2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, toạ độ địa lý từ 190
50’ đến 200 27’ độ Vĩ Bắc, 1050 32’ đến 1060 27’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đƣờng sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.
Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồng bằng bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cƣ đông đúc, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến lƣơng thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, thƣơng nghiệp dịch vụ, phát triển cảng sông.
- Vùng đồi núi và bán sơn địa: Nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lƣ và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự
40
nhiên toàn tỉnh có độ cao trung bình từ 90-120 m. Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, rất thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đƣờng, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vải, na), trồng cây công nghiệp dài ngày nhƣ chè, cà phê và trồng rừng.
- Vùng ven biển: Ninh Bình có trên 15 km bờ biển thuộc 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn do mới bồi tụ đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Khí hậu: Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230 C. Số lƣợng giờ nắng trong năm trung bình trên 1.100 giờ. Lƣợng mƣa trung bình/năm đạt 1.800 mm.
- Giao thông: Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam với cả ba đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390 km2 với các loại đất phù sa, đất Feralitic.
- Tài nguyên nƣớc: Bao gồm tài nguyên nƣớc mặt và tài nguyên nƣớc ngầm. Nƣớc mặt khá dồi dào, thuận lợi cho việc tƣới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496 km cùng 21 hồ chứa nƣớc lớn, diện tích 1.270 ha, với dung tích 14,5 triệu m3 nƣớc, năng lực tƣới cho 4.438 ha. Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú đạt 473.574 m3/ngày.
41
- Tài nguyên rừng: So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033 ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 13.633,2 ha, trữ lƣợng gỗ 1,1 triệu m3, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan. Rừng nguyên sinh Cúc Phƣơng thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú. Rừng trồng: Diện tích đạt 5.387 ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lƣ, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với các cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn (vẹt và sậy).
- Tài nguyên biển: Bờ biển Ninh Bình dài trên 15 km với hàng nghìn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu khá, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện. Vùng biển Ninh Bình có tiểm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lƣợng từ 2.000 - 2.500 tấn/năm.
- Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hƣớng Tây bắc – Đông nam, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000 ha, trữ lƣợng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.
- Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (thị xã Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.
- Tài nguyên nƣớc khoáng: Nƣớc khoáng Ninh Bình chất lƣợng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phƣơng (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lƣợng lớn. Đặc biệt nƣớc khoáng Kênh Gà có độ mặn, thƣờng xuyên ở độ nóng 53÷540
42
Phƣơng có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nƣớc giải khát và chữa bệnh.
- Tài nguyên than bùn: Trữ lƣợng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau 20 năm tái lập, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đã có bƣớc phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trƣởng GDP liên tục tăng cao, giai đoạn 2006-2010, GDP đạt bình quân 16,5%/năm cao gấp đôi so với bình quân chung của cả nƣớc, năm 2011 đạt 16,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng: năm 2011, tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản là 15%; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng đạt 49%; tỷ trọng các ngành dịch vụ đạt 36%. Đến năm 2011, sản lƣợng lƣơng thực có hạt của tỉnh đạt hơn 51,4 vạn tấn, một số cây công nghiệp nhƣ lạc, sắn, mía, chè, ngô tăng về năng suất và sản lƣợng, chăn nuôi phát triển theo quy mô gia trại, trang trại với nhiều con nuôi đặc sản nhƣ nhím, dê, thỏ, ong, hƣơu… mang lại giá trị kinh tế cao; nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đạt sản lƣợng 32,2 nghìn tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.826,6 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 20,5%. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 13.971,8 tỷ đồng, du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với 4.835 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, năm 2011 du lịch Ninh Bình đón 3,6 triệu lƣợt du khách; hoạt động xuất khẩu cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 263,7 triệu USD. Trên lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh đạt 12.913 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cuối năm 2010. Tổng dƣ nợ đạt 21.586 tỷ đồng, tăng 22,1%; trong đó, dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm 44%, dƣ nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 56%; nợ xấu chiếm 0,35% tổng dƣ nợ… Đời sống và thu nhập của đại
43
bộ phận nhân dân đƣợc tăng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc hoàn thiện, bộ mặt nông thôn đƣợc thay đổi theo hƣớng tiến bộ hơn [26, tr.146-152].
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2011, dân số của tỉnh Ninh Bình có 900.620 ngƣời, mật độ dân số trung bình khoảng 648 ngƣời/km2
, thấp hơn mật độ trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng; trong đó, nam 447.900 ngƣời, chiếm 49,73% dân số; nữ 452.720 ngƣời, chiếm 52,27% dân số. Khu vực thành thị có 161.100 nghìn ngƣời, chiếm 17,9% dân số. Nông thôn 739.520 ngƣời, chiếm 82,11% dân số. Lực lƣợng lao động là 596.400 ngƣời, chiếm 66,22% dân số; trong đó, lao động có việc làm thƣờng xuyên là 357.215 ngƣời, chiếm 59,89% so với tổng số lao động. Tổng số hộ toàn tỉnh là 260.743 hộ; trong đó, có 25.686 hộ nghèo và 20.232 hộ cận nghèo [26, tr.224-226].
2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Ninh Bình
2.1.2.1. Số lƣợng, cơ cấu và phân bố hộ nghèo ở Ninh Bình
Mặc dù đã có những bƣớc tiến khá nhanh trong những năm qua, nhƣng một bộ phận ngƣời dân trong tỉnh vẫn đang gặp không ít khó khăn, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày một lớn, sự ra phân hóa giàu nghèo cũng đang diễn ra gay gắt. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình, đến cuối năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 25.686 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,85% tổng số hộ toàn tỉnh, cao hơn so với bình quân khu vực đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi (bao gồm các xã thuộc khu vực phía Tây Nam các huyện Nho Quan, Hoa Lƣ, Yên Mô, phía Tây huyện Gia Viễn) và khu vực ven biển (phần lớn tập trung ở các xã bãi ngang của huyện Kim Sơn là Kim Hải, Kim Trung và Kim Tân) cao hơn bình quân cả tỉnh. Trong đó, số hộ nghèo là ngƣời dân tộc có 3.846 hộ, chiếm 1,47%; số hộ nghèo là ngƣời có công là 395 hộ, chiếm 0,15%; đối tƣợng đang hƣởng bảo hiểm xã hội là 6.046 hộ chiếm 2,32% [21].
44
Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong tổng số hộ năm 2011
Đơn vị: Hộ, % STT Đơn vị Tổng số hộ dân cƣ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Số hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo 1 TP Ninh Bình 29.553 398 1,35 625 2,11 2 TX. Tam Điệp 15.296 637 4,16 572 3,73 3 H. Yên Mô 33.590 4.197 12,49 3.035 9,09 4 H. Gia Viễn 34.376 2.881 8,38 2.130 6,19 5 H. Hoa Lƣ 21.908 2.106 9,61 1.192 5,45 6 H. Yên Khánh 39.685 4.755 11,98 3.200 8,06 7 H. Nho Quan 40.267 4.709 11,69 3.917 9,73 8 H. Kim Sơn 46.068 6.003 13,03 5.559 12,06 Tổng cộng 260.743 25.686 9,85 20.230 7,76
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011, ngày 31/12/2011 của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Ninh Bình).
2.1.2.2. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại Ninh Bình a. Đặc điểm.
- Vùng núi, vùng trũng có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với vùng đồng bằng. Vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với ngƣời Kinh.
- Hộ nghèo ở vùng đồng bằng tập trung vào các gia đình có nhiều ngƣời không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định, hộ già cả neo đơn.
- Hộ nghèo thƣờng mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, hiểu biết xã hội kém, nhiều ngƣời rơi vào tình trạng nghiện rƣợu, cờ bạc, lô đề.
- Hộ nghèo có anh, chị, em họ hàng cũng nghèo nên không có sự giúp đỡ về mọi mặt.
b. Nguyên nhân
45 núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp.
- Chính sách đầu tƣ phát triển, đặc biệt đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân chƣa đồng bộ, dàn trải, chƣa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời nông dân nghèo giúp họ thoát nghèo bền vững, vƣơn lên khá giả. Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phƣơng cấp huyện, xã và một số ban ngành tỉnh chƣa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng. Công tác điều tra, quản lý đối tƣợng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chƣơng trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót, cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang nặng tính hình thức. Lãnh đạo một số địa phƣơng, nhất là miền núi có tƣ tƣởng trông chờ; ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc; chƣa huy động và khai thác đƣợc nội lực để thực hiện chƣơng trình XĐGN tại địa phƣơng; chƣa nắm đƣợc tình hình của hộ nghèo, cũng nhƣ nguyên nhân nghèo và tâm tƣ nguyện vọng của họ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.
- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp; tập quán canh tác lạc hậu. Đa số họ thiếu kinh nghiệm sản xuất, vốn lại chƣa biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề từng bƣớc vƣơn lên cải thiện cuộc sống gia đình. Ngoài ra, nhiều hộ nghèo ở Ninh Bình là những hộ neo đơn, chủ hộ là nữ thiếu lao động nam giới, một số gia đình có lao động là nam giới nhƣng lại rơi vào các tệ nạn xã hội.
- Mỗi năm tỉnh Ninh Bình phải bố trí việc làm mới cho khoảng 18.000 đến 20.000 ngƣời đến độ tuổi lao động, trong đó đa phần là lao động phổ thông không có tay nghề nên rất khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm. Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tuy đã đƣợc triển khai rộng khắp với hệ thống các Trung tâm dạy nghề từ tỉnh đến huyện nhƣng hiệu quả
46
thấp. Nhiều nghề đƣợc đào tạo không phù hợp với điều kiện của địa phƣơng hoặc có thu nhập quá thấp nên chỉ tồn tại đƣợc trong một thời gian ngắn. Mặt khác, do các doanh nghiệp trong tỉnh phần lớn ở quy mô vừa và nhỏ nên chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ nhu cầu của ngƣời lao động.
- Nhiều hộ nghèo thƣờng bị ốm đau quanh năm lại ít đƣợc tiếp cận với
các dịch vụ y tế gây ảnh hƣởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập. Ngoài ra, theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh, trên địa bàn Ninh Bình có trên 20.000 ngƣời bị nhiễm, phôi nhiễm chất độc da cam, sức khỏe giảm sút, tuy nhiên hiện nay, Sở LĐ-TB&XH mới giải quyết chế độ trợ cấp cho khoảng trên 2.000 ngƣời. Số còn lại nhiều ngƣời có hoàn cảnh rất khó khăn, trong đó khá đông thuộc diện hộ nghèo.
Trong tổng số 25.686 hộ nghèo của tỉnh Ninh Bình tại thời điểm điều tra cuối năm 2011 đƣợc chia thành các nhóm nguyên nhân chính nhƣ sau:
- Do thiếu vốn sản xuất, chiếm 38,25%.
- Thiếu lao động, đất đai và thiếu việc làm, chiếm 25,8%. - Thiếu kinh nghiệm không biết cách làm ăn, chiếm 20,2%. - Ốm đau, tàn tật, lƣời lao động chiếm 15,5%.
Trừ đối tƣợng ốm đau, tàn tật, đa số các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đều mong muốn đƣợc hỗ trợ vay vốn, học nghề, xuất khẩu lao động, hƣớng dẫn cách làm ăn để từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo. Trong đó, số lƣợng các hộ mong muốn đƣợc vay vốn ƣu đãi phát triển sản xuất khá cao, chiếm tỷ lệ 44,98% [21].
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đƣợc thành lập, theo quyết định số 131/QĐ-HĐQT ngày 4/10/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
47
NHCSXH (HĐQT-NHCSXH) Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 10/1/2003. Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH tỉnh là nhận bàn giao vốn cho vay hộ nghèo từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vốn giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nƣớc; vốn cho vay học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Công thƣơng Ninh Bình sang; huy động vốn để cho vay các đối tƣợng. NHCSXH