Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình (Trang 29 - 39)

1.2.2.1. Khái niệm

Hiệu quả tín dụng là thuật ngữ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, gồm hai yếu tố: Mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.

Đối với các Ngân hàng thƣơng mại, thì các dịch vụ tín dụng là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của ngân hàng, chúng gồm các khoản cho vay và các dịch vụ mang tính chất tín dụng. Đối với NHCSXH hiện nay, các khoản cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng và chúng là sản phẩm dễ bị rủi ro nhất. Khái niệm hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo ở đây đƣợc hiểu là hiệu quả cho vay.

Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là phát triển việc cho vay đối với các hộ nghèo nhằm giúp đỡ ngƣời dân nghèo cải thiện đƣợc đời sống, thoát ra cảnh đói nghèo.

Vậy hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo bao gồm các khía cạnh:

- Thực hiện bình xét dân chủ, công khai, vốn đến đầy đủ, đúng địa chỉ hộ nghèo cần vay vốn (hộ nghèo có sức lao động, có khả năng SXKD nhƣng thiếu vốn) và đƣợc sử dụng đúng mục đích.

- Quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo đƣợc thể hiện ở số tuyệt đối dƣ nợ tín dụng đối với hộ nghèo trong tổng dƣ nợ ngân hàng, doanh số cho vay, thu nợ hộ nghèo; số tiền vay đối với một hộ. Số tuyệt đối dƣ nợ lớn và tỷ trọng dƣ nợ cao, doanh số cho vay, thu nợ lớn thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của các hộ nghèo.

- Chất lƣợng tín dụng: Chất lƣợng tín dụng đối với hộ nghèo thể hiện ở mức độ an toàn tín dụng, khả năng hoàn trả và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng

24

của ngƣời vay). Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ hộ nghèo thấp, cho thấy các khoản tín dụng đối với hộ nghèo an toàn, lành mạnh. Tỷ lệ nợ quá hạn cao, phản ảnh sự rủi ro các khoản tín dụng.

- Khả năng bảo toàn vốn: Khi ngân hàng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển SXKD. Ngân hàng tính toán đƣợc khả năng thu hồi vốn (cả gốc và lãi), sau khi trừ các chi phí vẫn có lãi. Từ đó, ngân hàng có thể duy trì và mở rộng hoạt động phục vụ của mình.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập vƣơn lên thoát nghèo, hoà nhập cộng đồng.

- Số hộ nghèo thoát khỏi đói nghèo nhờ vay vốn, số việc làm đƣợc giải quyết thông qua vay vốn NHCSXH.

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo a. Về phía ngân hàng

NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; đƣợc miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nƣớc. Vậy nên khi xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo của NHCSXH phải đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của chƣơng trình cho vay hộ nghèo.

- Hiệu quả kinh tế

Khi nói đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH, chúng ta không thể dùng tiêu chí “lợi nhuận” để đánh giá đƣợc vì hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận mà phải xem xét từ các góc độ nhƣ: khả năng tăng trƣởng quy mô tín dụng, tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nƣớc, hạn chế tổn thất dẫn đến mất vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn do ngân sách nhà nƣớc cấp và vốn tự huy động đƣợc cho các mục tiêu an sinh

25

xã hội… Do vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của NHCSXH đối với cho vay hộ nghèo ta dựa trên các nhóm tiêu chí sau:

Thứ nhất: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo

Quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo đƣợc thể hiện ở số tuyệt đối doanh số cho vay cho vay hộ nghèo, dƣ nợ tín dụng cho vay hộ nghèo và tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cho vay hộ nghèo trong tổng số dƣ nợ tín dụng của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dƣ nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.

* Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay hộ nghèo Tỷ lệ tăng trƣởng

DSCV =

DSCV năm nay - DSCV năm trƣớc

DSCV năm trƣớc X 100%

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm nhằm đánh khả năng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ nghèo và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả.

* Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cho vay hộ nghèo

Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cho vay hộ nghèo =

Dƣ nợ tín dụng cho vay hộ nghèo

Tổng dƣ nợ tín dụng X 100% * Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng cho vay hộ nghèo

Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cho vay hộ nghèo = Dƣ nợ tín dụng năm sau – Dƣ nợ tín dụng năm trƣớc Dƣ nợ tín dụng năm trƣớc x 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

Các chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cho vay hộ nghèo qua các năm, đánh giá khả năng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ nghèo và tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng hộ nghèo của NHCSXH. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của NHCSXH càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại NHCSXH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn vay của các hộ nghèo và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả.

Thứ hai: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí.

Khi phân tích hiệu quả kinh tế chƣơng trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, chúng ta phải phân tích hiệu quả kinh tế trên góc độ tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Nếu NHCSXH tiết kiệm đƣợc các khoản chi trong khi vẫn đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu xã hội mà Chính phủ giao thì hoạt động cho vay hộ nghèo đƣợc gọi là có hiệu quả kinh tế. Các chỉ số thể hiện khả năng tiết kiệm chi phí cụ thể nhƣ sau:

* Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dƣ nợ quá hạn

Tổng số dƣ nợ x 100%

Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm dƣ nợ cho vay hộ nghèo bị quá hạn trong tổng dƣ nợ của NHCSXH. Tỷ lệ này phản ánh khả năng mất vốn của NHCSXH khi cho hộ nghèo vay tiền. Nếu tỷ lệ này từ 0-5% thì mức độ rủi ro mất vốn của NHCSXH là trong tầm kiểm soát đƣợc và nó đảm bảo cho NHCSXH hoạt động an toàn, bền vững. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì nó giúp NHCSXH có thể tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí nhƣ chi phí quản lý nợ và xử lý nợ rủi ro… Đặc biệt tỷ lệ này còn thể hiện ngƣời vay vốn (hộ nghèo) sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Tỷ lệ thấp giúp NHCSXH có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng để tiết kiệm các chi phí .

27

* Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Số dƣ nợ xấu

Tổng số dƣ nợ x 100%

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chúng ta còn phải dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH. Tổng nợ xấu bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy, chỉ tiêu này cho thấy thực chất chất lƣợng tín dụng cho hộ nghèo, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của NHCSXH trong lĩnh vực cho vay hộ nghèo, đôn đốc thu hồi nợ của NHCSXH đối với cho vay hộ nghèo. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng hộ nghèo của NHCSXH càng kém, và ngƣợc lại.

*Tỷ lệ thu lãi (%)

Tỷ lệ thu lãi = Tổng số lãi đã thu trong năm

Tồng số tiền lãi phải thu trong năm X 100%

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu lãi đối với cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch thu lãi cũng nhƣ tình hình tài chính của NHCSXH càng tốt, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc luân chuyển vốn. Chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay hộ nghèo có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ trong tƣơng lai.

Thứ ba, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng xử lý rủi ro

Ngoài việc tiết kiệm chi phí trong hoạt động cho vay, nếu NHCSXH hạn chế đƣợc các tổn thất trong hoạt động cho vay nhƣ: tổn thất do mất vốn gốc, tổn thất do không thu đƣợc tiền lãi… trong khi vẫn đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu xã hội cũng đƣợc coi là hoạt động có hiệu quả kinh tế.

28

* Tỷ lệ nợ khoanh thu hồi đƣợc:

Tỷ lệ nợ khoanh thu hồi đƣợc =

Doanh số nợ khoanh thu hồi đƣợc trong kỳ

Tổng doanh số nợ khoanh phát sinh trong kỳ

X 100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xử lý nợ rủi ro trong hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó giúp NHCSXH hạn chế đƣợc tổn thất và bảo toàn đƣợc nguồn vốn phục vụ hoạt động hoạt động cho vay. Ngoài ra, việc tăng cƣờng thu hồi nợ khoanh còn giúp cho hộ nghèo nâng cao đƣợc ý thức trong việc sử dụng và hoàn trả vốn vay cho NHCSXH.

* Tỷ lệ nợ đƣợc gia hạn nợ:

Tỷ lệ nợ đƣợc gia hạn = Dƣ nợ đƣợc gia hạn trong kỳ

Tổng dƣ nợ trong kỳ X 100

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dƣ nợ trong tổng dƣ nợ cho vay hộ nghèo trong kỳ của NHCSXH mà hộ nghèo không có điều kiện để trả đúng hạn và phải xin gia hạn nợ. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì NHCSXH sẽ hạn chế đƣợc rủi ro trong cho vay, tiết kiệm đƣợc các chí phí xử lý nợ có rủi ro và đặc biệt là tăng đƣợc vòng quay vốn tín dụng để tiết kiệm chi phí huy động vốn và chí phí cấp bù lãi suất cho ngân sách nhà nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tỷ lệ nợ đƣợc xóa nợ:

Tỷ lệ nợ đƣợc xóa nợ = Dƣ nợ đƣợc xóa nợ trong kỳ

Tổng dƣ nợ trong kỳ x 100%

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dƣ nợ trong tổng dƣ nợ cho vay hộ nghèo trong kỳ của NHCSXH đƣợc xử lý xóa nợ. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt vì NHCSXH sẽ bảo toàn đƣợc nguồn vốn trong hoạt động cho vay.

29

- Hiệu quả xã hội:

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH chúng ta phải đánh giá trên 2 góc độ là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế, trong đó hiệu quả kinh tế đƣợc xem xét trên góc độ bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí... giúp NHCSXH có thể tồn tại, phát triển bền vững để hƣớng đến thực hiện mục tiêu hiệu quả xã hội.

Vậy hiệu quả xã hội đầu tiên đối với cho vay hộ nghèo của NHCSXH đƣợc đề cập đến chính là tỷ lệ số hộ nghèo đƣợc vay vốn của NHCSXH so với tổng số hộ nghèo.

* Tỷ lệ hộ nghèo (hoặc hộ cần vay vốn) đƣợc vay vốn của NHCSXH Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn

từ NHCSXH =

Số hộ nghèo đƣợc vay vốn

Tổng số hộ nghèo X 100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh số hộ nghèo đƣợc vay vốn từ NHCSXH so với tổng số hộ nghèo trên toàn quốc, hay từng địa phƣơng. Chỉ tiêu này cao hay thấp sẽ phản ánh tầm ảnh hƣởng, độ tín nhiệm, năng lực hỗ trợ của NHCSXH đối với hộ nghèo trên toàn quốc, hay ở một địa phƣơng cụ thể nào đó. Mặt khác, nó còn phản ánh trình độ nhận thức của ngƣời nghèo về vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế gia đình, về khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức của nhà nƣớc. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nhƣ vậy sẽ có nhiều hộ nghèo đƣợc vay vốn ƣu đãi đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập gia đình, thoát khỏi ngƣỡng nghèo để tiến tới cuộc sống khá giả hơn.

* Tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo nhờ đƣợc vay vốn từ NHCSXH = Số hộ nghèo thoát nghèo do đƣợc vay vốn Tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn X 100%

30

Chỉ tiêu này phản ánh số hộ nghèo đƣợc vay vốn của NHCSXH thoát khỏi ngƣỡng nghèo đói trong tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn của NHCSXH. Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là vốn vay từ NHCSXH đã giúp đƣợc nhiều hộ nghèo cải thiện đƣợc điều kiện sản xuất, nâng cao đƣợc năng suất lao động, biết kinh doanh để có mức thu nhập cao hơn và thoát nghèo, từ đó có cơ hội để phát triển kinh tế gia đình trở thành khá và giàu. Khi kinh tế của các hộ gia đình đƣợc vay vốn khá lên đã tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế địa phƣơng và đảm bảo vấn đề anh sinh xã hội tại địa phƣơng đó.

b. Về phía hộ nghèo

Hiệu quả của chƣơng trình đối với các hộ nghèo đƣợc vay vốn từ NHCSXH đƣợc thể hiện trên những góc độ sau:

* Tỷ lệ số hộ nghèo đƣợc đáp ứng vốn Tỷ lệ hộ nghèo

đƣợc đáp ứng vốn =

Tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn

Tổng số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn

x 100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ số lƣợng hộ nghèo đƣợc NHCSXH đáp

ứng nhu cầu vốn để phục vụ cho SXKD. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ số lƣợng hộ nghèo có nhu cầu đƣợc cung cấp nguồn vốn tín dụng ƣu đãi từ NHCSXH cao, cơ hội thoát nghèo càng lớn.

* Tỷ lệ số hộ hoàn trả nợ gốc đúng thời hạn

Tỷ lệ hoàn trả vốn vay đúng hạn =

Tổng số hộ nghèo hoàn trả vốn vay đúng hạn

Tổng số hộ phải trả nợ trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x 100%

Tỷ lệ này phản ánh số hộ nghèo đƣợc NHCSXH cung cấp tín dụng sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, sau khi trả nợ và trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi. Tỷ lệ này càng

31

cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo cao, khả năng thoát nghèo của các hộ đƣợc vay vốn lớn và ngƣợc lại. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt với trƣờng hợp tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhƣng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của ngƣời vay. Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chƣa đủ.

* Tổng số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn Tổng số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ đƣợc vay vốn - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ đƣợc vay vốn

Cùng với việc từng bƣớc cải thiện mức sống, hiệu quả tín dụng còn đƣợc đánh giá qua số hộ thoát nghèo bền vững, vƣơn lên khá giả. Ở đây, hộ đã thoát nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm. Mục tiêu chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình (Trang 29 - 39)