1.3.1.1. Bangladesh
Ở đây có Ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ ngƣời nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Ngân hàng dựa trên ý tƣởng là ngƣời nghèo có nhiều kĩ năng mà không tận dụng hết của ông Mohammad Yunus, có thể nói đây là một trong những ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo thành công nhất trên thế giới từ trƣớc đến nay. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động. Nhƣ vậy, GB hoạt động nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác không đƣợc bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dƣơng, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trƣờng. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn.
34
GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, ngƣời vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Tuy nhiên ngân hàng lại có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho ngƣời nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tƣợng ngƣời vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dƣới 0,4 acre đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 100 USD/năm. GB đƣợc quyền đi vay để cho vay và đƣợc ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và đƣợc phát hành trái phiếu vay nợ. GB đƣợc Chính phủ Bangladesh cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành.
1.3.1.2. Thái lan
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thƣơng mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Ngân hàng Trung ƣơng trợ cấp BAAC bằng hình thức cho vay không lãi và bảo lãnh cho BAAC vay vốn nƣớc ngoài. Các ngân hàng thƣơng mại phải gửi ít nhất 20% vốn vào BAAC có nhiệm vụ:
- Hộ trợ vốn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp và nông thôn. - Cho vay nông nghiệp theo chƣơng trình, dự án chỉ định của Chính phủ. Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn của Nhà nƣớc đầu từ cho nông nghiệp, nông thôn.
- Hàng năm, BAAC đƣợc Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chƣơng trình hộ trợ vốn cho nông dân nghèo.
Đối tƣợng đƣợc vay vốn: là những hộ nông dân cá thể, các hiệp hội nông dân Thái lan.
35
nông dân có ít ruộng đất, thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực. có tuổi đời từ 20 trở lên, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phƣơng đó. Ngoài ra, để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, nông dân đƣợc tổ chức thành từng nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng. Mỗi nhóm từ 15 – 25 ngƣời, một hộ nông dân đƣợc vay tối đa tƣơng đƣơng 2.400 USD, ngƣời vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân.
Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của BAAC thấp hơn so với lãi suất cho vay của đối tƣợng khác (thƣờng đƣợc giảm từ 1 – 3% năm so với các đối tƣợng vay khác).
1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Ấn Độ
Tại Ấn Độ hoạt động cấp tín dụng cho ngƣời nghèo đƣợc thông qua ngân hàng Nông nghiệp có các chi nhánh tận cấp huyện. Việc giải ngân tín dụng ƣu đãi đƣợc thực hiện thông qua các tổ tự quản, mỗi tổ có phổ biến từ 10 đến tối đa 20 thành viên, trong đó đa phần là phụ nữ. Nguồn vốn cho thành viên vay trong mỗi tổ ban đầu là từ các khoản tiết kiệm của tổ, ngoài ra còn các khoản khác nhƣ doanh thu, lãi, phí của hội viên. Hàng tháng, các thành viên phải nộp vào tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận. Thông thƣờng số tiền ban đầu từ 10-20 Rupi (khoảng 20-40US Cent). Tiền tiết kiệm của các tổ viên đƣợc thu vào ngày tháng cụ thể (thƣờng là ngày thứ 10 của tháng). Số tiền này đƣợc gửi vào tài khoản tiết kiệm của ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra, tổ còn tìm kiếm từ các nguồn tài trợ nhƣ các ngân hàng thƣơng mại, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, tài trợ của Chính phủ… Hầu hết các tổ tự quản đều có sự liên kết với các tổ chức khác, có thể tổ chức đó là các Tổ chức phi chính phủ. Có những nhóm lại chọn hình thức liên kết với các ngân hàng, hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành
36
lập và quản lý các tổ này. Nhờ vào sự liên kết này mà các tổ tự quản có thêm các nguồn tài chính, giúp nâng cao trình độ quản lý, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tiếp nhận các kĩ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chƣơng trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ. Phụ nữ đƣợc đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống.