Tăng cƣờng công tác quản lý, phát triển khu vực kinh tế phi kết cấu

Một phần của tài liệu An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam (Trang 114)

kết cấu

3.3.2.1. Phát triển nông thôn để hạn chế di dân tự do

Lực lượng lao động tự do tại các thành phố lớn chủ yếu là đến từ các vùng nông thôn và có xu hướng gia tăng đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề an sinh xã hội. Để hạn chế tình trạng di dân tự do thì giải pháp quan trọng là phát triển kinh

tế ở khu vực nông thôn để giúp người nông dân có thể làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình. Đây cũng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để nâng cao đời sống khu vực nông thôn cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

-Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn -Hình thành các khu công nghiệp nhỏ

-Phát triển các làng nghề

-Phát triển nguồn nhân lực nông thôn -Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

-Tạo nguồn vốn và phát triển khoa học công nghệ ở khu vực nông thôn -Có chính sách hỗ trợ gia đình nông dân và doanh nghiệp nhỏ

3.3.2.2. Phát triển khu vực chính thức thành thị

Sự phát triển của khu vực kinh tế chính thức ở thành thị là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao đời sống dân cư. Đó cũng là giải pháp cơ bản để phát triển khu vực kinh tế phi kết cấu.

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá của nước ta đang diễn ra rất nhanh tất yếu sẽ dẫn đến dòng di dân tự do đến các đô thị sẽ vẫn diễn ra trong vài thập kỷ tới. Để hạn chế dòng di dân này, giảm sức ép cho các thành phố lớn cần phải thực hiện chiến lược tạo việc làm ở khu vực kinh tế chính thức tại các đô thị lớn, đồng thời phát triển các đô thị nhỏ thuộc các vùng lận cận. Chiến lược đô thị hoá của nhiều quốc gia hiện nay là kiềm chế sự phát triển của các thành phố lớn, phát triển hợp lý các đô thị loại trung bình và phát triển mạnh các loại đô thị nhỏ nhằm hạn chế sự di dân thái quá. Số lượng người gia nhập vào khu vực phi kết cấu ở đô thị ngày càng nhiều sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, sự phát triển mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn sẽ diễn ra ngày càng nhanh.

Đối với nước ta, chiến lược phát triển khu vực kinh tế chính thức cũng nên dựa vào việc phát triển các đô thị được coi là trung tâm, là động lực cho sự chuyển biến về kinh tế và khuyếch tán ra các vùng phụ cận theo quy mô và trật tự phát triển nhất định. Đồng thời thực hiện chính sách phát triển công ngiệp phi tập trung, hình thành các đô thị nhỏ ngay trên địa bàn nông thôn nhằm giảm sự chênh lệch giàu nghèo. Làm thay đổi hướng di chuyển dân số, giúp phân bố hợp lý các

dòng di dân từ nông thôn ra thành phố. Chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách đối với việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng các nhà máy, các khu chế xuất, khu công nghiệp. Có quy chế bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng một phần lao động tại địa phương có đất chuyển đổi, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí hoặc đào tạo tại chỗ cho những người nông dân mất việc làm do chuyển đổi đất nông nghiệp và có kế hoạch sử dụng lâu dài số lao động này. Đây là hướng trực tiếp để giảm bớt số lao động nông thôn thiếu việc làm, phải di chuyển và gia nhập vào khu vực phi kết cấu ở thành thị.

3.3.2.3. Khuyến khích, tạo điều kiện thành lập các hiệp hội

Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực quản lý nền sản xuất xã hội còn nhiều yếu kém, khu vực kinh tế phi kết cấu phát triển rất tự do, nhiều ngành nghề dịch vụ bung ra theo kiểu tự phát, không tuân thủ theo chính sách pháp luật của nhà nước, cạnh trạnh không lành mạnh dân đến tình trạng lộn xộn khó quản lý chẳng hạn như: tình trạng kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, karaoke, in ấn, sao chép băng đĩa trái phép...

Để tăng cường quản lý xã hội và có sự định hướng phát triển lành mạnh, đồng thời việc triển khai những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách trợ giúp về an sinh xã hội đạt hiệu quả cần phải đưa dần lực lượng lao động khu vực phi kết cấu vào các tổ chức, hội nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng khi gia nhập vào các hiệp hội, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hơn, xoá bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành nghề, đồng thời nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt từ Nhà nước và từ nghiệp đoàn hay hiệp hội, tiếng nói của những người lao động khu vực phi kết cấu cũng có trọng lượng hơn trong việc đảm bảo lợi ích sản xuất kinh doanh của mình. Cách đây khoảng 10 năm, ngành kinh doanh vận tải taxi công cộng là một ngành mới trong xã hội. Trước nhu cầu ngày càng cao của người dân trong việc đi lại, các hộ gia đình, các đơn vị, các hợp tác xã đua nhau kinh doanh dịch vụ vân tải bằng taxi, nhưng do mạnh ai người nấy làm đã dẫn đến tình trạng rất lộn xộn, cạnh tranh không lành mạnh như tranh giành khách của nhau, tìm cách phá sóng Radio của nhau, tìm mọi cách để làm mất uy tín của nhau...Nhưng kể từ khi thành lập hiệp hội Taxi tại các thành phố lớn, tình tạng đó đã giảm hẳn, hoạt động kinh doanh trở nên nề nếp hơn, người lao động được đảm bảo quyền lợi và ảnh hưởng của hiệp hội vận tải taxi đối với chính quyền và đời sống người dân tại các thành phố là rất

lớn. Cũng từ đó Nhà nước đã thuận lợi hơn trong việc thực thi những chính sách nhằm phát triển ngành nghề đó, tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập ổn định nâng cao mức sống.

Để người lao động khu vực phi kết cấu tích cực tham gia vào các hiệp hội, tổ chức, nghiệp đoàn...thì Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên nhất định nhằm hỗ trợ các hội viên, đồng thời phát huy vai trò của của các hiệp hội trong việc giải quyết các vấn đề về vật chất lẫn tinh thần của hội viên, làm cho những ai chưa tham gia vào hiệp hội cảm thấy bị thiệt thòi trên nhiều phương diện, từ đó khuyến khích họ tham gia. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần ban hành những quy chế về hoạt động của hiệp hội, nghiệp đoàn hay tổ chức nghề nghiệp làm chỗ dựa pháp lý cho việc thành lập những hiệp hội mới có lợi cho người lao động khu vực phi kết cấu nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích chính trị, kinh tế, xã hội quốc gia. Làm được điều này sẽ đưa dần một lực lượng lớn lao động khu vực phi kết cấu vào diện quản lý, từ đó tạo điệu kiện thuận lợi cho việc đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm lao động này.

3.3.2.4. Ban hành luật doanh nghiệp nhỏ đi đôi với những hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ phát triển

Đặc thù của khu vực kinh tế phi kết cấu là bao gồm những doanh nghiệp rất nhỏ, những hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ cá thể và những người lao động tự do. Do đặc điểm về sản xuất kinh doanh, về lao động, về trình độ học vấn...việc chấp hành những quy định của pháp luật là rất hạn chế. Để quản lý và tạo điều kiện cho việc phát triển khu vực phi kết cấu theo định hướng chung của nền kinh tế – xã hội, từ kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, việc ban hành Luật doanh nghiệp nhỏ là rất cần thiết. Luật này nhằm điều chỉnh những doanh nghiệp nhỏ và hộ sản xuất kinh doanh cá thể, khuyến khích họ đăng ký hoạt động và thực hiện các nghĩa vụ với chính quyền địa phương. Song song với những nghĩa vụ đó thì Nhà nước phải có những ưu tiên nhất định về chính sách thuế, quyền sử dụng đất, vốn, chuyển giao công nghệ. Chẳng hạn như miễn thuế trong nhiều năm, hỗ trợ cho thuê đất dài hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ về chuyên gia và chuyển giao công nghệ hiện đại... Khi họ đã đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương thì công tác đảm bảo an sinh xã hội sẽ rất thuận lợi, trật tự an toàn xã hội sẽ ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)