tiếp cận ngay được với chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để vượt qua những rủi ro, thì chính sách việc làm và xoá đói giảm nghèo sẽ là giải pháp quan trọng giúp họ tự bảo vệ mình trước những “chấn động” nhằm đảm bảo an toàn cuộc sống.
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHU VỰC TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI KẾT CẤU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về an sinh xã hội. xã hội.
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội
Hệ thống an sinh xã hội bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó bảo hiểm xã hội vẫn là một trụ cột cơ bản trong việc đảm bảo an toàn cuộc sống người lao động. Trong suốt một thập kỷ qua, ngành bảo hiểm xã hội đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực thi một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước và đã thu được kết quả tốt. Bên cạnh đó cũng còn một số vấn đề tồn tại cần khắc phục. Trước sự biến đổi và phát triển của nền kinh tế – xã hội Việt nam, chính sách bảo hiểm xã hội cần phải tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với đặc điểm tình hình mới của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên, chúng ta cần phải gấp rút thực hiện một số công việc sau:
Thứ nhất: Ban hành Luật bảo hiểm xã hội
Tính cưỡng bức của luật sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các chủ sử dụng lao động không chịu đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cho đến nay, vẫn còn 3/4 doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã có ký hợp đồng với người lao động
từ 3 tháng trở lên không tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không có đủ chế tài để sử lý, dẫn đến tình trạng quỹ bảo hiểm xã hội thì thất thu, cuộc sống của người lao động không được đảm bảo. Tình trạng dây dưa, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội cũng xảy ra thường xuyên. Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết tốt hơn nếu có Luật bảo hiểm xã hội. Với những chế tài chặt chẽ, cùng sự tham gia của các cơ quan bảo vệ pháp luật, công tác thu, chi bảo hiểm xã hội sẽ đi vào nề nếp, người lao động cảm thấy yên tâm hơn khi được pháp luật bảo vệ, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ ngày càng lớn mạnh, góp phần đảm bảo an toàn cuộc sống người lao động.
Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế xây dựng, bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội
An toàn quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là vấn đề sống còn có ý nghĩa quan trong trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Ngay từ bây giờ, các ngành chức năng cần có những nghiên cứu, tính toán chi tiết để tham mưu giúp Chính phủ ban hành những cơ chế chính sách, trước tiên là bảo toàn và sau đó là phát triển quỹ bảo hiểm xã hội để đảm bảo đáp ứng tốt nhất quyền lợi của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đồng thời tiến tới Nhà nước sẽ không phải cấp ngân sách để chi trả trợ cấp cho những người đang thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Trước mắt Chính phủ cần cấp bù kinh phí của những người về trước năm 1995 không phải đóng bảo hiểm xã hội mà vẫn đang hưởng trợ cấp. Tiếp đó phải xây dựng được một khung pháp lý đầy đủ cho việc đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Chúng ta biết rằng, do đặc điểm của quỹ bảo hiểm xã hội, đó là luôn có quá trình chuyển giao thế hệ, người trẻ đóng bây giờ để chi trả trợ cấp cho những người đến tuổi nghỉ hưu. Quỹ bảo hiểm xã hội luôn được tồn tích một lượng tiền rất lớn, cho đến nay số tiền này lên đến 50.000 tỷ đồng. Nếu khoản tiền này được tham gia vào thị trường tài chính, hoặc đầu tư vào những dự án lớn của Chính phủ có lợi tức cao thì vừa làm gia tăng quỹ vừa mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Hiện tại, theo quy định của Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội chỉ được mua trái phiếu chính Phủ hoặc cho các ngân hàng thương mại vay để hưởng mức lãi suất theo quy định. Trong thời gian tới, Chính phủ cần mạnh dạn cho phép sử dụng quỹ này đầu tư vào những dự án lớn, trong điểm của Quốc gia với độ an toàn và lãi suất cao. Có thể phân cấp cho một số địa phương có số thu lớn và có thị trường tài chính phát triển năng động như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh
đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao nhằm mang lại sự phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội một cách bền vững.
Thứ ba: Kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội
Trước xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, hệ thống bảo hiểm xã hội cũng cần phải được cải cách để bắt nhịp với những đòi hỏi khách quan của đối tượng tham gia.
Bộ máy của ngành bảo hiểm xã hội cần phải được mở rộng từ 3 cấp hiện nay lên thành 4 cấp, tới tận các xã phường thị trấn. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định mục tiêu là bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động và thực hiện bảo hiểm y tế tới toàn dân vào năm 2010, vì thế nhiệm vụ của ngành bảo hiểm xã hội sẽ ngày càng nặng nề hơn. Khi mở rộng đối tượng tham gia thì vai trò của các cấp cơ sở - những người gần dân nhất - sẽ là rất quan trọng. Việc triển khai các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện nếu không có cấp cơ sở thì không thể thành công được. Do vậy, kiện toàn bộ máy bảo hiểm xã hội theo 4 cấp là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đội ngũ cán bộ ngành bảo hiểm xã hội cần phải nâng cao trình độ thêm một bước. Tác phong làm việc phải thay đổi theo hướng chuyển dần từ tác phong hành chính sang phục vụ, nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, phù hợp với cơ chế thị trường, làm cho người dân tin tưởng, đồng thời tăng tính hấp dẫn của chính sách bảo hiểm xã hội, dần dần trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của mỗi người dân.
Thứ tƣ: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
Đây là một nội dung rất quan trong trong quá trình thực thi các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Để chính sách đi vào cuộc sống thì mọi người dân phải hiểu biết về những nội dung cơ bản về chính sách đó, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sẽ giúp cho người dân tự nguyện chấp hành.
Do đặc điểm của lịch sử, các chế độ bảo hiểm xã hội của nước ta rất phức tạp, được quy định ở rất nhiều văn bản khác nhau. Có những chế độ hiện nay đang thực thi vẫn còn liên quan đến những văn bản đã ban hành từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Để mọi người dân hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội một cách rộng rãi thì công tác thông tin tuyên truyền phải làm thường xuyên. Có thể mở những chuyên mục tham gia dự thi, tìm hiểu về chính sách bảo hiểm xã hội trên
sóng phát thanh, truyền hình, báo viết để phổ cập càng nhiều thông tin càng tốt, nhất là các thông tin liên quan đến chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Các báo, tạp chí, tập san của ngành bảo hiểm xã hội phải được phát hành rộng rãi. Phát huy tính ưu việt của chính sách bảo hiểm xã hội thông qua việc đảm bảo tốt những quyền lợi của người lao động để chính họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực nhất cho ngành bảo hiểm xã hội Việt nam.
Nó tóm lại, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội là giải pháp rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống an sinh xã hội chính thức, đồng thời tăng tính hấp dẫn của các chế độ bảo hiểm xã hội, phục vụ cho việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tới với người lao động khu vực phi kết cấu, đảm bảo an toàn cuộc sống mọi người dân trong xã hội.
3.3.1.2.Nhà nước cần sớm thành lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Thất nghiệp là nguồn gốc của mất an toàn xã hội. Chính vì vậy, trong các chế độ an sinh xã hội theo quy định của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ quan trọng nhất được ILO khuyến cáo các quốc gia khi xây dựng hệ thống an sinh xã hội của mình cần phải có chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Trong những năm qua, thất nghiệp đối với Việt Nam luôn là vấn đề bức xúc. Bên cạnh những nỗ lực để giải quyết việc làm nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thì việc đảm bảo an toàn cuộc sống cho người lao động khi mất việc cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên do năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nước ta còn thấp, nếu thêm một khoản đóng góp nữa cho quỹ bảo hiểm thât nghiệp sẽ làm mất đi ưu thế cạnh tranh của một nền kinh tế còn rất non trẻ. Hơn nữa cũng còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Có nhà nghiên cứu nói rằng bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ của bảo hiểm xã hội, nên để ngành bảo hiểm xã hội quản lý và thực hiện công tác chi trả trợ cấp, nhưng có ý kiến cho rằng thất nghiệp đi đôi với giải quyết việc làm nên để cho Bộ lao động – thương binh và xã hội quản lý là hợp lý hơn. Cho đến nay vấn đề bảo hiểm thất nghiệp vẫn chỉ ở giai đoạn nghiên cứu. Nhà nước cần sớm ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt nam để thuận lợi cho việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Để tăng tính khả thi, trước mắt chỉ nên áp dụng cho lao động thuộc khu vực chính thức vì tính ràng buộc pháp lý cao hơn
các khu vực khác. Sau khi đạt kết quả tốt thì mới áp dụng cho khu vực phi kết cấu.
3.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách bảo trợ xã hội - Đối với chính sách ƣu đãi xã hội
Cải cách và hoàn thiện các chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội theo cơ chế hưởng thụ công bằng từ chi tiêu công một cách đồng bộ với chính sách cải tiến tiền lương. Xác định mặt bằng để trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với Cách mạng, Thương bệnh binh gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang để đảm bảo cho các gia đình chính sách có được cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân địa phương. Cải tiến các thủ tục trợ cấp cho thanh niên xung phong theo quyết định 104/TTg của Thủ Tướng Chính phủ, trợ cấp cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo quyết định 26/QĐ-TTg theo hướng đơn giản hoá, nhưng phải chính xác, công bằng.
- Đối với chính sách cứu trợ xã hội
Cần công khai hoá các khoản trợ giúp của Chính phủ và của cộng đồng đối với những người dân bị thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn... gây ra; nhằm đưa những khoản trợ cấp này tới tận tay người được hưởng, tránh thất thoát do phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục.
- Xã hội hoá các dịch vụ xã hội
Mở rộng diện tham gia của các cá nhân, tổ chức trong việc tạo các nguồn lực, để cung cấp các dịch vụ xã hội như: Y tế dự phòng; Kế hoạch hoá gia đình; nước sạch vệ sinh môi trường,
Tạo điều kiện cho tư nhân, các tổ chức phi chính phủ thành lập các trung tâm nuôi dưỡng, dạy nghề, sản xuất kinh doanh nhỏ nhằm tạo điều kiện cho nhóm những người tàn tật, người yếu thế trong xã hội có được một cuộc sống ổn định.