Quan điểm phát triển hệ thống an sinh xã hội Quốc gia

Một phần của tài liệu An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam (Trang 106)

Thứ nhất: Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội phải được coi là nội dung của sự phát triển kinh tế, là nhân tố đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững

Chính sách an sinh xã hội của một quốc gia đặt ra mục tiêu của hệ thống an sinh xã hội và định hướng cho các hoạt động của lĩnh vực này trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Để chính sách an sinh xã hội thực sự phát huy được tác dụng tích cực đòi hỏi trong khi xây dựng các chính sách này phải có sự phân tích cơ cấu kinh tế – xã hội hiện hữu, có sự xác định đúng đắn những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại và dự đoán được xu hướng vận động khách quan của nền kinh tế thế giới.

Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế bền vững luôn được đề cập trong các hội thảo khoa học và đó là mục tiêu, là xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới. Phát triển kinh tế bền vững là song song với quá trình tăng trưởng kinh tế về số lượng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của tăng trưởng, đó là sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Con người là trung tâm của sự phát triển, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội chính là vì mục tiêu phát triển con người, nhằm thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Có một số công trình nghiên cứu các nguồn gốc tăng trưởng kinh tế đã rút ra kết luận về các thông số: Yếu tố đầu tư vốn chỉ chiếm khoảng 1/6 toàn bộ mức tăng GNP, còn

các yếu tố về tiến bộ, an toàn xã hội đóng góp gần 1/2 mức tăng GNP. Như vậy xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội là cơ sở, là nhân tố đảm bảo cho phát triển kinh tế bền vững.

Thứ hai: Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội phải gắn với cơ chế, định chế kinh tế thị trường

Chúng ta đang xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường với những định chế mới. Đó là một xu thế khách quan đối với bất cứ quốc gia nào muốn hiện đại hoá nền kinh tế. Trong môi trường đó, các chính sách kinh tế – xã hội nói chung và hệ thống an sinh xã hội nói riêng cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường và bắt kịp với những biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế.

Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các chế độ an sinh xã hội được Nhà nước bao cấp hoàn toàn trong khi các đối tượng thụ hưởng không phải đóng góp bất cứ khoản nào. Tuy nhiên khi bước vào nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ đều được thể hiện thông qua quy luật cung – cầu thì việc xã hội hoá các hoạt động an sinh xã hội để huy động mọi nguồn lực nhằm đảm bảo an sinh xã hội sẽ là tất yếu.

Ngoài những chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước vẫn được bao cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước, hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã có những đổi mới, tuy nhiên sự trợ giúp từ ngân sách Nhà nước vẫn còn hiện hữu. Trước nhu cầu phát triển các quỹ đảm bảo an sinh xã hội, thì việc đổi mới cơ chế tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội là tất yếu, hơn nữa những quỹ an sinh xã hội mới sẽ được tạo lập như quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ phòng xa trung ương...để phù hợp với những biến đổi của nền kinh tế thị trường, nhằm đáp ứng tốt hơ n nhu cầu đảm bảo an sinh xã hội của người lao động trong thời kỳ mới.

Thứ ba: Phát triển hệ thống an sinh xã hội phải được coi là mục tiêu và nhiệm vụ của toàn xã hội

An sinh xã hội được coi là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững đó là mục tiêu hướng tới của mọi quốc gia. Tuy nhiên giải quyết những vấn đề an sinh xã hội không chỉ riêng Nhà nước với những chính sách tác động và sự hỗ trợ tài chính là đủ mà cần phải huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội để giải quyết các chương trình vì mục tiêu an sinh xã hội quốc gia. Mọi tổ chức cá nhân phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một hệ thống an

sinh xã hội rộng khắp và phát triển bền vững. Thông qua việc tự bảo vệ mình trước những rủi ro hoặc bằng những đóng góp về công sức, tiền bạc nhằm chia xẻ, hỗ trợ cho cộng đồng những người không may lâm vào cảnh yếu thế trong xã hội, giúp cho họ đạt được an sinh theo mức tối thiểu chung của xã hội. Đó là nhiệm vụ mọi tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)