Tăng cƣờng sự tham gia của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình (Trang 94 - 97)

thể tại địa phƣơng

Sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phƣơng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Ninh Bình. Thực tế qua hơn 9 năm hoạt động cho thấy, nơi nào cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng quan tâm đúng mức thì hoạt động tín dụng chính sách nói chung và cho vay hộ nghèo nói riêng đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, công tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH đƣợc cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, địa phƣơng các cấp tại tỉnh Ninh Bình rất quan tâm

89

và tạo mọi điều kiện để ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên, ở một số nơi chính quyền và ban, ngành vẫn xem việc cho vay đối hộ nghèo là nhiệm vụ của riêng NHCSXH, hiểu đơn giản đấy là nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc nên có tâm lý kéo về cho địa phƣơng càng nhiều càng tốt, dẫn đến tình trạng bình xét qua loa, đƣa cả những hộ không phải hộ nghèo vào danh sách vay vốn. Mặt khác, có địa phƣơng vì chạy theo thành tích nên ấn định tỷ lệ hộ nghèo hàng năm phải giảm khiến một bộ phận hộ nghèo không đƣợc thống kê vào danh sách hộ nghèo để đƣợc vay vốn của NHCSXH, vô hình chung đã làm giảm hiệu quả của vốn tín dụng ƣu đãi. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và chính quyền, các ban, ngành đoàn thể tại địa phƣơng trên các mặt từ bình xét hộ nghèo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng vốn vay đến hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, hỗ trợ đào tạo nghề cho hộ nghèo.

Do đặc thù của đa số hộ nghèo là những ngƣời không chỉ thiếu vốn mà thiếu cả kinh nghiệm sản xuất nên nếu chỉ đáp ứng vốn cho hộ nghèo vay mà không tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ thì việc sử dụng vốn của hộ nghèo đạt hiệu quả thấp, thậm trí là không có hiệu quả. Vì vậy, trƣớc khi cho hộ nghèo vay vốn, ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phƣơng pháp lập dự án sản xuất kinh doanh nhỏ... theo phƣơng thức “cầm tay chỉ việc”. Nội dung tập huấn phải cụ thể gắn với mô hình thực tiễn phù hợp với đặc điểm, tập quán sản xuất canh tác và trình độ dân trí từng vùng, hạn chế tình trạng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT mang tính hình thức chạy theo phong trào. Công tác tập huấn cũng cần đƣợc các phòng, ban chuyên môn ở tỉnh, huyện, Ban Chấp hành các hội, đoàn thể nhận uỷ thác cho vay ở huyện, xã duy trì

90

thƣờng xuyên nhằm giúp hộ nghèo đủ kiến thức để sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời có chính sách hỗ trợ việc tìm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo; tiến tới việc cho nông dân mua bảo hiểm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra, tránh việc sản phẩm hộ nghèo làm ra không có thị trƣờng, dẫn đến rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, do hoạt động đặc thù của NHCSXH, hàng năm địa phƣơng (tỉnh, huyện) cần tiếp tục trích một phần kinh phí để chuyển cho NHCSXH làm nguồn vốn cho vay; hỗ trợ kinh phí để tăng cƣờng công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của NHCSXH, nhất là những ngƣời trực tiếp giải ngân, tƣ vấn cho ngƣời nghèo; xem xét hỗ trợ kinh phí để trang bị thêm cơ sở vật chất của Phòng giao dịch cấp huyện và điểm giao dịch cấp xã. Tiếp tục đẩy mạnh việc ủy thác các chƣơng trình của tỉnh qua ngân hàng nhƣ hỗ trợ phát triển cây đông, phát triển hàng cói mỹ nghệ phục vụ khách du lịch, xóa nhà dột nát... thay vì đầu tƣ qua các hội, đoàn thể nhƣ hiện nay.

Bên cạnh đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của đồng vốn cho vay ƣu đãi, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cần nghiên cứu lồng ghép giữa cấp tín dụng cho hộ nghèo với các chƣơng trình lớn của mình nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác giảm nghèo. Chẳng hạn, qua một số lĩnh vực cụ thể:

- Đầu tƣ lồng ghép với chƣơng trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy chƣơng trình phát triển, hạn chế sinh đẻ, thực hiện mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc chính là giải quyết đƣợc một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo hiện nay.

- Đầu tƣ lồng ghép với chƣơng trình phụ nữ “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “5 không, 3 sạch” nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy phụ nữ chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, dạy dỗ con cái tiến bộ để sau này

91

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình (Trang 94 - 97)