đặc biệt, cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tài chính, ưu đãi thuế cho các công ty tư nhân Việt Nam và các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực quản lý CTRNN.

Cần có chính sách lôi kéo các viện, trường đại học, các doanh nghiệp vào các chương trình xử lý CTRNN để có thể đem lại giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp của Thủ đô từ CTRNN. Đồng thời hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp khoa học công nghệ nhằm tái sử dụng, tái chế các CTRNN; đặc biệt là các giải

136

pháp công nghệ trồng nấm trên giá thể rơm rạ để cung cấp cho nhu cầu về thực phẩm của thành phố.

(v) Tăng cường các chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường: Ngoài những chế tài được quy định, việc xử phạt cần được nêu cụ thể trong các hương ước, các quy ước của cộng đồng. Các biện pháp xử phạt, phải tác động vào lòng tự trọng, danh dự của các cá nhân trong cộng đồng để tạo ra dư luận tốt cho việc tạo lập ý thức bảo vệ môi trường và tố giác các hành vi vi phạm BVMT trong sản xuất và trong sinh hoạt. Việc cộng đồng ký cam kết với các hộ gia đình và đôn đốc các thành viên cộng đồng thực hiện các quy định về BVMT đã ghi trong quy ước sẽ giúp thực thi các quy định pháp luật mềm dẻo hơn, phù hợp với truyền thống, văn hóa cộng đồng.

(vi) Cần hình thành một cơ chế giám sát hiệu quả việc thực thi pháp luật về môi trường ở các cộng đồng theo hướng “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” hoạt động theo cơ chế phi hành chính hóa. Cơ quan giám sát tại các cộng đồng đó có thể là các thành viên được huy động từ các tổ chức chính trị xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các hội nghề nghiệp, hội nông dân… và có những chế độ đãi ngộ thích hợp để duy trì các hoạt động này.

3.4.4. Giải pháp về hỗ trợ khoa học- công nghệ

Từ việc xác định mũi nhọn về khoa học công nghệ để tạo lập sự cân bằng và tái tạo nguồn lực trong cấu trúc hệ sinh thái nông nghiệp, để khoa học công nghệ thực sự là khâu then chốt thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề:

(i) Hà Nội vốn là Trung tâm khoa học công nghệ của cả nước, trong đó có các khoa học nông nghiệp và công nghệ sinh học, do đó cần đầu tư nghiên cứu để sản xuất các thiết bị hiện đại trong các giai đoạn của quá trình quản lý CTRNN như: phương tiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý. Cải tiến, nâng cấp các phương tiện hiện có để tăng năng suất, hiệu quả cho các thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý CTRNN hiện nay.

137

(ii) Hỗ trợ việc xây dựng và phát triển các mô hình xử lý, tái sử dụng, tái chế các chất thải nông nghiệp có tính ứng dụng cao phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Hỗ trợ việc xây dựng và phát triển các mô hình như chế biến phân hữu cơ (phân compost), khí sinh học (biogas), sản xuất nhiên liệu sinh học, sản xuất than sinh học, trồng nấm…

- Nâng cao vai trò của cán bộ khuyến nông cơ sở trong việc tổ chức thực hiện ứng dụng các mô hình tận dụng phụ phẩm nông nghiệp có hiệu quả thông qua đào tạo, tập huấn, thử nghiệm… để nâng cao hiệu quả của các mô hình trên./.

138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Mặc dù là thành phố thủ đô nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 45% tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội và là nguồn sống của bộ phận dân cư nông thôn gần 4 triệu người (chiếm 57,5% dân số Hà Nội). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng là nguồn phát thải đáng kể gây ra những vấn đề môi trường bức xúc trong khu vực nông thôn Hà Nội.

Khối lượng chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội là khá lớn, trung bình mỗi năm phát sinh khoảng 1,6 triệu tấn phụ phẩm từ các cây trồng nông nghiệp chính như lúa, ngô; 3,2 triệu tấn chất thải rắn chăn nuôi và khoảng 60 tấn bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

2. Việc sử dụng các chất thải rắn nông nghiệp hiện nay còn chưa được quản lý chặt chẽ, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thực tế của người dân. Các phụ phẩm nông nghiệp ít được sử dụng như một nguồn tài nguyên cho quá trình sản xuất; việc sử dụng rơm rạ làm thức ăn gia súc hoặc phục vụ cho các mục đích dân sinh khác ngày càng giảm đi trong khi đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng ngày càng phổ biến. Các chất thải rắn chăn nuôi xử lý chủ yếu bằng hầm biogas; còn lại được xả thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước hoặc ao hồ tự nhiên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc quản lý bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay còn chưa được chú ý, phần lớn được vứt bỏ không đúng nơi quy định và không được thu gom đầy đủ.

3. Đốt rơm rạ trực tiếp trên ruộng có tác động mạnh đến nhiệt độ đất, đặc biệt là tầng đất mặt. Nhiệt độ đất ở độ sâu 0-2 cm đạt tới 75oC ở cách đốt phân tán và 89oC ở cách đốt tập trung đã làm suy giảm đáng kể số lượng các vi sinh vật trong đất. Sau khi đốt rơm rạ, số lượng vi khuẩn ở tầng 0-2 cm giảm đi 20 lần, xạ khuẩn và nấm giảm 5 lần ở cách đốt phân tán; trong khi ở cách đốt tập trung số lượng vi khuẩn giảm đi là 250 lần, xạ khuẩn giảm 55 lần và nấm giảm 33 lần so với trước khi đốt. Đốt rơm rạ tập trung tuy làm nhiệt độ đất tăng cao hơn so với đốt phân tán nên có ảnh hưởng trực tiếp mạnh hơn đến các vi sinh vật đất. Tuy nhiên, đốt tập trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng chất thải rắn nông nghiệp và tác động của một số hình thức xử lý rơm rạ đến môi trường đất lúa ở Hà Nội (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)